Thuyết trình Nhân vật Quan Công

Thuyết trình Nhân vật Quan Công

I. Giới thiệu chung

•Lịch sử ghi chép lại rằng: Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ (160 - 220) là một danh tướng sống ở cuối nhà Đông Hán, thời Tam Quốc. Tên chữ của Quan Vũ là Trường Sinh, sau đổi thành Vân Trường, sinh ra và lớn lên tại Giải Lương, Hà Đông (nay là Vân Thành, tỉnh Sơn Tây). Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị, là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

•Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Quan Vũ là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

 

pptx 9 trang ngocvu90 41470
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết trình Nhân vật Quan Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 2: NHÂN VẬT QUAN CÔNGI. Giới thiệu chung Lịch sử ghi chép lại rằng: Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ (160 - 220) là một danh tướng sống ở cuối nhà Đông Hán, thời Tam Quốc. Tên chữ của Quan Vũ là Trường Sinh, sau đổi thành Vân Trường, sinh ra và lớn lên tại Giải Lương, Hà Đông (nay là Vân Thành, tỉnh Sơn Tây). Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị, là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Quan Vũ là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Quan Công là vị tướng được đánh giá là võ nghệ dũng mãnh, "sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ“’ "có tài và có nghề"nhưng "thiếu đầu óc chính trị và nhãn quan chiến lược""hữu dũng vô mưu"Về tính cách, ông có nhược điểm là kiêu căng ngạo mạn, "thích mắng chửi người khác", "phóng túng, ngây thơ", làm được "đại hiệp giang hồ" chứ không làm nổi "đại soái"; nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được dân gian đánh giá rất cao. Ông được dân gian coi là một biểu tượng của những đức tính "Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục“ Trong tiểu thuyết “ Tam quốc diễn nghĩa”, nhà văn La Quán Trung mô tả nhân vật Quan Công: “cao chín thước (hơn 2m ngày nay), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt.”II- Nhân vật Quan Công trong “Tam Quốc diễn nghĩa” Là người “ tuyệt nghĩa”. Chữ “nghĩa” ở đây có 2 mặt: trung nghĩa (trung thành với vua, với lí tưởng của nhà Hán), tín nghĩa (lòng tin trong quan hệ anh em, bạn bè). Ông có cách thể hiện riêng của mình chứ không máy móc, cứng nhắc như Trương Phi. Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị. Vì sự an toàn của chị dâu, Quan Công đã phải chấp nhận hàng Tào, núp dưới trướng của Tào Tháo -> hành động này cũng thể hiện tấm lòng trung nghĩa của ông . Trong đoạn trích, Quan Công rơi vào tình thế trớ trêu: vượt qua 5 cửa quan của Tào Tháo để hội ngộ anh em nhưng bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa và phản ứng quyết liệt. Cửa ải thứ 6 này khó khăn, ngặt nghèo gấp bội 5 cửa vừa qua. Nhiệm vụ của ông bây giờ là hóa giải mối nghi ngờ của Trương Phi, chứng thực lòng trung thành của mình.  + Khi Quan Công mừng rỡ tiến đến giáp mặt Trương Phi, Trương Phi hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công, Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình. “Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”. + Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương -> tình nghĩa cả quá trình được đem ra để Trương Phi có thể lắng mình lại. + Tự ra điều kiện khắc nghiệt để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. + Bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. -> Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn. => Chính vì thế mới xứng đáng là anh của Trương Phi.* Quá trình minh oan của Quan Công:* Tổng kết Qua đoạn trích, ta thấy: + Quan Công là con người độ lượng, từ tốn, khéo léo, khiêm nhường, biết cân nhắc trước khi hành động. + Đồng thời là một bậc trượng phu tuyệt nghĩa, trung thành, giàu lòng tự trọng, chấp nhận nguy hiểm đến tính mạng để bảo vệ danh dự, chữ tín của mình.BONUS: - Khắc họa không giống hoàn toàn lịch sử nhưng cũng dễ hiểu bởi lẽ hình tượng của Quan Vũ được nhào nặn là do sự cần thiết của văn hoá. Bất cứ một xã hội nào cũng đều cần truy tìm trong diễn biến lịch sử một loại nhân cách có thể làm điển hình để giúp điều hoà, củng cố lý tưởng sinh hoạt và truyền thống văn hoá và để giáo hoa nếp sống cùng những hành vi sinh hoạt, trung nghĩa vững như núi. Quan Vũ là sản vật của loại tâm thái văn hoá ấy.- Ở Trung Quốc, lòng tôn thờ Quan Vũ nồng nhiệt đến độ rất nhiều nghề nghiệp khác nhau thờ ông là tổ sư hoặc thần bảo hộ. Theo một thống kê, có tất cả 22 loại nghề thờ ông như: các nghề cắt may, làm hương đèn, nấu bếp, làm vàng mã, thậm chí cả nghề đồ tể, nghề làm đao cũng coi ông như tổ sư nữa ! Trong ấy, có nhiều nghề khó nói ra được lý do tại sao họ thờ ông ! Tình hình ấychỉ có thể vì "tín ngưỡng Quan đế" đã ăn sâu vào tâm lí tầng lớp tiểu tư sản và tiểu thủ công.- Ngày nay, ngoài việc thờ phượng một cách kính cẩn, người ta còn xây dựng hình ảnh Quan Công trong những bộ phim dã sử nổi tiếng: Phim “Quan Công võ thánh” của Vương Hảo Lâm + Trần Hảo Phóng(1990)Phim “ Quan Vân Trường” của Felix Chong(2011)Suy cho cùng, Quan Công không chỉ là 1 nhân vật lịch sử văn võ song toàn mà đã trở thành một vị thần trong lòng hậu thế. Chính tài nghệ, đức độ, nhân cách tốt đẹp ấy đã khiến ông sống mãi với thời gian. Cảm ơn mọi người vì đã lắng nghe <3

Tài liệu đính kèm:

  • pptxthuyet_trinh_nhan_vat_quan_cong.pptx