Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Đông Tiền Hải

Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Đông Tiền Hải

Lịch sử là gì?

Sử học

 a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

 b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

 c. Các phương pháp cơ bản của Sử học

 d. Các nguồn sử liệu

 

pptx 43 trang Phan Thành 05/07/2023 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 10 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Đông Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY! 
KHỞI ĐỘNG 
Cầu Long Biên gắn với những sự kiện, quá trình lịch sử nào trong lịch sử Việt Nam? 
HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ 
BÀI 1: 
Lịch sử là gì? 
Sử học 
	 a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
	 b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học 
	 c. Các phương pháp cơ bản của Sử học 
	 d. Các nguồn sử liệu 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
1. Lịch sử là gì? 
HS đọc thông tin trong SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: 
Lịch sử là gì? Khái niệm “ lịch sử ” được hiểu theo những nghĩa nào? 
1. Lịch sử là gì? 
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 
Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay . 
1. Lịch sử là gì? 
KHÁI NIỆM LỊCH SỬ 
Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. 
Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình bày,... 
1. Lịch sử là gì? 
HS thảo luận nhóm, phân tích Tư liệu 1, Tư liệu 2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: 
Em hiểu câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 như thế nào? 
Dựa vào Tư liệu 2, hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử? 
1. Lịch sử là gì? 
Ý nghĩa: giữa hiện th ự c lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại ” với quá khứ. 
1. Lịch sử là gì? 
Hình 2,3 là chứng cứ xác thực của hiện thực lịch sử . 
H ình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức của họ về hiện thực lịch sử. 
1. Lịch sử là gì? 
Ví dụ phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử 
Khi em soi gương hoặc chụp ảnh: 
Soi gương: bản thân em là hiện thực lịch sử, hình ảnh của em ở trong gương là nhận thức lịch sử. 
Chụp ảnh: tấm ảnh là nhận thức lịch sử. 
Hình trong gương và tấm ảnh chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em. 
1. Lịch sử là gì? 
HS đọc mục Em có biết SGK tr.8: 
Câu chuyện Thầy bói xem voi là một minh chứng sinh động rằng khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nếu không đặt nó trong cấu trúc, mối quan hệ toàn diện sẽ dẫn đến sự phản ánh không đúng, sự vật, hiện tượng bị bóp méo, xuyên tạc. 
1. Lịch sử là gì? 
HS thảo luận nhóm, khai thác thông tin và quan sát Hình 5, 6 trong Tư liệu 3 SGK tr.8, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: 
Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai tư liệu. 
Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tư liệu. 
Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. 
1. Lịch sử là gì? 
Điểm giống nhau giữa 2 tư liệu: 
Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. 
Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu. 
1. Lịch sử là gì? 
Điểm khác nhau giữa 2 tư liệu: 
TƯ LIỆU A 
TƯ LIỆU B 
Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược. 
Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí . 
Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-lip-pin. 
Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại – lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. 
Nội dung tấm bia trong Hình 5 là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh La-pu-la-pu. 
Nội dung tấm bia trong Hình 6 đơn giản là cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm với người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của La-pu-la-pu. 
2. Sử học 
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục 2a SGK tr.9, 10 và trả lời câu hỏi: 
Nêu khái niệm Sử học. 
Nêu đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. 
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
KHÁI NIỆM 
Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người. 
ĐỐI TƯỢNG 
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. 
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
CHỨC NĂNG 
KHOA HỌC 
Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. 
Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử. 
XÃ HỘI 
Giáo dục tư tưởng, tình cảm, và đạo đức. 
Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. 
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
NHIỆM VỤ 
Nhận thức: cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực. 
Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái, 
Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm, Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại. 
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
HS quan sát Hình 7 SGK tr.9 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Xác định đối tượng nghiên cứu của các tác phẩm lịch sử có trong hình. 
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học 
HS thảo luận nhóm , đọc nội dung Tư liệu 4 SGK tr.11 và trả lời câu hỏi: 
Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính nào của nhà sử học? 
Khai thác Tư liệu 4 giúp em biết được điều gì trong khi nghiên cứu lịch sử? 
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học 
 Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của nhà sử học. 
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học 
 Nội dung Tư liệu 4: 
Bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch sử, nhà sử học vẫn luôn phải chịu tác động từ những yếu tố khác nhau như hệ tư tưởng, tôn giáo, quốc gia, dân tộc, gia đình, hiểu biết và phương tiện nhận thức của họ. 
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học 
Em hãy nêu và phân tích một số nguyên tắc cơ bản của Sử học. 
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học 
KHÁCH QUAN 
TRUNG THỰC 
NHÂN VĂN, TIẾN BỘ 
Tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cây là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học. 
T ôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử. 
Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống. 
Không kích động hận thù, kì thị, xung đột, sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học 
HS quan sát Hình 9 – Sơ đồ các phương pháp cơ bản của Sử học SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: 
Hãy nêu một số phương pháp cơ bản của Sử học. 
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học 
- Phương pháp lịch sử : 
Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó. 
P hương pháp đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, tránh suy diễn, hiện đại hóa lịch sử. 
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học 
- Phương pháp logic: 
Là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng. 
- Phương pháp liên ngành: 
V ận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công nghệ). 
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học 
- Phương pháp lịch đại và đồng đại: 
Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc). 
Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang). 
d. Các nguồn sử liệu 
HS đọc thông tin mục 2d SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: 
Kể tên một số loại hình sử liệu. 
MỘT 
SỐ 
LOẠI HÌNH 
SỬ 
LIỆU 
Căn cứ vào hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện (phim, băng, đĩa). 
Căn cứ vào tính chất: sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp), sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phát sinh). 
d. Các nguồn sử liệu 
HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiêm vụ: 
Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích nhưng thông tin sử liệu trong Hình 10, 11, 12 SGK tr.12 thông qua việc vận dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học . 
d. Các nguồn sử liệu 
Hình 10: Đây là dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu hiện vật). Những chiếc lá đề (chất liệu bằng gốm nung) chính là phần đầu của những viên ngói dùng để lợp mái cung điện tại Hoàng Thành Thăng Long thời Lý. 
d. Các nguồn sử liệu 
Hình 11: Đây là dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu chữ viết). 
d. Các nguồn sử liệu 
Hình 12: Đây là sử liệu gốc, vừa là sử liệu chữ viết, vừa là sử liệu hiện vật . 
d. Các nguồn sử liệu 
Hãy nên các nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu. 
Sưu tầm sử liệu: lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần tìm hiểu. 
Xử lí thông tin sử liệu: phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được. 
LUYỆN TẬP 
Câu 1. T ồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người là khái niệm: 
A. Lịch sử 
C. Nhận thức lịch sử 
B. Hiện thực lịch sử 
D. Khoa học lịch sử 
B. Hiện thực lịch sử 
LUYỆN TẬP 
Câu 2. Đâu không phải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Sử học: 
A. Khách quan 
C. Nhân văn, tiến bộ 
B. Trung thực 
D. Chủ quan 
D. Chủ quan 
LUYỆN TẬP 
Câu 3. Mảnh ngói thời Lê Sơ tráng men là sử liệu: 
A. Sử liệu gốc 
C. Sử liệu hình ảnh 
B. Sử liệu hiện vật 
D. Cả A và B đúng 
D. Cả A và B đúng 
LUYỆN TẬP 
Câu 4. Phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng là: 
A. Phương pháp logic 
C. Phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng 
B. Phương pháp 
đồng đại 
D. Phương pháp 
liên ngành 
A. Phương pháp logic 
LUYỆN TẬP 
Câu 5. Đâu không phải là nhiệm vụ của công tác sưu tầm sử liệu? 
A. Lập danh mục sử liệu cần sưu tầm. 
C . Tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan. 
B. Phân loại nguồn sử liệu đã thu thập được. 
D . Thu thập thông tin liên quan. 
B. Phân loại nguồn sử liệu đã thu thập được. 
VẬN DỤNG 
Sưu tầm một số tư liệu liên quan đến quá khứ của gia đình/ quê hương em và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình/quê hương em trong qua s khứ? Cho biết cảm nhận/ cảm xúc của em khi biết được những điều này. 
Em hoặc nhóm bạn thân hãy tìm đọc một cuốn truyện/ một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với các bạn cùng lớp. Điều gì ở cuốn sách/ cuốn truyện đó khiến em thích nhất? 
Hoàn thành bài tập phần vận dụng. 
Ôn lại nội dung bài học. 
Học và chuẩn bị bài 2 – Tri thức lịch sử và cuộc sống . 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ 
LẮNG NGHE BÀI GIẢNG! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_10_bai_1_hien_thuc_lich_su_va_nhan_thuc_li.pptx