Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 43: Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 43: Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

•Cuộc đời:

 - Lí Bạch (701-762), tự Thái Bạch.

 - Quê: tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

 - Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.

- Tính cách: khoáng đạt, thơ hay nói về cõi tiên nên được mệnh danh là “Thi tiên”.

 

pptx 31 trang ngocvu90 15850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 43: Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG ANTRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌBÀI GIẢNG E-LEARNINGMÔN NGỮ VĂNLỚP 10 – NĂM HỌC: 2020 – 2021TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNGGiáo viên thực hiện: Tổ Ngữ văn Mời các em nghe bài hát!Lời bài hát thể hiện tình cảm nào?A. Tình Thầy tròB. Tình bạnD. Tình anh emC. Tình yêuTẠI LẦU HOÀNG HẠCTIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)-- Lí Bạch--Tuần: 15Tiết : 43Cuộc đời: - Lí Bạch (701-762), tự Thái Bạch. - Quê: tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. - Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.- Tính cách: khoáng đạt, thơ hay nói về cõi tiên nên được mệnh danh là “Thi tiên”.I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giảb. Sự nghiệp sáng tác: - Nội dung: thơ lí Bạch rất phong phú với nhiều chủ đề. - Để lại trên 1000 bài thơ. - Phong cách thơ hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. - Đặc trưng: thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.2. Tác phẩm:Hoàn cảnh sáng tác Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên từ lầu Hoàng Hạc đi Quảng Lăng2. Tác phẩm:b. Nhan đề: - Địa danh lầu Hoàng Hac: + Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. + Danh lam thắng cảnh nổi tiếng. + Truyền thuyết Phí Văn Vi cỡi hạc vàng bay về trời.Các em nhấp vào hình nghe bài hát2. Tác phẩm: b. Nhan đề: - Địa danh lầu Hoàng Hạc. - Mạnh Hạo Nhiên (689-740) + Nhà thơ lớn đời Đường. + Người bạn văn chương thân thiết của Lí Bạch. Dịch nghĩa	Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây,	Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.	Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc,	Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.Dịch thơBạn từ lầu Hạc lên đường,Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.Bóng buồm đã khuất bầu không,Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG - Lí Bạch - Phiên âm	Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,	Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.	Cô phàm viễn ảnh bích không tận	Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. c. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.d. Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn biệt. + Hai câu cuối: Tâm trạng của người đưa tiễn.2. Tác phẩm故 人 西 辭 黃 鶴 樓 煙 花 三 月 下 陽 州 孤 帆 遠 影 碧 空 盡 惟 見 長 江 天 際 流 Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâuYên hoa tam nguyệt há Dương ChâuCô phàm viễn ảnh bích không tậnDuy kiến Trường Giang thiên tuế lưu黃 鶴 樓 送 孟 浩 然 之 廣 陵HOÀNG HẠC LÂUTỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNGII. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1. Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn biệtCố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.Bạn từ lầu Hạc lên đường,Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.Đối tượng đưa tiễn “Cố nhân” (bạn cũ): tình bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, gắn bó dài lâu.NƠI TIỄN DƯƠNG CHÂUSÔNG TRƯỜNG GIANGLẦU HOÀNG HẠC NƠI ĐẾN Không gian tiễn biệtKhông gian rộng lớn, khoáng đạt, mĩ lệ- Thời gian “tháng ba mùa hoa khói”: + Khung cảnh mùa xuân thơ mộng, mùa tao nhân mặc khách tương ngộ + Thời gian Lí Bạch đưa tiễn Mạnh Hạo Nhiên.  Khoảng thời gian đẹp nhất trong năm.Tứ thú (Bốn điều thú vị)Mĩ cảnh(Cảnh đẹp) Giai thì(Thời tiết đẹp)Thắng sự(việc hay) Lương bằng (bạn hiền) Người đi và kẻ ở gắn với hai trạng thái đối lập: + Người đi: đi đến chốn phồn hoa. + Người ở: lẻ loi, ngậm ngùi, tiếc nuối. Nhà thơ mượn cảnh để ngụ tình, tái hiện khung cảnh thần tiên của buổi chia tay nhưng cảnh càng đẹp thì lòng người càng buồn, nỗi thương nhớ càng trở nên da diết.2. Hai câu cuối: Tâm trạng của người đưa tiễn Cô phàm viễn ảnh bích không tận,Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.Bóng buồm đã khuất bầu không,Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.CôphàmCánh buồm cô đơnHình bóng bạn là tiêu điểm duy nhấtviễn ảnhbích không tậnBóng xakhoảng không xanh biếc- Sự dịch chuyển chầm chậm, xa mờ dần Cái nhìn dõi theo đau đáu Tình cảm chân thành, tha thiết Bóng buồm đã khuất bầu khôngTiêu điểm mờ dần- “Cô phàm”: hình ảnh con thuyền lẻ loi, cô độc của bạn.- Con thuyền dịch chuyển từ “viễn ảnh”(xa dần) đến “bích không tận” (mất hút vào khoảng không xanh biết): cái nhìn chăm chú, đau đáu của người ở lại.- Nghệ thuật đối lập tương phản: cô phàm: cái hữu hạn, nhỏ bé > Câu thơ gợi cảm giác hụt hẫng, trống vắng, nuối tiếc, ngậm ngùi trong cảnh li tán. Tâm trạng cô đơn, lẻ loi đến rợn ngợp của nhà thơ.2. Hai câu cuối: Tâm trạng của người đưa tiễn - Hình ảnh dòng Trường Giang chảy vào cõi trời:+ Hình ảnh tưởng tượng bay bổng, lãng mạn.+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ → đem đến cảm giác choáng ngợp, con người càng thêm nhỏ bé, cô đơn.+ Trước mắt nhà thơ, dòng Trường Giang như cao dần lên, hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước không gian vô tận đã che khuất người bạn tri âm => Nỗi cô đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm. Tình bạn chân thành, thắm thiết. 1. Nội dung: Bài thơ cho ta thấy một tình bạn đẹp chân thành, tha thiết. Một Lí Bạch đằm thắm, ân tình.2. Nghệ thuật: 	- Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.	- Tình hoà trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự, và miêu tả. III. TỔNG KẾT Một số bản dịch thơ khác:Bản dịch 1:Bạn từ lầu Hạc ra điDương Châu hoa khói giữa kì tháng ba	Trời xanh tít cánh buồm xa Dòng Trường Giang chảy ngang qua bầu trời Nhữ ThànhBản dịch 2:Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng	Cánh buồm đơn bóng khuất trôngXanh xanh chỉ thấy dòng sông bên trời.Bản dịch 3:Từ lầu Hoàng Hạc phía TâyBạn xưa từ giã trời mây quê nhàGiữa mùa hoa khói bao la Dương Châu xuôi mái, tháng ba theo về Chân trời xanh biếc pha lê Cánh buồm đơn bóng khuất về nẻo xaChỉ còn riêng lại mình ta Với dòng sông thẳm vắt qua lưng trời.Hà Bích Thuỷ - trường PTTH Ngô Quyền - Hải Phòng. 1. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” được viết theo thể thơ gì?Thất ngôn bát cú Đường luật.Thất ngôn tứ tuyệt.Ngũ ngôn. Lục bát.b 2. Bút pháp nghệ thuật nào là chủ yếu trong bài thơ? a. Tả cảnh ngụ tình. b. Tả cảnh. c. Tả tình. d. Lấy điểm tả diệna 3. Cuộc chia tay của Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên diễn ra vào khoảng thời gian nào? a. Mùa hạ. b. Mùa thu. c. Mùa đông. d. Mùa xuân.d 4. Những hình ảnh nào sau đây bộc lộ rõ nét nhất tâm trạng của Lý Bạch? a. Cố nhân. b. Cô phàm. c. Duy kiến. d. Hoàng Hạc.bDẶN DÒHọc bài.Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống hôm nay.CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI HỌC!CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_tai_lau_hoang_hac_tien_manh_hao_nhien_d.pptx