Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Ra-Ma buộc tội (trích Sử thi Ramayana)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Ra-Ma buộc tội (trích Sử thi Ramayana)

1. NỘI DUNG

 + Chấp nhận theo chồng đày ải nơi núi rừng suốt 14 năm ròng

 + Quyết vẫn giữ sự trinh tiết của mình dù đã có thời gian bị quỷ vương Ra-va-na bắt đi, vẫn một lòng chung thủy với chồng.

 + Tự thanh minh cho bản thân khi bị Ra-ma buộc tội đã không giữ trinh tiết

 + Không thể dùng lời lẽ để minh oan cho bản thân nên Sita chọn cái chết và nhờ thần lửaà Thần lửa như một biểu tượng văn hóa giúp thanh gột tội lỗi, chứng minh cho sự trong trắng của nàng.

 + Những lời hờn dỗi, trách móc của Xi-ta khi bị Ra-ma nghi ngờ về trinh tiết chứng giám cho sự trong trắng của mìnhà Lấy thân phận cao quý để chứng minh cho tình yêu chung thủy.

 

pptx 20 trang ngocvu90 3420
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Ra-Ma buộc tội (trích Sử thi Ramayana)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TEAM XANH LAMĐỌC VĂNRA-MA BUỘC TÔI( Trích sư thi Ramayana)TÀI LIỆU THAM KHẢOSách “Chuẩn kiến thức Ngữ văn lớp 10Trang web Thuviengiaoan.comGiáo án giáo viên phổ thôngNHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRÍCH NỘI DUNGNGHỆ THUẬT1. NỘI DUNGCa ngợi phẩm chất người anh hùng lý tưởng Ra-ma+ Là người anh hùng nửa trần tục, nửa thần linh, một nhân vật lý tưởng mang kiểu cách của đạo Hinđu, đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân,một anh hùng, đem lại hạnh phúc cho xã hội và nhân dân. + Dũng cảm chống lại sự lăng nhục của kẻ thù + Mặc dù rất yêu Xi-ta nhưng vì bảo vệ danh tiếng của bản thân và dòng tộc, buộc Ra-ma phải buộc tội Xi-ta không chung thủy. + Rama có ngoại hình miêu tả phù hợp với tiêu chí thời đại , 1 hoàng tử tuấn tú và sức khỏe phi thường , chàng giống như 1 vị thần cõi trần gian.. + Rama khẳng định chiến thắng và tài năng của mình. Rama bộc lộ rõ lý tưởng chiến đấu, sức mạnh của cả cộng đồng.Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ lí tưởng Xi-ta + Chấp nhận theo chồng đày ải nơi núi rừng suốt 14 năm ròng + Quyết vẫn giữ sự trinh tiết của mình dù đã có thời gian bị quỷ vương Ra-va-na bắt đi, vẫn một lòng chung thủy với chồng. + Tự thanh minh cho bản thân khi bị Ra-ma buộc tội đã không giữ trinh tiết + Không thể dùng lời lẽ để minh oan cho bản thân nên Sita chọn cái chết và nhờ thần lửa Thần lửa như một biểu tượng văn hóa giúp thanh gột tội lỗi, chứng minh cho sự trong trắng của nàng. + Những lời hờn dỗi, trách móc của Xi-ta khi bị Ra-ma nghi ngờ về trinh tiết chứng giám cho sự trong trắng của mình Lấy thân phận cao quý để chứng minh cho tình yêu chung thủy.Hành trình đi tìm Sita → nhân vật sử thi Ấn Độ,họ trọng danh dự của mình hơn là tình cảm cá nhân.Và trong sử thi chiến tranh bắt buộc xảy ra nhưng không miêu tả chi tiết về chiến tranh mà miêu tả vã cung đột giữa cái thiện và cái ác,giữa đạo lí và phi đạo lí.2. NGHỆ THUẬT - Trong sử thi Ramayana, nhân vật anh hùng lại có được vẻ ngoài thánh thiện do các biện pháp kỹ thuật sử thi được sử dụng trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với những yếu tố tôn giáo. Hoàng tử Rama trong tác phẩm có “đôi mắt sáng như mặt trời và mặt trăng, có đôi tai nghe thấu nhạc của trời đất, chàng là kẻ thù của mọi sự ghen tuông hờn giận và tội ác tàn bạo”- Chuẩn mực vẻ đẹp bề ngoài của người anh hùng không ở vấn đề toàn thiện, toàn mỹ mà vẻ đẹp đó phải phù hợp với khí phách hào hùng, với nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng dân tộc. Đó cũng là một kiểu dáng vóc sử thi.- Trong sử thi Ramayana, nhân vật Rama được xây dựng là người anh hùng lý tưởng “toàn thiện toàn mỹ”. Rama được đặt trong mối quan hệ, xung đột với các nhân vật khác để người anh hùng bộc lộ những tài năng, đức hạnh của mình. Người anh hùng Rama trong sử thi Ramayana được xây dựng không chỉ đẹp về hình thức mà tài năng và đức hạnh của chàng cũng rực rỡ như các vì sao trên bầu trời.- Ngôn ngữ: trang trọng, phong phú, biểu cảm. + Xưng hô: Ta – phu nhân, cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách. + Gọi Xita bằng lời lẽ không bình thường: “Hỡi phu nhân cao quý” Ngôn ngữ thiếu sự âu yếm chân thành mà lạnh lùng kênh kiệu. + Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì Xita mà vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó bằng nhân phẩm của ta ”- Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, hành động, cử chỉ: + Ra-ma: Một tâm lí phức tạp, giằng xé trong con người Ra-ma: một mặt là anh hùng, thủ lĩnh cao thượng; còn lại là một con người tầm thường, mềm yếu; lựa chọn giữa tình cảm cá nhân và cộng đồng. +Xi-ta: Hành động tự thiêu của Xi-ta- Xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn, kịch tính- Đoạn trích giàu yếu tố sử thi: Hoàng tử Ra-ma đem hết sức mạnh và tài năng để chiến đấu với quỷ vương Ra-va-na để giành lại người vợ yêu quý, nhưng chàng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Nàng Xi-ta xinh đẹp, trong trắng cũng là hình ảnh của một người phụ nữ lí tưởng. Nàng đã can đảm bước vào lửa để chứngI. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thứcNội dung+ Hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về mẫu người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng qua nhân vật Ra-ma và Xi-ta+ Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu. Nghệ thuật: Nắm được đặc sắc cơ bản của của nghệ thuật sử thi Ấn Độ:+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí, qua đó có tác dụng khắc hoạ tính cách nhân vật của tác giả thể hiện rõ nhất ở hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, đặc biệt là Ra-ma. Trạng thái tâm lí của hình tượng nhân vật Ra-ma được miêu tả nổi bật qua xung đột trong ý thức của nhân vật này. Khi đã chiến thắng, giải quyết được xung đột cộng đồng, cũng là lúc Ra-ma phải đối diện với xung đột trong đời sống riêng tư. Cơn ghen tuông, mối nghi ngờ về đức hạnh, phẩm tiết của Xi-ta là đỉnh điểm của mối xung đột giữa danh dự, vinh quang, bổn phận anh hùng với tình yêu. Sự lựa chọn của Ra-ma là sự lựa chọn sử thi, diễn biến trong tâm lí của chàng phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ về người anh hùng. + Xung đột tâm lí của Ra-ma và Xi-ta trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm trạng hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại. Điểm đỉnh của xung đột là cảnh Xi-ta nhảy vào lửa, mâu thuẫn được cởi nút. Tính cách của Ra-ma và Xi-ta ở đây cũng được khẳng định nhất quán. + Giọng đọc và kể khẳng khái thể hiện ý thức về sức mạnh và danh dự của Ra-ma ; giọng trầm thể hiện diễn biến tâm trạng của Xi-ta từ tin yêu đến bối rối, đau khổ và tuyệt vọng.2. Kỹ năng- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại sử thi.- Phân tích tâm lý, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật qua đối thoại.3. Thái độ- Hiểu được tinh thần của sử thi.-Bồi dưỡng ý thức, tinh thần, tình yêu thương chung thủy trong tình yêu và thái độ sống có trách nhiệm.Năng lực tự họcNăng lực giải quyết vấn đềNăng lực thẩm mỹNăng lực phân tích – tổng hợpNăng lực giao tiếp4. Định hướng phát triển năng lựcĐọc diễn cảmPhân tíchNêu vấn đềThảo luậnBình giảng, diễn giảng. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCIII. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Hoạt động tự học Trước khi lên lớp- Soạn phần hướng dẫn học bài SGK/59,60.- Tìm hiểu vài nét về đặc trưng của sử thi Ấn Độ.- Giải thích khái niệm “dharma” trong đạo Bà-la-môn cũng như ảnh hưởng của nó trong sử thi Ấn Độ.- Tìm hiểu quan niệm về con người lý tưởng của người dân Ấn Độ- Đọc và tóm tắt đoạn trích “Ra-ma buộc tội”.* Sau khi lên lớp- Sân khấu hóa đoạn trích “Ra-ma buộc tội”.- So sánh sử thi Đăm Săn và sử thi Ra-ma-ya-na* Đề xuất hình thức kiểm tra:Kiểm tra vở soạnKiểm tra giấy vào cuối tiếtỞ những câu hỏi đã cho chuẩn bị sẵn, GV có thể gọi bất kỳ HS trả lời mà kkhoong cần đợi HS xung phong.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNGHoạt động 1: HDHS tìm hiểu tiểu dẫnGV phát vấn: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu vài nét về quá trình hình thành sử thi Ra-ma-ya-na ?GV phát vấn: Dưa vào kiến thức và sự chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của sử thi Ấn Độ? (Kiểm tra Btap tự học)GV phát vấn: Em hãy cho biết đoạn trích Ra-ma-buộc tội nằm ở vị trí nào của sử thi Ra-ma-ya-na?GV phát vấn: Dựa vào đoạn trích và sự chuẩn bị bài ở nhà, em sẽ chia bố cục đoạn trích thành mấy phần? Đó là những phần nào?Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu đoạn trích Thao tác 1: HDHS đọc văn bảnGV phát vấn: Theo em trong đoạn trích này có những sự kiện (chi tiết) nổi bật nào?Thao tác 2: HDHS tìm hiểu hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-taGV phát vấn: Sau chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy đã có tác động thế nào đến tâm trạng, hành động của 2 nhân vật?Thao tác 2: HDHS tìm hiểu hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-taGV phát vấn: Sau khi giao chiến với quỷ vương Ra-va-na, Ra-ma đã tuyên bố những gì? Theo em, động cơ nào khiến chàng quyết định giao tranh với quỷ vương?GV phát vấn: Em có nhận xét gì về hành động này của Ra-ma? Điều đó thấy được tính chất nào của sử thi Ấn Độ?GV phát vấn: Theo em vì sao Ra-ma vẫn ruồng bỏ Xi-ta? Ra-ma đã nói với Xi-ta bằng ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào? GV phát vấn: Em hãy cho biết Ra-ma có thật sự lạnh lùng và ruồng bỏ Xi-ta hay không? Hành động và lời lẽ của chàng có đối lập với suy nghĩ của chàng không? GV phát vấn: Từ những chi tiết đặc sắc trên, em có nhận xét gì về con người của Ra-ma? Thao tác 3: HDHS tìm hiểu diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật Xi-ta qua chi tiết đặc sắc và cuộc đối thoại với Ra-maGV phát vấn: Xi-ta đang ở trong hoàn cảnh như thế nào? Trước những lời lẽ buộc tội của Ra-ma, Xi-ta đã thể hiện tâm trạng gì?GV phát vấn: Để chứng minh lòng chung thủy và danh dự của mình, Xi-ta đã có hành động gì? Hành động ấy cho thấy điều gì ở Xi-ta?Gv phát vấn: Theo em hành động bước vào lửa tự thiêu của Xi-ta có ý nghĩa như thế nào? Hình ảnh thần lửa Anhi xuất hiện ở cuối đoạn trích có gì đặc biệt?Hoạt động 2: Hoạt động tổng kếtGV phát vấn: Em hãy khái quát lại giá trị nội dung của đoạn trích?GV phát vấn: Em hãy khái quát giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Ra-ma buộc tội”?3. Củng cố: So sánh sử thi Đăm Săn và sử thi Ra-ma-ya-na4. Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_doc_van_ra_ma_buoc_toi_trich_su_thi_ram.pptx