Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

VD1:

“Cây sen sống ở ao hồ, đầm. Đặc điểm: thân và rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. Lá to bản rộng màu xanh, có bông màu trắng hồng”.

 -> Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, sắc thái trung hòa, không biểu cảm.

VD2:

 “Trong đầm gì đẹp bằng sen

 Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng

 Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh

 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

 -> Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, sinh động, giàu sức biểu cảm.

 

pptx 31 trang ngocvu90 16120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, muôn phần”.đắng cay2. “Bây giờ mận mới hỏi đào đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thời đào xin thưa có lối nhưng chưa ai vào!”Vườn hồngVườn hồng3. “Trong đầm gì đẹp bằng sen lại chen nhụy vàng Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.Lá xanh bông trắngTiết: 84 Phong cách ngôn ngữnghệ thuậtI. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTVD1: “Cây sen sống ở ao hồ, đầm... Đặc điểm: thân và rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. Lá to bản rộng màu xanh, có bông màu trắng hồng”. -> Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, sắc thái trung hòa, không biểu cảm.VD2: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. -> Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, sinh động, giàu sức biểu cảm.Ngoài việc sử dụng trong văn bản nghệ thuật thì ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng ở đâu?►Phạm vi sử dụng:- Lời nói hàng ngày.- Các phong cách ngôn ngữ khác (văn bản chính luận).I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTHãy cho biết ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia làm mấy loại và đó là những loại nào?►Phân loại:- Ngôn ngữ thơ: Ca dao, hò, vè, các thể thơ...- Ngôn ngữ tự sự: Truyện, tùy bút, kí, phóng sự...- Ngôn ngữ sân khấu: Kịch, chèo, tuồng...I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTDựa vào đặc điểm nào để có thể phân loại như trên?- Ngôn ngữ thơ: giàu hình ảnh, nhạc điểm.- Ngôn ngữ tự sự: ngôn ngữ thường ngày, gần gũi, sử dụng biện pháp miêu tả, trần thuật.- Ngôn ngữ sân khấu: Cá thể hóa, nhân vật dùng lời nói, cử chỉ điệu bộ để thể hiện cá tính, tâm trạng của mình.I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTVí dụ 1: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) -> Bánh trôi nước trắng, tròn, lênh đênh trên mặt nước, hình dạng chiếc bánh trôi rắn hay nát đều do tay người nặn.I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTI. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTEm hãy cho biết chức năng đầu tiên của ngôn ngữ nghệ thuật?Chức năng thông tinHình tượng bánh trôi nước làm em liên tưởng đến hình ảnh nào?I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT►Hình ảnh bánh trôi: hình ảnh vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.Cảm thông, đồng cảm với những người phụ nữ trong xã hội phong cũ.I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTVí dụ 2: 	Nhân vật Chí Phèo: Từ anh nông dân lương thiện bị tha hóa, biến chất trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Tư tưởng tình cảm của em qua nhân vật Chí Phèo?Đồng cảm, nhận ra giá trị cuộc sống, nhận ra những điều tốt đẹp, hướng tới một lối sống tốt, sống có ích.I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTChức năng thẩm mĩ: Biểu hiện cái đẹp, khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc.Qua 2 ví dụ trên em hãy xác định chức năng thứ hai?I. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTEm hãy cho biết ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTĐặc trưngTính hình tượngTính truyền cảm Tính cá thể hóaII. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT1. Tính hình tượng VD1: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. (Viếng lăng bác – Viễn Phương)-> Hình ảnh: mặt trời, đỏ, dòng người, tràng hoa, bảy mươi chín mùa xuân.II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTEm hiểu thế nào là tính hình tượng nghệ thuật?Là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng... để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học nhân sinh nhất định.1. Tính hình tượng II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT1. Tính hình tượng Để tạo ra tính hình tượng, người viết phải làm gì?Sử dụng biện pháp: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránhII. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT1. Tính hình tượng VD2: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. (ca dao) -> Biện pháp: + So sánh: “như”. + Ẩn dụ: “tấm lụa với số phận của người phụ nữ”. -> Hình ảnh: tấm lụa đào.II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT1. Tính hình tượng Tính hình tượng tạo ra đặc điểm gì cho ngôn ngữ nghệ thuật?Làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa, tính đa nghĩa quan hệ mật thiết với tính hàm súc (lời ít ý nhiều).II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT2. Tính truyền cảm Ví Dụ: “Đau đớn thay thân phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)-> Tình cảm của tác giả: thông cảm, đồng cảm, xót xa, cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.-> Làm cho người đọc (nghe) cảm thông, đau buồn cho thân phận của người phụ nữ.II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT2. Tính truyền cảm Em hiểu tính truyền cảm là gì?Là ngôn ngữ tự nó bộc lộ tình cảm khiến cho người đọc, người nghe cũng vui,buồn, yêu thương hay căm giận cùng với người viết. -> Sự đồng cảm, tri âm.II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT3. Tính cá thể hóa VD1: Ngôn ngữ, giọng điệu của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Huyện Thanh Quan: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi” (Mời trầu - Hồ Xuân Hương) “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương” (Thăng Long thành hoài cổ - Huyện Thanh Quan)II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT3. Tính cá thể hóa Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của hai nhà thơ?HTQ: Sử dụng ngôn ngữ cổ kính, trang trọng: “tạo hóa”, “hí trường”, “tinh sương”.HXH: Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đời thường: “miếng trầu hôi”, “này”, “quệt”.II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT3. Tính cá thể hóa VD2: Cùng viết về đề tài tình yêu:Xuân Diệu: say đắm, mãnh liệt, cuồng nhiệt, háo hức như sợ tất cả sẽ tan biến mà mình chưa kịp hưởng thụ. “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!” (Tương tư chiều)Xuân Quỳnh: tình yêu đầy nữ tính, dung dị, đằm thắm. “Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào” (Thuyền và biển)II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT3. Tính cá thể hóa Em hiểu thế nào là tính cá thể hóa? Tính cá thể hóa được biểu hiện ở đâu?Là khả năng sáng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn không dễ bị bắt chước.Thể hiện trong lời nói của từng nhân vật, trong diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Chức năng thông tin Chức năng thẩm mĩTính hình tượngTính truyền cảmTính cá thể hóaIII. LUYỆN TẬPBT1: -> Phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, ...VD: Ẩn dụ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)Mặt trời (1): mặt trời thiên nhiên.Mặt trời (2): Bác Hồ: công lao của Bác vô cùng lớn lao với đất nước và nhân dân.III. LUYỆN TẬPBT2: Tính hình tượng là phong cách tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì:Là phương tiện tái hiện cuộc sống thông qua chủ thể sáng tạo.Sự thu hút đầu tiên đối với người đọc. Là mục đích hướng tới của sáng tạo nghệ thuật. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_tiet_84_phong_cach_ngon_ngu_nghe_thuat.pptx