Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 73, 74, 75: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả và dịch giả
a. Tác giả Đặng Trần Côn (?)
b. Dịch giả
- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748)
- Phan Huy Ích (1750- 1822)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 73, 74, 75: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 73 – 74 – 75 TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ - TRÍCH CHINH PHỤ NGÂM( ĐẶNG TRẦN CÔN – ĐOÀN THỊ DIỄM )I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả và dịch giảa. Tác giả Đặng Trần Côn (?)b. Dịch giả- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748)- Phan Huy Ích (1750- 1822)2. Tác phẩm Chinh phụ ngâmHoàn cảnh ra đời- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành. Triều đình cất quân đánh dẹp.→ Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”3.Đoạn trích- Vị trí: Từ câu 193- 216.- Bố cục:+ 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ và nỗi sầu muộn triền miên.+ 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.II. ĐỌC – HIỂU1. 16 câu đầu: Tình cảm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.a. Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị.- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.- “Rủ thác đòi phen”: Vào trong phòng cuốn rèm, buông rèm→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người chinh phụ- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của không gian mà còn cho thấy nỗi trống vắng trong lòng người người chinh phụb. Thao thức ngóng trông tin chồng- Ban ngày: + Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành. + Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vô âm tín.- Ban đêm: + Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san xẻ nỗi lòng cùng nàng.+ hình ảnh so sánh hoa đèn và bóng ngườic. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.- “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả- Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với cuộc sống yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách nói tả cảnh để ngụ tình.d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.- “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man không dứt.Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy cho thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụBÀI VIẾT SỐ 5: VĂN THUYẾT MINHĐỀ: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn để giới thiệu về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.( ĐỀ MỞ ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU )2. Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.a. Ước muốn của người chinh phụ.- “Gió đông”: Gió mùa xuân mang theo hơi ấm và sự sống- “Non Yên”: Điển tích chỉ nơi biên ải xa xôi- “Nghìn vàng”: Hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng của người chinh phụ (buồn tủi, cô đơn, lo lắng, trống vắng, hi vọng rồi lại thất vọng)→ Với các hình ảnh ẩn dụ và điển tích đã cho thấy ước muốn của người chinh phụ gửi gắm niềm hi vọng, thương nhớ vào ngọn gió xuân mang đến nơi chiến trường xa xôi để người chinh phu thấu hiểu và trở về cùng nàng.b. Nỗi nhớ của người chinh phụ- Thủ pháp điệp liên hoàn “Non yên – non yên, trời – trời”: Nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, trắc trở không gì có thể khỏa lấp, đồng thời cực tả nỗi nhớ vời vợi , đau đáu trong lòng người chinh phụ- Từ láy “thăm thẳm, đau đáu”: Cực tả cung bậc của nỗi nhớ, thẳm thẳm là nỗi nhớ sâu, dai dẳng, triền miên, đáu đáu là nỗi nhớ gắn với nỗi đau, nỗi sầu.→ Câu thơ ghi lại một cách tinh tế, cảm động sắc thái nỗi nhớ, nỗi nhớ mỗi lúc một tăng tiến, dồn nén trở thành nổi đau xót xa.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_10_tiet_73_74_75_tinh_canh_le_loi_cua_nguo.pptx