Tìm hiểu về những khảo cổ liên quan đến An dương Vương và Cao Lỗ và nỏ thần

Tìm hiểu về những khảo cổ liên quan đến An dương Vương và Cao Lỗ và nỏ thần

Sơ qua về nguồn gốc An Dương Vương

Không kể các sách sử của Việt Nam thời xưa, sách Quảng Châu ký và Giao Châu ngoại vực ký của Trung Hoa, Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam trích quái của Việt Nam đều nói Thục Phán là “Thục Vương tử” – tức con cháu vua Thục.

Có giả thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thờiChiến Quốc , chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên.

Sách Ngược dòng lịch sử của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế lưu vong chạy về phía đông nam, lấy vợ người Tày. Tuy nhiên Thục Chế vẫn luôn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc nước Văn Lang của họ Hồng Bàng.

 

pptx 14 trang ngocvu90 3190
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu về những khảo cổ liên quan đến An dương Vương và Cao Lỗ và nỏ thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về những khảo cổ liên quan đến An dương Vương và Cao Lỗ và nỏ thầnNhóm 2Sơ qua về nguồn gốc An Dương VươngKhông kể các sách sử của Việt Nam thời xưa, sách Quảng Châu ký và Giao Châu ngoại vực ký của Trung Hoa, Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam trích quái của Việt Nam đều nói Thục Phán là “Thục Vương tử” – tức con cháu vua Thục.Có giả thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thờiChiến Quốc , chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên.Sách Ngược dòng lịch sử của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế lưu vong chạy về phía đông nam, lấy vợ người Tày. Tuy nhiên Thục Chế vẫn luôn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc nước Văn Lang của họ Hồng Bàng.Khảo cổ liên quan đến an dương vươngTheo công trình nghiên cứu của Viện Sử học,(1) dựa trên suy luận của học giả hàng đầu Việt Nam là GS Đào Duy Anh, đã cho rằng sau khi vua Thục bị nhà Tần diệt năm 316 TCN, con cháu chạy xuống vùng Điền Trì, rồi theo sông Hồng vào đất Lạc Việt. Người ta tìm thấy hàng trăm di chỉ dọc theo sông Hồng từ Việt Trì lên đến Lào Cai, tỉnh biên giới với Vân Nam. Trong hàng nghìn hiện vật thuộc loại hình sông Hồng, có nhiều hiện vật mang phong cách đan xen Đông Sơn – Điền, nổi bật nhất là những loại qua đồng lưỡi thẳng có nguồn gốc Ba Thục mà phần đốc thường đúc hình những vị thần có kiểu đầu như kiểu ngòi bút mực học sinh hay còn gọi là hình củ tỏi. Vị thần ở chính giữa luôn có trên đầu một hình cong chữ C hướng lên trời như một cặp sừng. Ngoài ra còn có thể kể đến lưỡi dao găm chuôi hình chữ T phần cán và lưỡi khắc chìm những đồ án hoa mảnh, mịn rất tinh tế với tâm điểm là hình thằn lằn (cá sấu ), các vũ khí hình quả tim cán lắp như kiểu rìu chặt bổ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là lưỡi cày Đây có thể là những bằng chứng vật chất chỉ dẫn con đường đi của Thục Phán.Khảo cổ liên quan đến An Dương VươngMối quan hệ về nguồn gốc Thục Phán với dư âm hoàng tộc nhà Thục còn mới được hé mở thêm nhờ những bằng chứng khảo cổ học. Từ năm 1978 người ta tìm thấy nhiều hiện vật đào được ở Khả Lạc (Kele), một vùng đồi núi trên cao nguyên phía bắc thuộc tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Khả Lạc có thể nằm trong phạm vi phía bắc của nước Dạ Lang tồn tại từ thời Chiến quốc đến thời Tần Hán. Cuộc khai quật lớn vào năm 2000 đã làm xuất lộ hàng trăm ngôi mộ. Trong các cổ mộ bên dòng sông Khả Lạc người ta tìm thấy rất nhiều đồ dùng, trang sức và vũ khí có hình dáng và hoa văn tương tự như những hiện vật tìm thấy ở các di chỉ Đông Sơn. Đặc biệt nhất là những cây kiếm chuôi đồng lưỡi sắt tương tự như những thanh kiếm đào thấy cũng vào những năm 2000 ở Thanh Hóa và Nghệ An. Đi cùng với những thanh kiếm đó thường là những chiếc qua mang phong cách nguồn gốc Ba Thục đã phát triển thành dạng Đông Sơn – Điền mà ta cũng đã thấy xuất hiện khá nhiều ở các di chỉ sông Hồng đã nói trên.một số hình ảnh về dấu tích vủa thời an dương vươngNhững dấu tích thời An Dương Vương Trong cuộc lui dần về phía nam, những thanh kiếm kiểu Dạ Lang – Tây Âu kể trên chính là bằng chứng để lại trên con đường rút chạy của tàn quân Âu Lạc về phía nam, tương ứng với dã sử nói về việc An Dương Vương cùng con gái là Mỵ Châu chạy về phía nam và tự vẫn ở cửa biển Càn Hải (nay còn đền thờ ở Diễn Châu, Nghệ An).Việc phân bố trống đồng và vũ khí dọc con đường thượng đạo từ Cổ Loa vào khu vực thượng nguồn sông Hiếu (Nghệ An). Tại Chi Nê (Ninh Bình), trên con đường thượng đạo đó đã phát hiện ở vách hang Đồng Nội hệ thống tranh khắc trên đá mang biểu trưng vị thần có hai sừng của người Tây Âu ảnh hưởng từ văn hóa Sở và Ba Thục. Địa điểm này đánh dấu như một trạm dừng chân trên con đường chạy về phía nam của tàn quân Âu Lạc. Đi sâu hơn, tại miền tây Thanh Hóa (Thọ Xuân và Vĩnh Lộc) và nhất là vùng thượng lưu sông Hiếu như Như Xuân (Thanh Hóa), Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp (Nghệ An) xuất hiện nhiều trung tâm mộ táng chứa nhiều trống, thạp và đồ đồng Đông Sơn mang đậm phong cách Tây Âu, đặc biệt đã phát hiện loại kiếm và nồi kiểu Dạ Lang.Một số di vật được tìm thấy ở các nơi khácNhân vật Cao LỗCao Lỗ (277 TCN - 179 TCN), còn gọi là Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần, là một tướng tài của An Dương Vương (Thục Phán), quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông từng làm bộ hạ của Hùng Vương thứ 18 nhưng không được trọng dụng. Khi Âu Việt xâm lược Văn Lang, phò mã là Nguyễn Tuấn tử trận, vua Hùng phải tự tử, ông chán nản bỏ vào rừng sống ẩn dật. Sau này Thục Phán giết được danh tướng Đồ Thư và đánh tan 50 vạn đại quân nhà Tần, ông mới cảm phục ra giúp Thục Phán. Thục Phán cũng rất quý tài của ông.)Tương truyền ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một lúc) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.Cao LỗKhi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia, cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất. Ông mất ngày 4 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Tuất (179 TCN).Nỏ thần (Nỏ liên châu)Nỏ liên châu do tướng quân Cao Lỗ chế tạo dưới thời Thục Phán An Dương Vương nhà nước Âu Lạc, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ. Xem thêm bài về Cao Lỗ để hiểu thêm về cha đẻ của nỏ thần.Tính năng: theo tương truyền bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. đầu mũi tên được chia làm 3 cạnh làm tăng tiết diện vết thương, khiến vết thương mất máu nhiều, khó lành. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.Phát triển: Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xạ đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội).Tác chiến: khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binhĐương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.Nỏ thầnHình ảnh phục dựng nỏ thầnTrước Cách mạng Tháng Tám, ở Cổ Loa có tục rước nỏ thần. Chiếc nỏ được làm bằng giấy, giữa thân nỏ để một cái ngáng bằng gỗ, trên thân dùi nhiều lỗ, mỗi lỗ để một mũi tên, tượng trưng cho máy nỏ An Dương Vương một phát bắn đi nhiều mũi tên. Cái ngáng tượng trưng bằng gỗ này cũng có những nét tương đồng với ống đồng nói trên.Mũi tên Cổ Loa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt NamĐương nhiên, từ những tài liệu nêu trên, ta chưa thể phục dựng chính xác “nỏ thần” của người Âu Lạc đã làm giặc ngoại xâm phải khiếp vía, nhưng cũng đã đủ để khẳng định sự tồn tại thực sự của loại vũ khí lợi hại của tổ tiên ta thời dựng nước.một số hình ảnh về nỏ thần

Tài liệu đính kèm:

  • pptxtim_hieu_ve_nhung_khao_co_lien_quan_den_an_duong_vuong_va_ca.pptx