Ôn tập Hóa học THCS

Ôn tập Hóa học THCS

I. CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống đề hoàn thành các câu sau:

1. Đơn chất là những chất tạo nên từ một (1) nguyên tố hóa học. Ví dụ: Na (2); Fe (3); H2 (4).

2. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai (5) nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: NaCl (6); CaCO3 (7); CaO (8)

3. Phân tử là hạt đại diện cho chất (9) gồm một số nguyên tử liên kết (10) với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóahọc của chất.

4. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất, gồm một kí hiệu (11) hóa học (đơn chất) hay hai (12), ba (13), kí hiệuhóa học (hợp chất) và chỉ số (14) ở chân mỗi kí hiệu. Ví dụ: Fe (15); N2 (16); CuSO4 (17).

5. Hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tố là con số biểu diễn khả năng liên kết (18) của nguyên tử haynhóm nguyên tử theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị (hóa trị 1 (19)) và hóa trị của O chọn là hai đơn vị (hóa trị2 (20).

6. Trong công thức AxBy với A, B có hóa trị lần lượt là a và b thì mối liên hệ giữa a, b, x, y là ax=by (21)

pdf 8 trang ngocvu90 16041
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 1 
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN – TÊN NGUYÊN TỐ, NHÓM NGUYÊN TỐ – 
KÍ HIỆU HÓA HỌC, CÔNG THỨC HÓA HỌC 
I. CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN 
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống đề hoàn thành các câu sau: 
1. Đơn chất là những chất tạo nên từ một (1) nguyên tố hóa học. Ví dụ: Na (2); Fe (3); H2 (4). 
2. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai (5) nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: NaCl (6); CaCO3 (7); CaO (8) 
3. Phân tử là hạt đại diện cho chất (9) gồm một số nguyên tử liên kết (10) với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa 
học của chất. 
4. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất, gồm một kí hiệu (11) hóa học (đơn chất) hay hai (12), ba (13), kí hiệu 
hóa học (hợp chất) và chỉ số (14) ở chân mỗi kí hiệu. Ví dụ: Fe (15); N2 (16); CuSO4 (17). 
5. Hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tố là con số biểu diễn khả năng liên kết (18) của nguyên tử hay 
nhóm nguyên tử theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị (hóa trị 1 (19)) và hóa trị của O chọn là hai đơn vị (hóa trị 
2 (20). 
6. Trong công thức AxBy với A, B có hóa trị lần lượt là a và b thì mối liên hệ giữa a, b, x, y là ax=by (21) 
Câu 2 : Hoàn thành thông tin còn thiếu trong các bảng sau: 
Bảng 1 
Tên 
nguyên tố 
Kí hiệu 
hóa học 
Hóa trị Khối lượng 
nguyên tử 
(đvC) 
Kim loại 
(KL)/Phi kim 
(PK) 
Natri Na I 23 KL 
Kali K I 39 KL 
Magie Mg II 24 KL 
Canxi Ca II 40 KL 
Bari Ba II 137 KL 
Nhôm Al II 27 KL 
Kẽm Zn II 65 KL 
Sắt Fe II, III 56 KL 
Đồng Cu I (ít gặp), II 64 KL 
Bạc Ag I 108 KL 
Hiđro H I 1 PK 
Cacbon C II, IV 12 PK 
Nitơ N I, II, III, IV, V 14 PK 
Photpho P III, IV 31 PK 
Oxi O II 16 PK 
Lưu huỳnh S II, IV 32 PK 
Flo F I 19 PK 
Clo Cl I 35,5 PK 
Brom Br I 80 PK 
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 2 
Bảng 2 
Tên gốc Kí hiệu 
hóa học 
Hóa trị Khối lượng (đvC) 
clorua Cl I 35,5 
bromua Br I 80 
nitrat NO3 I 62 
cacbonat CO3 II 60 
sunfit SO3 II 80 
sunfat SO4 II 96 
photphat PO4 III 95 
hiđrosunfit HSO3 I 81 
hiđrocacbonat HCO3 I 61 
hiđrosunfat HSO4 I 97 
đihiđrophotphat H2PO4 I 97 
hiđrophotphat HPO4 II 96 
hiđroxit OH I 17 
Câu 3: 
1. Lập công thức của các axit có gốc axit lần lượt là Cl, NO3, SO4, SO3, PO4. 
Đáp số: HCl; HNO3; H2SO4; H2SO3; H3PO4. 
2. Lập công thức oxit của các kim loại Na, Ba, Al, Zn, Mg, Fe. 
Đáp số: Na2O; BaO; Al2O3; ZnO; MgO; FeO; Fe2O3 
3. Lập công thức oxit của các phi kim H, S, C, N, P. 
Đáp số: H2O; SO2; SO3; CO; CO2; N2O; NO, N2O3; NO2; N2O5. 
4. Lập công thức hiđroxit của các kim loại Na, Ca, Mg, Zn, Al, Fe. 
Đáp số: NaOH; Ca(OH)2; Mg(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Fe(OH)2; Fe(OH)3. 
5. Lập công thức muối tạo bởi gốc NO3 với các kim loại K, Mg, Zn, Fe. 
Đáp số: KNO3, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. 
6. Lập công thức muối tạo với gốc SO4 với các kim loại K, Mg, Zn, Fe. 
Đáp số: K2SO4, MgSO4, ZnSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3. 
Câu 4: Xác định công thức của các hợp chất vô cơ trong các trường hợp sau: 
1. Sắt oxit có tỉ số khối lượng sắt và oxi là 21: 8. 
Hướng dẫn giải 
Fe O 3 4
21 8 3 4
n : n : : 3 : 4 Oxit saét laø Fe O ; M 232
56 16 8 8
2. Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố là C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3:8. 
Đáp số: 44. 
Hướng dẫn giải 
C O 2 X
3 8 1 2
n : n : : 1: 2 X laø CO ; M 44
12 16 4 4
3. Phân tích một hợp chất vô cơ X, thấy phần trăm về khối lượng của các nguyên tố như sau: 45,95% K, 16,45% N, 
37,6% O. 
Hướng dẫn giải 
K N O 2 X
45,95 16,45 37,6
n : n : n : : 1,178:1,175: 2,35 1:1: 2 X laø KNO ; M 85
39 14 16
4. Phân tích một hợp chất vô cơ X, thấy phần trăm về khối lượng của các nguyên tố Na, S, O lần lượt là 20,72%; 
28,82% và 50,46%. 
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 3 
Đáp số: 222. 
Hướng dẫn giải 
Na S O 2 2 7 X
20,72 28,82 50,46
n : n : n : : 0,9 : 0,9 :3,15 1:1:3,5 2 : 2 : 7 X laø Na S O ; M 222
23 32 16
II. CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM 
1. Trắc nghiệm lý thuyết 
● Mức độ nhận biết, thông hiểu 
Câu 1: Đơn chất là chất tạo nên từ 
A. một chất. B. một nguyên tố hoá học. 
C. một nguyên tử. D. một phân tử. 
Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất? 
A. CH4, H2SO4, NO2, CaCO3. B. K, N2, Na, H2, O2. 
C. Cl2, Br2, H2O, Na. D. CH4, FeSO4, CaCO3, H3PO4. 
Câu 3: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất? 
A. Fe(NO3), NO, C, S. B. Mg, K, S, C, N2. 
C. Fe, NO2, H2O. D. Cu(NO3)2, KCl, HCl. 
Câu 4: Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học? 
A. Chỉ có 1 nguyên tố. B. Chỉ từ 2 nguyên tố. 
C. Chỉ từ 3 nguyên tố. D. Từ 2 nguyên tố trở lên. 
Câu 5: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất? 
A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử. 
C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại. 
Câu 6: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất? 
A. CaCO3, NaOH, Fe, NaCl. B. FeCO3, NaCl, H2SO4, NaOH. 
C. NaCl, H2O, H2, NaOH. D. HCl, NaCl, O2 , CaCO3. 
Câu 7: Dãy chất sau đây đều là hợp chất? 
A. Cl2, KOH, H2SO4, AlCl3. B. CuO, KOH, H2SO4, AlCl3. 
C. CuO, KOH, Fe, H2SO4. D. Cl2, Cu, Fe, Al. 
Câu 8: Trong số các chất sau: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH số đơn chất và hợp chất là: 
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 5 đơn chất và 1 hợp chất. 
C. 2 đơn chất và 4 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất. 
Câu 9: Có các chất: O2, Al, NO2, Ca, Cl2, N2, FeO, I2 số các công thức đơn chất và hợp chất là: 
A. 6 hợp chất và 2 đơn chất. B. 5 đơn chất và 3 hợp chất. 
C. 3 đơn chất và 5 hợp chất. D. 2 hợp chất và 6 đơn chất. 
Câu 10: Trong các chất sau đây, chất nào là đơn chất? 
A. Khí cacbonic do hai nguyên tố tạo nên là C, O. 
B. Than chì do nguyên tố C tạo nên. 
C. Axit clohiđric do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl. 
D. Nước do hai nguyên tố cấu tạo nên H, O. 
Câu 11: Cho các chất sau: 
(1) Khí nitơ do nguyên tố N tạo nên; 
(2) Khí cacbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên; 
(3) Natri hiđroxit do 3 nguyên tố Na, O và H tạo nên; 
(4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên. 
Trong những chất trên, chất nào là đơn chất? 
A. (1); (2). B. (2); (3). C. (3); (4). D. (1); (4). 
Câu 12: Cho các dữ kiện sau: 
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 4 
(1) Khí hiđro do nguyên tố H tạo nên; 
(2) Khí canbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên; 
(3) Khí sunfurơ do 2 nguyên tố S và O tạo nên; 
(4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên. 
Hãy chọn thông tin đúng: 
A. (1), (2): đơn chất. B. (1), (4): đơn chất. 
C. (1), (2), (3): đơn chất. D. (2), (4): đơn chất. 
Câu 13: Chọn câu đúng trong các câu sau: 
A. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai chất trở lên. 
B. Khí cacbonic tạo bởi 2 nguyên tố là cacbon và oxi. 
C. Khí cacbonic gồm 2 đơn chất cacbon và oxi. 
D. Khí cacbonic gồm chất cacbon và chất oxi tạo nên. 
Câu 14: Trong những câu sau đây, những câu nào sai? 
(a) Nước (H2O) gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi. 
(b) Muối ăn (NaCl) do nguyên tố natri và nguyên tố clo tạo nên. 
(c) Khí cacbonic (CO2) gồm 2 đơn chất cacbon và oxi. 
(d) Axit Sunfuric (H2SO4) do 3 nguyên tố hiđro, lưu huỳnh và oxi tạo nên. 
(e) Axit clohiđric gồm 2 chất là hiđro và clo. 
A. (a), (b). B. (a), (d). C. (b), (d). D. (c), (e). 
Câu 15: Đá vôi có thành phần chính là canxi cacbonat, khi nung đến khoảng 1000oC thì biến đổi thành 2 chất mới 
là canxi oxit và khí cacbonic (cacbon đioxit). Vậy canxi cacbonat được tạo nên bởi những nguyên tố là: 
A. Ca và O. B. C và O. C. C và Ca. D. Ca, C và O. 
Câu 16: Khi đốt cháy một chất trong oxi thu được khí cacbonic CO2 và hơi nước H2O. Nguyên tố nhất thiết phải có 
trong thành phần của chất mang đốt là 
A. Cacbon và hiđro. B. Cacbon và oxi. 
C. Cacbon, hiđro và oxi. D. Hiđro và oxi. 
Câu 17: Đốt cháy một chất trong oxi, thu được nước và khí cacbonic. Chất đó được cấu tạo bởi những nguyên tố 
nào? 
A. Cacbon. B. Hiđro. 
C. Cacbon và hiđro. D. Cacbon, hiđro và có thể có oxi. 
Câu 18: Đốt cháy X trong khí oxi tạo ra khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Nguyên tố hóa học có thể có hoặc 
không có trong thành phần của X là 
A. cacbon. B. oxi. 
C. cả 3 nguyên tố cacbon, oxi, hiđro. D. hiđro. 
Câu 19: Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị 
A. gam. B. kilogam. C. gam hoặc kilogam. D. cacbon. 
Câu 20: Phân tử khối của hợp chất N2O5 là 
A. 30. B. 44. C. 108. D. 94. 
Câu 21: Phân tử khối của hợp chất H2SO4 là 
A. 68. B. 78. C. 88. D. 98. 
Câu 22: Phân tử khối của FeSO4 là 
A. 150. B. 152. C. 151. D. 153. 
Câu 23: Khối lượng tính bằng đvC của 4 phân tử đồng(II) clorua CuCl2 là 
A. 540. B. 542. C. 544. D. 548. 
Câu 24: Khối lượng của ba phân tử kali cacbonat 3K2CO3 là 
A. 153. B. 318. C. 218. D. 414. 
Câu 25: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất 
A. 1. B. 5. C. 3. D. 6. 
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 5 
Câu 26: Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố Ca, C, O trong công thức CaCO3 là 
A. 1: 1: 1. B. 1: 1: 2. C. 1: 1: 3. D. 2: 1: 3. 
Câu 27: Ba nguyên tử hiđro được biểu diễn là 
A. 3H. B. 3H2. C. 2H3. D. H3. 
Câu 28: Cách viết 2C có ý nghĩa: 
A. 2 nguyên tố cacbon. B. 2 nguyên tử cacbon. 
C. 2 đơn vị cacbon. D. 2 khối lượng cacbon. 
Câu 29: Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử oxi là 
A. 2O. B. O2. C. O2. D. 2O2 
Câu 30: Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là 
A. 4 nguyên tử hiđro. B. 8 nguyên tử hiđro. 
C. 4 phân tử hiđro. D. 8 phân tử hiđro. 
Câu 31: Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: 
A. 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi. B. 1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi. 
C. nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi. D. 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi. 
Câu 32: Công thức của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì? 
A. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra , PTK = 17. 
B. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. 
C. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử H trong phân tử. 
D. PTK = 17. 
Câu 33: Công thức hóa học và phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi 
trong phân tử là 
A. NaNO3, phân tử khối là 85. B. NaNO3, phân tử khối là 86. 
C. NaNO2, phân tử khối là 69. D. NaNO3, phân tử khối là 100. 
Câu 34: Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố khác như thế nào? 
A. H chọn làm 2 đơn vị B. O là 1 đơn vị. 
C. H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị. D. H chọn làm 2 đơn vị, O là 1 đơn vị. 
Câu 35: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I) 
A. CaOH. B. Ca(OH)2 C. Ca2OH. D. Ca3OH. 
Câu 36: Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào viết đúng? 
A. CrO. B. Cr2O3. C. CrO2. D. CrO3. 
Câu 37: Cho Ca(II), PO4(III), công thức hóa học nào viết đúng? 
A. CaPO4. B. Ca2PO4. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3PO4. 
Câu 38: Cho biết Fe(III), SO4(II), công thức hóa học nào viết đúng? 
A. FeSO4. B. Fe(SO4)2. C. Fe2SO4. D. Fe2(SO4)3. 
Câu 39: Hóa trị II của Fe ứng với công thức nào? 
A. FeO. B. Fe3O2. C. Fe2O3. D. Fe3O4. 
Câu 40: Crom có hóa trị II trong hợp chất nào? 
A. CrSO4. B. Cr(OH)3. C. Cr2O3. D. Cr2(OH)3. 
Câu 41: Sắt có hóa trị III trong công thức nào? 
A. Fe2O3. B. Fe2O. C. FeO. D. Fe3O2. 
Câu : Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào? 
A. P2O3. B. P2O5. C. P4O4. D. P4O10. 
Câu 42: Hóa trị của C trong các hợp chất sau: CO, CH4, CO2 là 
A. II, IV, IV. B. II, III, V. C. III, V, IV. D. I, II, III. 
Câu 43: Trong hợp chất FeS2 thì hoá trị của Fe là bao nhiêu? 
A. II. B. IV. C. II và III. D. III. 
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 6 
Câu 44: Hóa trị của đồng, photpho, silic, sắt trong các hợp chất: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3 lần lượt là: 
A. Cu(II ), P(V), Si(IV), Fe(III). B. Cu(I ), P(I), Si(IV), Fe(III). 
C. Cu(I ), P(V), Si(IV), Fe(III). D. Cu(II ), P(I), Si(II), Fe(III). 
Câu 45: Sắt trong hợp chất nào dưới đây có cùng hóa trị với sắt trong công thức Fe2O3? 
A. FeSO4. B. Fe2SO4. C. Fe2(SO4)2. D. Fe2(SO4)3. 
Câu 46: Một oxit của crom là Cr2O3. Muối trong đó crom có hoá trị tương ứng là 
A. CrSO4. B. Cr2(SO4)3. C. Cr2(SO4)2. D. Cr3(SO4)2. 
Câu 47: Công thức hóa học nào đây sai? 
A. NaOH. B. ZnOH. C. KOH. D. Fe(OH)3. 
Câu 48: Công thức nào sau đây không đúng? 
A. BaSO4. B. BaO. C. BaCl. D. Ba(OH)2. 
Câu 49: Công thức hoá học đúng là 
A. Al(NO3)3. B. AlNO3. C. Al3(NO3). D. Al2(NO3) . 
Câu 50: Hãy chọn công thức hoá học đúng là 
A. BaPO4. B. Ba2PO4. C. Ba3PO4. D. Ba3(PO4)2. 
Câu 51: Hãy chọn công thức hoá học đúng là 
A. CaPO4. B. Ca2(PO4)2. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3(PO4)3. 
Câu 52: Dãy gồm các công thức hóa học đúng là: 
A. KCl, AlO, S. B. Na, BaO, CuSO4. C. BaSO4, CO, BaOH. D. SO4, Cu, Mg. 
Câu 53: Dãy chất gồm tất cả các chất có công thức hóa học viết đúng là 
A. NaCO3, NaCl, CaO. B. AgO, NaCl, H2SO4. 
C. Al2O3, Na2O, CaO. D. HCl, H2O, NaO. 
Câu 54: Cho một số công thức hóa học: MgCl, Ba3(SO4)2, Na2O, KCO3, HSO4. Số công thức hóa học viết sai là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
2. Trắc nghiệm tính toán 
a. Xác định số nguyên tử, hóa trị, nguyên tử khối, kí hiệu của nguyên tử trong hợp chất 
● Mức độ thông hiểu 
Câu 1: Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là 
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 
Câu 2: Hợp chất X có công thức Fe(NO3)x và có khối lượng phân tử là 242. Giá trị của x là 
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. 
Câu 3: Một oxit có công thức M2Ox có phân tử khối là 102. Biết nguyên tử khối của M là 27, hóa trị của M là 
A. I. B. II. C. III. D. IV. 
Câu 4: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? 
A. Ca. B. Na. C. K. D. Fe. 
Câu 5: Thêm 5 đvC cho khối lượng nguyên tử của nguyên tố X để nguyên tử khối của nó bằng hai lần nguyên tử 
khối của oxi. X là 
A. Mg. B. Ca. C. Fe. D. Al. 
Câu 6: Kim loại M tạo ra oxit M2O3 có phân tử khối của oxit là 160. Nguyên tử khối của M là 
A. 24. B. 27. C. 56. D. 64. 
Câu 7: Hợp chất M có công thức hóa học Na2RO3 có phân tử khối bằng 126. R là nguyên tố nào? 
A. C. B. Si. C. P. D. S. 
Câu 8: Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4 có phân tử khối là 120. Kim loại M là 
A. magie. B. đồng. C. sắt. D. bạc. 
Câu 9: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH)3 có phân tử khối là 78. Nguyên tử khối của M là 
A. 24. B. 27. C. 56. D. 64. 
Câu 10: Phân tử khối của hợp chất tạo ra từ 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử R là 102 đvC. Nguyên tử khối của R là 
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 7 
A. 46. B. 27. C. 54. D. 23. 
b. Tính phần trăm khối lượng nguyên tố trong hợp chất 
Câu 11: Phần trăm khối lượng của Fe trong Fe3O4 là 
A. 74,12%. B. 71,42%. C. 72,41%. D. 72,5%. 
Câu 12: Hợp chất trong đó sắt chiếm 77,77% khối lượng là 
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS. 
Câu 13: Oxit trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng là 
A. MgO. B. ZnO. C. CuO. D. FeO. 
Câu 14: Tỉ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố Ca, C, O trong CaCO3 lần lượt là: 
A. 40%; 40%; 20%. B. 20%; 40%; 40%. C. 40%; 12%; 48%. D. 10%; 80%; 10%. 
Câu 15: Trong hợp chất CuSO4 phần trăm khối lượng của Cu, S, O lần lượt là: 
A. 30%; 20%; 50%. B. 40%; 20%; 40%. C. 25%; 50%; 25%. D. 30%; 40%; 30%. 
c. Lập công thức của hợp chất 
● Mức độ thông hiểu 
Câu 16: Hai nguyên tử M kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 
25,8% về khối lượng. Công thức của oxit là 
A. K2O. B. Cu2O. C. Na2O. D. Ag2O. 
Câu 17: Trong phân tử nước, tỉ số khối lượng giữa các nguyên tố H và O là 1: 8. Tỉ lệ số nguyên tử H và O trong 
phân tử nước là 
A. 1: 8. B. 2: 1. C. 3: 2. D. 2: 3. 
Câu 18: Sắt sunfua là hợp chất chứa 63,6% Fe và 36,4 % S. Sắt sunfua có công thức hóa học là 
A. Fe2S3. B. Fe2S. C. FeS2. D. FeS. 
Câu 19: Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu 
huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất M có thể là 
A. SO2. B. SO3. C. SO4. D. S2O3. 
Câu 20: Một oxit lưu huỳnh có thành phần gồm 2 phần khối lượng lưu huỳnh và 3 phần khối lượng oxi. Công thức 
hoá học của oxit là 
A. SO. B. SO2. C. SO3. D. S2O4. 
Câu 21: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố C và H, trong đó nguyên tố H chiếm 25% về khối lượng trong hợp chất. 
Công thức hóa học của X là 
A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C2H6. 
Câu 22: Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C với O lần lượt 
là 3:8. X có khối lượng phân tử là 
A. 28. B. 44. C. 64. D. 32. 
Câu 23: Một hợp chất được cấu tạo bởi cacbon và hiđro có tỉ lệ khối lượng là mC : mH = 4:1. Công thức hóa học 
của hợp chất là 
A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C6H6. 
Câu 24: Trong nước mía ép có chứa một loại đường có thành phần các nguyên tố là: 42,11% C; 6,43% H; 51,46% 
O và phân tử khối là 342. Công thức hoá học đơn giản của đường trong nước mía ép là 
A. C6H12O6. B. C12H22O10. C. C12H22O11. D. C2H4O2. 
● Mức độ vận dụng 
Câu 25: Phân tích định lượng muối vô cơ X, nhận thấy có 46,94% natri; 24,49% cacbon và 28,57% nitơ về khối 
lượng. Phân tử khối của X là 
A. 49. B. 72. C. 61. D. 63. 
Câu 26: Phân tích một hợp chất vô cơ X, nhận thấy có 15,8% nhôm; 28,1% lưu huỳnh và 56,1% oxi về khối lượng. 
Phân tử khối của X là 
A. 294. B. 342. C. 123. D. 150. 
Câu 27: Oxit có công thức hoá học RO2, trong đó mỗi nguyên tố chiếm 50% khối lượng. Khối lượng của R trong 1 
mol oxit là 
Cô Thương – TYNo1 – 0985366275. KHÓA LUYỆN THI THPTQG - K59. Lấy lại gốc hóa 8, 9 cho học sinh mới vào lớp 10 
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 8 
A. 16 gam. B. 32 gam. C. 48 gam. D. 64 gam. 
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 1,368 gam một hợp chất X, thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 2,304 gam SO2. Công 
thức của X là 
A. CS. B. CS2. C. CS3. D. C2S5. 
ĐỂ NHẬN FILE WORD ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG LÍ THUYẾT – 
BÀI TẬP ÔN TẬP VUI LÒNG LIÊN HỆ 
0985.366.275 HOẶC 0919.955.877 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_hoa_hoc_thcs.pdf