Bài giảng Ngữ văn 10 - Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Trãi
1380 – 1442
- Hiệu Ức Trai, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc,
- Cuộc đời chịu nhiều oan khuất nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn TrãiCảnh ngày hèPhân môn: Đọc - hiểu văn bảnI. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả: Nguyễn Trãi 1380 – 1442- Hiệu Ức Trai, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, - Cuộc đời chịu nhiều oan khuất nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.cùng Lê Lợi tham gia đánh giặc2. Tập thơ “Quốc âm thi tập”:- Là tập thơ Nôm sớm nhất, gồm 254 bài.- Gồm có 4 phần:+ Vô đề (không có tựa đề)+ Môn thì lệnh (thời tiết)+ Môn hoa mộc (cây cỏ)+ Môn cầm thú (thú vật)3. Bài thơ “Cảnh ngày hè”: Trích trong mục “Bảo kính cảnh giới”, thuộc phần “Vô đề” Bài thơ số 43.Cảnh ngày hèRồi hóng mát thuở ngày trường,Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Lao xao chợ cá làng ngư phủ,Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương.- Bố cục: 2 phần:+ P1: 6 câu đầu: Vẻ đẹp bức tranh ngày hè+ P2: 2 câu cuối: Niềm tha thiết lớn với đờiII. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNVẻ đẹp bức tranh ngày hè:- Phong thái ung dung tự tại của thi nhân được giới thiệu trong câu thơ mở đầu:Rồi hóng mát thuở ngày trường“Rồi”: rảnh rỗi “Ngày trường”: ngày dàiNhịp thơ bất thường: 1/2/3, giọng điệu chậm rãi, thong thả kết hợp với từ “rồi”nhấn mạnh thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái của nhà thơ. Hoàn cảnh lí tưởng để thượng ngoạn cảnh, thả hồn với thiên nhiên. Đây là giây phút hiếm hoi vì Nguyễn Trãi là người “tâm không nhàn”.//b) Bức tranh ngày hè:THẢO LUẬN NHÓM - 3 phútNhóm 1 + 2Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống mùa hè về hình ảnh, màu sắc, trạng thái và cho biết qua đó thể hiện đặc điểm gì của cảnh vật?Nhóm 3 + 4Tìm những chi tiết miêu tả hương thơm, âm thanh của cảnh vật ngày hè? Nhận xét về đặc điểm của bức tranh qua các phương diện đó?- Bức tranh cuối hè sinh động, tràn trề nhựa sống được đặc tả trong những câu thơ tiếp theo: + Màu sắc: màu xanh của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng của nắng chiều trải lên vạn vật. Bức tranh ngày hè tươi tắn, đủ màu sắcCây hòe và hoa hòeHoa lựuHoa sen- Trạng thái sự vật:+ Đùn đùn + Giương + Phun, tiễn Động từ mạnh diễn tả sự căng tràn nhựa sống của cảnh vật. Có thể thấy tuy là buổi chiều nhưng sự sống vẫn cứ ứa căng, tràn đầy. Có một cái gì đó thôi thúc từ bên trong, không kìm lại được, phải giương lên, phải đùn ra hết lớp này đến lớp khác+ Cảnh vật cuối hè được miêu tả với hình ảnh đặc trưng: sen đã tàn, đã hết mùi hương. Cách ngắt nhịp 3/4 gây ấn tượng và sự chú ý cho người đọc làm nổi bật cảnh vật chiều hè. So sánh với câu thơ tả cảnh đêm hè của Nguyễn Du trong Truyện Kiều mới thấy được sự khác nhau giữa hai tài hoa nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Du viết: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” là thiên về màu sắc thì câu thơ tả cảnh sen hồng, hòe xanh của Nguyễn Trãi lại thiên về sức sống của cảnh vật thiên nhiên.+ Âm thanh: Bức tranh hè trở nên sôi động hơn khi xuất hiện những âm thanh quen thuộc. Tiếng chợ cá “lao xao” kết hợp với tiếng ve inh ỏi tạo thành bản hòa ca mùa hạ náo nhiệt, tưng bừng. Bức tranh ngày hè rực rỡ, sinh động, tràn đầy sức sống, hài hòa màu sắc, âm thanh, đường nét, có sự gắn bó giữa con người và cảnh vật.- Có thể thấy thi nhân cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng chứng tỏ sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ với cảnh vật* Tiểu kết: Qua 6 câu đầu ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết.2. Niềm tha thiết lớn với đời:- Sử dụng điển cố: nhà thơ muốn mượn cây đàn của vua Ngu Thuấn gảy khúc Nam Phong khát khao mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi nơi. Khát vọng cao đẹp thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi“Dân giàu đủ khắp đòi phương”- Câu cuối 6 chữ ngắn gọn (nhịp 3/3) sự dồn nén cảm xúc của cả bài khát vọng mong mỏi da diết về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc./ Tấm lòng yêu nước tha thiết. Đây cũng là nỗi trăn trở và mục đích lớn nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi.III. TỔNG KẾT Về nghệ thuật: + Đặc sắc nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Trãi: thất ngôn xen lục ngôn. + Sử dụng ngôn từ giản dị, sử dụng từ Hán kết hợp điển cố.+Sử dụng từ láy độc đáo. Về nội dung: vẻ đẹp bức tranh ngày hè và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi. Bài thơ chất chứa nhiều tâm trạng: vui vẻ, an nhàn, chan hòa với cuộc sống nhưng cũng day dứt vì không thể giúp dân, giúp nước, chỉ biết gửi gắm mong muốn cho nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc.* Ghi nhớ: SGK/119Dặn dòChuẩn bị bài mới: Bài “Tóm tắt văn bản tự sự”Xin cảm ơnthầy cô và các emđã chú ý lắng nghe!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_10_canh_ngay_he_nguyen_trai.pptx