Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp

Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp

Công nghiệp năng lượng

-Là ngành quan trọng, cơ bản.

-Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.

-Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Cơ cấu:

+ Khai thác than

+ Khai thác dầu khí

+ Công nghiệp điện lực

 

pptx 17 trang ngocvu90 5061
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệpCông nghiệp năng lượngCông nghiệp năng lượngLà ngành quan trọng, cơ bản.Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.Cơ cấu:+ Khai thác than+ Khai thác dầu khí+ Công nghiệp điện lựcNĂNG LƯỢNG CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆPNĂNG LƯỢNG CẦN THIẾT CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPNăng lượng rất cần thiết cho các phương tiện giao thông hoạt độngNăng lượng cần cho thiết bị điện tửCông nghiệp năng lượng có phải là ngành trọng điểm của nước ta? Tại sao?Công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm của nước ta.Nước ta có thế mạnh lâu dài để phát triển công nghiệp năng lượng: nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng( than, dầu khí, thuỷ điện, ); cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển, Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao: đem lại nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu ( than, dầu khí, ), cung cấp năng lượng phục vụ sản xuất; giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nướcTác động đến các ngành kinh tế khác: cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, Khai thác thanKhai thác dầuCông nghiệp điện lựcVai tròNhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim ( than được cốc hoá)Nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá học, dược phẩm.Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia.Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm- Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, để đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật và đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh con người.Trữ lượngƯớc tính 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.Tập trung chủ yếu ở bán cầu Bắc, đặc biệt ở các nước Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Úc, Trữ lượng ước tính: 400- 500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn.Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ La tinh, Trung Quốc, - Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, tuabin khí Sản lượng, phân bốSản lượng than khai thác khoảng 5 tỉ tấn/ năm.Ở các nước có trữ lượng lớnSản lượng khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/năm.Ở các nước đang phát triển.Sản lượng khoảng 15000 tỉ kWh.Chủ yếu ở các nước phát triển.Khai thác thanKhai thác dầuCông nghiệp điện lựcKhai thác dầuCông nghiệp điện lựcCông nghiệp điện lựcTrữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kì 2000-2003Phân bố sản lượng điện năng thế giới, thời kì 2000-2003Hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?- Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Quốc, Mĩ Latinh và ở LB Nga, những nước có nhiều mỏ dầu với trữ lượng lớn.- Công nghiệp điện: Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa. Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na-uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Gô-oet, Hoa Kì.Công nghiệp năng lượng ở Việt Nam:Khai thác than: than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh ( 90% trữ lượng than cả nước ). Trữ lượng than của nước ta ước chừng hơn 6,6 tỉ tấn, trong trữ lượng có khả năng khai thác là 3,6 tỉ tấn ( đứng đầu Đông Nam Á ). Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây.Khai thác dầu mỏ: là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa VN vào danh sách các nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới. Tình hình khai thác đang bị suy giảm, mỏ Bạch Hổ- mỏ dầu khí lớn nhất cả nước đang trong tình trạng suy kiệt và chỉ còn có thể khai thác trong 4-5 năm tới.Công nghiệp điện: giữ vai trò qua trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điện luôn “đi trước một bước” để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Ngành điện lực phát triển dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào, tài nguyên than phong phú và trong vài năm gần đây là khí đốt từ thềm lục địa phía Nam.Câu hỏi củng cốNgành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây ?	A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.	B. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.	C. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. 	D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.Câu hỏi củng cốNgành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho	A. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.	B. Nhà máy chế biến thực phẩm.	C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim	D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.Câu hỏi củng cốKhoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ?	A. Mangan	B. Sắt.	C. Dầu mỏ	D. Than Câu hỏi củng cốTừ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như	A. Hóa phẩm, dược phẩm.	B. Dược phẩm, thực phẩm.	C. Hóa phẩm, thực phẩm.	D. Thực phẩm, mỹ phẩm.Câu hỏi củng cốDầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây ?	A. Châu Âu.	B. Trung Đông.	C. Bắc Mĩ.	D. Châu Đại Dương.Câu hỏi củng cốỞ nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác là	A. Hòa Bình.	B. Quảng Ninh	C. Cà Mau.	D. Lạng Sơn.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_10_bai_32_dia_ly_cac_nganh_cong_nghiep.pptx