Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 5: Khái niệm văn minh - Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - Trung đại - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Đông Tiền Hải

Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 5: Khái niệm văn minh - Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - Trung đại - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Đông Tiền Hải

Nó minh chứng cho sự vĩ đại của một nền văn minh độc đáo trải dài lịch sử.

Khơi dậy niềm tự hào về lịch sử đất nước trong mỗi người dân Ai Cập

Đây là cách để họ thêm gắn bó với quá khứ.

 

pptx 115 trang Phan Thành 05/07/2023 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 5: Khái niệm văn minh - Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - Trung đại - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Đông Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY! 
KHỞI ĐỘNG 
KHỞI ĐỘNG 
Vì sao những thành tựu văn minh đã hơn 5 000 năm vẫn được nhân loại trân trọng và tôn vinh trong cuộc sống hiện tại ? 
Câu trả lời 
N ó minh chứng cho sự vĩ đại của một nền văn minh độc đáo trải dài lịch sử . 
K hơi dậy niềm tự hào về lịch sử đất nước trong mỗi người dân Ai Cập 
Đ ây là cách để họ thêm gắn bó với quá khứ. 
CHỦ ĐỀ 3: 
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI 
BÀI 5: 
KHÁI NIỆM VĂN MINH – MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. Khái niệm văn minh. Khái quát lịch sử văn minh thời kì cổ - trung đại 
II. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại 
1. Khái niệm văn minh 
2. Tìm hiểu khái quát tiến trình lịch sử các nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại 
1. Văn minh Ai Cập cổ đại 
2. Văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại 
3. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại 
PHẦN 1 
KHÁI NIỆM VĂN MINH. 
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VĂN MINH THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI 
1. Khái niệm văn minh 
1. Tại sao chúng ta cần nghiên cứu về các n ề n văn m i nh thế giới thời kì cổ - trung đại? 
2. Những thành tựu và giá trị của văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại có ý nghĩa gì đối với thế giới hiện tại? 
3. Những kiến thức lịch sử thế giới thời kì cổ - trung đại có t ầ m quan trọng như thế nào để chúng ta hiểu biết về bản thân và lịch sử của dân tộc mình? 
THẢO LUẬN NHÓM 
Nhiệm vụ : Đ ọc nội dung thông tin mục 1, đọc Tư liệu 1, mục SGK tr.33, 34 và trả lời câu hỏi: 
Em hãy giải thích về khái niệm văn hóa, văn minh? 
Tư liệu 1: 
Định nghĩa văn hóa được sử dụng phổ biến 
Định nghĩa chỉ ra những thành tố vật chất và tinh thần của văn hoá. 
Định nghĩa cho rằng: văn hoá tạo ra tính cách, bản sắc của một nhóm, một cộng đồng người hoặc dân tộc. 
C húng ta có thể phân biệt các nhóm người, các cộng đồng người, các dân tộc thông qua bản sắc văn hoá của họ. 
Nền văn minh Maya (1000 TCN – 1521 SCN) 
Nền văn minh Inca (1200 - 1532) 
Văn minh 
L à sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người . 
L à trạng thái phát triển cao của văn hoá, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man. 
Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại 
Kim tự tháp Ai Cập 
Văn hóa 
L à tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. 
Văn hoá tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội. 
Văn minh nông nghiệp 
Văn minh hậu công nghiệp 
Văn minh công nghiệp 
Em có biết? 
Ph.Ăng-ghen 
Lịch sử loài người 
Thời kỳ mông muội 
Thời kỳ dã man 
Thời kỳ văn minh 
3000 năm TCN 
THẢO LUẬN NHÓM 
Dựa vào những kiến thức đã học kết hợp đọc mục Em có biết , em hãy nêu: 
K hái niệm văn minh, văn hóa giống nhau và kh ác nhau như thế nào? 
Nêu một ví dụ để chứng minh. 
Áo dài Việt Nam 
Thành Babylon 
Sự giống và khác nhau của khái niệm văn minh, văn hóa 
Văn minh 
Văn hóa 
Giống nhau 
Là những sáng tạo về vật chất và tinh thần của con người trong quá trình lịch sử để tồn tại và phục vụ cuộc sống của mình. 
Con người sáng tạo ra văn hoá, văn minh trong mối liên hệ với môi trường sống của mình. 
Khác nhau 
Văn minh là trạng thái phát triển cao của văn hoá 
Văn hoá ra đời cùng với nhân loại. 
Văn hoá sau một thời gian phát triển lâu dài mới sản sinh ra văn minh. 
2. Khái quát tiến trình lịch sử các nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại 
Các em hãy đọc mục 2 - SGK tr.34, 35 và Bảng khái quát một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày sự phát triển của một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại trên trục thời gian. 
Tên nền văn minh 
Thời gian 
Ai Cập cổ đại 
Khoảng năm 3200 – năm 30 TCN 
Lưỡng Hà cổ đại 
Khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN – giữa thiên niên kỉ I TCN 
Ấn Độ thời kì cổ - trung đại 
Giữa thiên niên kỉ III TCN – năm 1857 
Trung Hoa thời kì cổ - trung đại 
Khoảng thế kỉ XXI TCN – năm 1911 
Hy Lạp – La Mã cổ đại 
Khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN – năm 476 
Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng 
Thế kỉ XV – XVII (ở Tây Âu) 
Nửa sau thiên niên kỉ IV TCN 
Đông Bắc châu Phi 
Tây Á 
Ai Cập 
Lưỡng Hà 
Ấn Độ 
Trung Hoa 
Phương 
Đông 
Thời gian hình thành: khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN . 
Khu vực: Đông Bắc châu Phi và Tây Á. 
Bốn trung tâm văn minh lớn thời kì cổ đại ở phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. 
Đặc điểm chung : hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn. 
Sông Nin 
Nền văn minh Trung Hoa 
Nền văn minh Ai Cập 
Nền văn minh Lưỡng Hà 
Nền văn minh Ấn Độ 
Xuất hiện muộn hơn 
Phương 
Tây 
Hy Lạp 
La Mã 
Thời gian: xuất hiện muộn hơn so với phương Đông . 
Đặc điểm: văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này. 
Nền văn minh La Mã và Hi Lạp cổ đại 
Nền văn minh Hi Lạp, La Mã cổ đại 
Văn minh May-a 
(1000 TCN – 1521 SCN) 
Em có biết? 
Inca 
A-dơ-tếch 
May-a 
Văn minh Inca 
(1200 - 1532) 
Văn minh A-dơ-tếch 
(1215 - 1521) 
Hãy nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ trung đại. 
Các nền văn minh ra đời từ rất sớm, đặc biệt là các nền văn minh phương Đông. 
Một số nền văn minh kết thúc trong thời kì cổ đại do bị các đế quốc khác xâm chiếm (Lưỡng Hà,...) . 
M ột số nền văn minh khác còn tiếp tục kéo d ài đến thời kì trung đại (Trung Quốc, Ấn Độ,...). 
Nhận xét 
Ai Cập cổ đại 
Lưỡng Hà cổ đại 
Ấn Độ cổ - trung đại 
Trung Hoa cổ - trung đại 
Hy Lạp – La Mã cổ đại 
Thời kì Phục Hưng 
3200 – 30 TCN 
Cuối IV – Giữa I TCN 
Giữa III TCN – đầu 1857 
Khoảng XXI TCN - 1911 
Khoảng cuối III TCN - 476 
XV - XVII 
PHẦN 2 
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI 
1. Văn minh Ai Cập cổ đại 
Em hãy giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt cho rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” ? 
a) Cơ sở hình thành 
Nhận định này nhấn mạnh : 
Độ dài: hơn hẳn các dòng sông trên thế giới . 
Phân bố: nhiều thành phố, làng mạc. 
Lượng phù sa: màu mỡ . 
Em hãy đọc nội dung thông tin mục II.1.a, kết hợp quan sát Hình 1 SGK tr.35, 36 và trả lời câu hỏi: 
Hình 1. Tấm bia đá Nam-mơ mô tả về chiến thắng của vua Nam-mơ trong cuộc chiến tranh thống nhất Ai Cập. 
Hãy trình bày cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại 
Điều kiện tự nhiên 
Hình thành và phát triển gắn liền với sông Nin ở Đông Bắc châu Phi. 
Được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và vùng rừng núi. 
Dân cư và xã hội 
Là nơi giao lưu của các dòng văn hóa từ châu Á, châu Phi, châu Âu. 
Xã hội hình thành các tầng lớp khác nhau. 
1. Pha-ra-ông (Vua) 
2. Tăng lữ, quý tộc 
3. Thương nhân 
4. Thợ thủ công 
5. Nông dân 
6. Nô lệ 
Các tầng lớp xã hội ở Ai Cập cổ đại 
Kinh tế 
Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản. 
Trồng trọt: lúa mì, lúa mạch, kê, 
Chăn nuôi: dê, bò, lừa, ngựa, 
 Cung cấp sức kéo và thực phẩm. 
Hoạt động buôn bán phát triển. 
Người Ai Cập cổ đại canh tác nông nghiệp (tranh vẽ) 
Chính trị 
Từ thiên niên kỉ IV TCN : nhà nước sơ khai hình thành. 
Khoảng 3 200 năm TCN : nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời. 
Vua (Pha-ra-ông) 
Nắm giữ quyền tối cao về chính trị và tôn giáo 
Hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương 
THẢO LUẬN NHÓM 
Các nhóm đọc thông tin mục II.1.b, kết hợp quan sát Hình 2-5 SGK tr.37-39 và thực hiện nhiệm vụ 
b) Những thành tựu cơ bản 
. 
Nhóm 2 : 
Tìm hiểu thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực chữ viết. 
Nhóm 3 : 
Tìm hiểu thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc. 
Nhóm 4 : 
Tìm hiểu thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại trên lĩnh vực khoa học, kĩ thuật. 
Hình 2. Một hình ảnh trong Sách của người chết của Ai Cập cổ địa 
Hình 2. Bia đá Ro- sét-ta (niên đại 196 TCN) được phát hiện ở Mem-phít, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Anh 
Hình 3. Tượng Nhân sư và quần thể kim tự tháp ở Ghi-da 
Hình 4. Nắp quan tài bằng vàng của pha-ra-ông Tu-tan-kha-mun 
Tín ngưỡng, tôn giáo 
Sùng bái đa thần. 
Thờ các vị thần tự nhiên, thờ động vật, thờ linh hồn người chết. 
 Có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hóa, xã hội, chính trị và nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại. 
Thần Ra, Thần Mặt trời của Ai Cập. 
Thần Horus – thần của chiến tranh chính nghĩa, bầu trời, và sự bảo vệ 
Thần Anubis – Thần của những nghi thức tang lễ và ướp xác 
Thần Bastet – Nữ thần của loài mèo, bảo hộ, niềm vui, âm nhạc và gia đình 
Chữ viết 
Sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3 000 năm TCN. 
Ghi chép, để lại nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực: lịch sử, thiên văn học, toán học,... 
Chữ viết Ai Cập cổ đại 
Chữ tượng hình trong lăng mộ vua Seti I , thế kỉ 13 trước Công nguyên 
Phiến đá Rosetta tại Bảo tàng Anh 
Kiến trúc và điêu khắc 
Kiến trúc tiêu biểu: Cung điện, đền thờ và kim tự tháp . 
 Di sản quý giá của Ai Cập và cả nhân loại. 
Đại kim tự tháp Giza 
Đền Mortuary của vị nữ Pharaoh đầu tiên 
Trang trí cột trong đền Karnak 
Khoa học, kĩ thuật 
Toán học: 
Sử dụng hệ số thập phân . 
P hép tính cộng và trừ . 
B iết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật . 
S ử dụng số pi. 
Chữ số Ai Cập cổ đại 
Khoa học, kĩ thuật 
Thiên văn học: 
Quan sát thiên văn và sự vận hành của các thiên thể. 
Sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì chuyển động của Mặt trời đầu tiên trên thế giới. 
Bản đồ thiên văn học trong mộ Senemut, Triều đại thứ 18 
Khoa học, kĩ thuật 
Y học 
Hiểu biết tương đối về các cơ quan trong cơ thể người. 
Sử dụng những kiến thức giải phẫu để chữa bệnh trong kĩ thuật ướp xác. 
Những dụng cụ y học của Ai cập cổ đại được khắc vào thời Ptolemaios tại ngôi đền ở Kom Ombo. 
Ý nghĩa 
Những thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại: 
Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của quốc gia này. 
Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại. 
2. Văn minh ẤN Độ thời kì cổ - trung đại 
Thảo luận cặp đôi 
a) Cơ sở hình thành 
Em hãy đọc nội dung thông tin mục II.2.a SGK tr.39. 40 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ trung đại. 
Điều kiện tự nhiên 
Miền Bắc: dãy Hi-ma-lay-a và châu thổ của sông Ấn, sông Hằng. 
Miền Na m: vùng cao nguyên, ít thuận lợi hơn miền Bắc . 
Khí hậu: khô nóng . 
Dãy Himalaya 
Sông Ấn 
Sông Hằng 
Dân cư và xã hội 
Chủ nhân đầu tiên: người Đra-vi-đa. 
G iữa TNK II TCN, người A-ri-a di cư đến Ấn Độ . 
T rở thành cư dân chủ yếu ở mi ề n Bắc. 
Sau này, nhiều tộc người khác đã xâm nhập và sinh sống ở Ấn Độ. 
Các đẳng cấp trong xã hội: Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a và Su-dra. 
Bra-man (tăng lữ) 
Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh) 
Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công) 
Su-dra (những người thấp kém trong xã hội) 
Kinh tế 
N ông nghiệp : đa dạng, trồng nhiều loại cây lương thực, coi trọng chăn nuôi. 
T hủ công: sớm phát triển . 
Người Ấn Độ cổ đại canh tác nông nghiệp 
Chính trị 
Các triều đại tiêu biểu: Vương triều Mô-ri-a, vương triểu Gúp-ta, vương triều Hác-sa. 
Trong thời kì cổ - trung đại, Ấn Độ nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều ngoại tộc. 
Phạm vi gần đúng của lãnh thổ Gupta (màu hồng) vào năm 375 CN 
Các nhóm đọc thông tin mục II.2.b, kết hợp quan sát Hình 6-9 - SGK tr.40-43 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại trên các lĩnh vực: 
b) Những thành tựu cơ bản 
THẢO LUẬN NHÓM 
Nhóm 2: 
Chữ viết 
Nhóm 3: 
Văn học 
Nhóm 4: 
Kiến trúc, điêu khắc 
Nhóm 5: 
Khoa học, kĩ thuật 
Hình 6. Đền Ma-ha-bô-đi ở Bi-ha 
Hình 7. Kí tự trên con dấu bằng đất nung được phát hiện trong di chỉ thuộc văn minh sông Ấn 
Hình 8. Chùa hang trong quần thể A-gian-ta 
Hình 9: Lăng Ta-giơ Ma-han ở A-gra 
Tín ngưỡng, tôn giáo 
Hai tôn giáo chính: Hin-đu giáo và Phật giáo. 
Hin-đu giáo: ra đời khoảng thiên niên kỉ I TCN. 
Phật giáo: ra đời khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN. 
Chùa hang Ajanta 
Các vị thần của Hindu giáo 
Các ngôi đền của Hindu giáo 
Chữ viết 
Chữ viết cổ nhất : được tìm thấy trong nền văn minh sông Ấn. 
Chữ Kha-rốt-thi và chữ Bra-mi 
 chữ Phạn. 
Chữ viết được truyền bá san g Đông Nam Á và được cải biên thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực. 
Chữ Phạn 
Một số con dấu thuộc nền văn minh sông Ấn 
Văn học 
Tiêu biểu : Kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na. 
Ý nghĩa: 
C hứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc . 
L à niềm tự hào của người dân Ấn Độ . 
T rở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác. 
Kinh Vê-đa 
Sử thi Ra-ma-y-a-na 
Sử thi Ma-ha-ba-ra-ta 
Kiến trúc và điêu khắc 
Chịu ảnh hưởng của tôn giáo. 
Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ: c ột đá, chúa và tháp Phật giáo ; đền thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; thánh đường, cung điện Hồi giáo. 
Có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia Đông Nam Á. 
Tháp Bô-ga-ya - nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề. 
Đền Ma - ha - ba - li - pu - ram – quần thể kiến trúc đồ sộ của thời hoàng kim Hinđu 
Đền Ta-giơ Ma-han – kiến trúc đặc trưng của Hồi giáo 
Khoa học, kĩ thuật 
Toán học: 
S áng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay chúng ta sử dụng. 
Tính giá trị số là 3,1416. 
Hệ thống 10 chữ số mà người Ấn Độ cổ đại phát minh ra 
Khoa học, kĩ thuật 
Thiên văn học 
Sớm có hiểu biết về vũ trụ, về mặt trời và các hành tinh. 
Biết đặt ra lịch. 
Lịch Hindu 
Lịch Ấn Độ cổ đại 
Khoa học, kĩ thuật 
Vật lí, hóa học: 
Nêu ra thuyết nguyên tử. 
Khẳng định luật hấp dẫn của Trái đất. 
Phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao. 
Tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 
Cột sắt Delhi ở khu phức hợp Qutub, tại Delhi, Ấn Độ. 
Acharya Kanad, triết gia, nhà tư tưởng vĩ đại của Ấn Độ và lý thuyết nguyên tử. 
Bhaskaracharya, nhà toán học , nhà thiên văn học người Ấn Độ và định luật hấp dẫn 
Khoa học, kĩ thuật 
Y - dược học: 
C ó nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học , độc dược học. 
Biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận. 
Bác sĩ phẫu thuật Su-shru-ta - một phẫu thuật viên cổ đại của người Ấn Độ 
Dhanvantari - vị thần về y học trong thần thoại của người Ấn Độ. 
Acharya Charak là một nhà khoa nổi tiếng và là một chuyên gia về da liễu. 
Các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại có ý nghĩa gì? 
Ý nghĩa 
Những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ có ý nghĩa và đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức nhân loại. 
Tháp Chàm – Việt Nam 
Chữ Chăm cổ 
3. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại 
Thảo luận cặp đôi 
a) Cơ sở hình thành 
Em đọc thông tin mục II.3.a, kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.43, 44, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích những cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa. 
Điều kiện tự nhiên 
Khu vực: một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á. 
Có hàng nghìn dòng sông lớn nhỏ, quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang. 
Trường Giang 
Hoàng Hà 
Văn minh Trung Hoa 
Dân cư và xã hội 
Cư dân đầu tiên: người Hoa – Hạ. 
Các dân tộc khác: Hán, Choang, Mãn, Hồi, Mông, 
Các giai tầng cơ bản trong xã hội T rung Quốc thời kì cổ - trung đại: quý tộc, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân,... 
Hoàng đế (Vua) 
Quý tộc, địa chủ, quan lại, nho sĩ 
Nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ 
Kinh tế 
Cơ bản: n ông nghiệp. 
Thủ công nghiệp và thương nghiệp : giữ vai trò quan trọng. 
Tơ lụa, gốm sứ : những mặt hàng trong trao đổi, buôn bán với nhiều nước ở châu Á, châu Âu. 
Con đường tơ lụa – cầu nối giao thương giữa phương Đông và phương Tây 
Con đường tơ lụa 
Chính trị 
Diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự . 
 S ự thành lập, diệt vong của các triều đại nối tiếp nhau. 
Chế độ nhà nước: quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. 
Trung Quốc thời Tần (221 – 206 TCN) 
Trung Quốc thời Hán (206 – 220 TCN) 
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng 
Thảo luận cặp đôi 
Hãy chỉ ra một số nét tương đồng của văn minh Trung Hoa với các nền văn minh khác ở phương Đông. 
Nét tương đồng 
Đ iều kiện tự nhiên thuận lợi và khó kh ă n . 
 Ảnh hưởng đến cuộc sống của con người ở lưu vực của các dòng sông lớn . 
 S ự hình thành nền văn minh phương Đông . 
Nền văn minh phương Đông 
Nền văn minh Trung Hoa 
Các nhóm đọc thông tin mục II.3.b, kết hợp quan sát Hình 10-12 SGK tr.44-46, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày thành tựu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại trên các lĩnh vực: 
b) Những thành tựu cơ bản 
THẢO LUẬN NHÓM 
Nhóm 1: 
Tư tưởng, tôn giáo 
Nhóm 2: 
Chữ viết 
Nhóm 3: 
Văn học 
Nhóm 4: 
Kiến trúc, điêu khắc, hội họa 
Nhóm 5: 
Khoa học, kĩ thuật 
Hình 10. Chữ giáp cốt (nguồn gốc của chữ Hán ngày nay) 
Hình 11. Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành 
Hình 12. Tượng binh sĩ bằng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng (tỉnh Thiểm Tây) 
Tư tưởng, tôn giáo 
Các học thuyết tư tưởng, tôn gi áo: hình thành từ sớm. 
Nho giáo, Đạo giáo, và các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành: 
Nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa. 
Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, 
Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo 
Thuyết Bát quái 
Thuyết Âm dương 
Thuyết Ngũ hành 
Tư tưởng, tôn giáo 
Phật giáo : 
Du nhập TK I. 
Đ ược cải biến và phát triển rực rỡ . 
Ả nh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực. 
Chữ viết 
Chữ khắc trên mai rùa, xương thú (chữ giáp cốt), chữ khắc trên đồ đồng (kim văn). 
Chữ viết được nhiều lần chỉnh lí và phát triển thành chữ Hán ngày nay. 
Chữ khắc trên mai rùa 
Chữ giáp cốt 
Kim văn 
Văn học 
Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật. 
Tiêu biểu: thơ ca thời Đường, tiểu thuyết thời Minh – Thanh. 
Ảnh hưởng: truyền bá đến một số nước trong khu vực và để lại dấu ấn sâu sắc. 
Thi tiên Lý Bạch 
Một số nhà thơ nổi tiếng thời Đường 
Lý Bạch 
Bạch Cư Dị 
Đỗ Phủ 
Một số tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng 
Tây du ký (Ngô Thừa Ân) 
Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần) 
Một số tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng 
Thủy Hử (Thị Nại) 
Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) 
Kiến trúc, điêu khắc và hội họa 
Kiến trúc, điêu khắc: 
Có gắn kết mật thiết với nhau. 
Tiêu biểu: cung điện, các công trình tôn giáo, lăng mộ, 
Những công trình nổi tiếng gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên, 
Kiến trúc cung điện 
Vạn Lý Trường Thành 
Tử Cấm Thành 
Kiến trúc, điêu khắc và hội họa 
Hội họa : 
Đ a dạng về đề tài, nội dung và phong cách. 
C hất liệu : lụa, gỗ, giấy,.... 
Các tác phẩm có phong cách ước lệ. 
Một phần của bức tranh “ Thanh minh thượng hà đồ”, kiệt tác hội họa của Trung Quốc cổ xưa 
Khoa học, kĩ thuật 
Toán học: 
S ử dụng hệ số đếm thập phân . 
T ính được diện tích các hình phẳng , t hể tích các hình khối,... 
Thiên văn học: 
G hi chép về nhật thực, nguyệt thực . 
Đ ặt ra lịch để phục vụ sản xuất. 
Bản đồ sao thời nhà Đường 
Khoa học, kĩ thuật 
Y - dược học: chuẩn đoán, lí giải và chữa trị các bệnh bằng nhiều phương pháp. 
Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại . 
Tư Mã Thiên và 1 trang trong bộ sử ký của ông 
Khoa học, kĩ thuật 
Bốn phát minh lớn về kĩ thuật: 
Kĩ thuật làm giấy 
Kĩ thuật in 
Khoa học, kĩ thuật 
Bốn phát minh lớn về kĩ thuật: 
Làm thuốc súng 
La bàn 
Hãy nêu ý nghĩa của các thành tựu đó đối với lịch sử nhân loại. 
Ý nghĩa 
Chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa. 
Được lan truyền và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước. 
Là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ về tri thức, khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây. 
Tư liệu 4 (tr.46) giúp em biết điều gì về giá trị và sức sống trường tồn của văn minh Trung Hoa. Hãy lấy ví dụ minh họa. 
Câu trả lời 
Đoạn tư liệu số 4 cho biết: dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều giá trị của văn minh Trung Hoa vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX . 
 Đ iều này đã góp phần khẳng định giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của nền văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại. 
Ví dụ: Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến ở Trung Quốc; nhiều quan điểm, nội dung của Nho giáo vấn được duy trì cho đến hiện nay. 
LUYỆN TẬP 
Câu 1: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu? 
A. Trung Quốc 
B. Ấn Độ 
C. Tây Á, Bắc Châu Phi 
D. Hy Lạp – La Mã 
Câu 2: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là: 
A. Vua 
B. Hoàng đế 
C. Thiên tử 
D. Pha-ra-ông 
Câu 3: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập có đại là: 
A. Tượng Nhân sư 
B. Các kim tự tháp 
C. Đền thờ các vị vua 
D. Các khu phố cổ 
Câu 4: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ? 
A. Văn minh sông Ấn 
B. Văn minh sông Hằng 
C. Văn minh Ấn Độ 
D. Văn minh Nam Ấn 
Câu 5: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với 
nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là g ì ? 
A. Các loại lâm sản 
B. Vàng, bạc 
C. Tơ lụa, gốm sứ 
D. Hương liệu 
Em hãy giải thích vì sao "Cuộc diễu hành vàng của Pha-ra-ông" được tổ chức trang trọng? Hãy đề xuất một số giải pháp để góp phần bảo tồn và tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới. 
VẬN DỤNG 
“Cuộc diễu hành vàng của Pha-ra-ông” được tổ chức trang trọng vì: 
C ho thấy sự vĩ đại của một nền văn minh độc đáo trải dài lịch sử . 
K hơi dậy niềm tự hào về lịch sử đất nước trong mỗi người dân Ai Cập . 
L à cách để họ thêm gắn bó với quá khứ. 
Giải pháp 
Nhận thức được thái độ, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những tài sản vô giá. 
Học tập văn hóa, lịch sử tích cực 
Giải pháp 
Tham quan bảo tàng 
Tuyên truyền, giới thiệu về một số điểm nổi bật của các nền văn minh trên thế giới. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Ôn lại kiến thức đã học 
Trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập và câu hỏi 1 phần Vận dụng SGK tr.47. 
Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại. 
CẢM ƠN CÁC EM 
ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_10_bai_5_khai_niem_van_minh_mot_so_nen_van.pptx