Kế hoạch bài dạy Thể dục 10 (Sách Cánh Diều) - Năm học 2022-2023 - Vũ Văn Tiên

Kế hoạch bài dạy Thể dục 10 (Sách Cánh Diều) - Năm học 2022-2023 - Vũ Văn Tiên

I. MỤC TIÊU

 1.Về kiến thức

- Nhận biết được một số yếu tố thiên nhiên( không khí, nước, ánh sáng ) và tầm quan trọng của dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.

- Sử dụng được một số yếu tố thiên nhiên và dinh dưỡng hợp lý để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.

- Hợp tác, giúp đỡ bạn cùng tập hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng và yếu tố tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.

2. Năng lực

+ Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

+ Năng lực riêng:

- Biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, có thói quen vận động và tập luyện thể thao đều đặn

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

 

docx 13 trang Phan Thành 05/07/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Thể dục 10 (Sách Cánh Diều) - Năm học 2022-2023 - Vũ Văn Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B
TỔ: SỬ-ĐỊA-GDTC-GDQPAN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Họ tên GV:Vũ Văn Tiên
KIẾN THỨC CHUNG: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ DINH DƯỠNG 
ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT- 1 Tiết
Môn: GDTC; lớp: 10 Sách Cánh Diều. 
MỤC TIÊU
 1.Về kiến thức
 Nhận biết được một số yếu tố thiên nhiên( không khí, nước, ánh sáng ) và tầm quan trọng của dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
Sử dụng được một số yếu tố thiên nhiên và dinh dưỡng hợp lý để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
Hợp tác, giúp đỡ bạn cùng tập hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng và yếu tố tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.
Năng lực
+ Năng lực chung:
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
+ Năng lực riêng: 
Biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, có thói quen vận động và tập luyện thể thao đều đặn
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Phẩm chất
Tự giác, kiên trì tự học và rèn luyện để hoàn thành nội dung học tập.
II/THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên: Máy chiếu, máy tính, Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng đá).
Đối với học sinh: SGK Giáo dục thể chất 10 (Bóng đá).
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu
Nội dung
Sản phẩm
Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Mở đầu (6-8 p)
- Tạo tâm thế cho HS khi bước vào giờ học.
- Khởi động tư duy, tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài học.
- Nâng cao mức độ hoạt động của các cơ quan chức năng, tạo tâm thế sẵn sàng cho HS.
-GV nêu vấn đề về một số loại thực phẩm nên và không nên ăn trước khi luyện tập thể thao; HS trả lời câu hỏi.
- (SP1)
Câu trả lời của HS một số số loại thực phẩm nên ăn, nên tránh và nguyên tắc dinh dưỡng trước khi luyện tập thể thao mà em biết và thường gặp trong đời sống hằng ngày
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV điểm danh, hỏi thăm tình trạng sức khỏe học sinh, phổ biến nội dung và mục tiêu bài học.
 - GV dẫn dắt: Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình tập luyện thể thao, giúp em đạt được mục tiêu của tập luyện. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số loại thực phẩm nên ăn, nên tránh và nguyên tắc dinh dưỡng trước khi tập luyện thể thao. 
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 3:Tổ chức báo cáo
- GV đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Nguyên tắc dinh dưỡng:không nên ăn quá no, nên ăn thức ăn dễ hấp thụ, tránh thức ăn nhiều xơ, giảm muối, 
+ Nên ăn chuối, nước trái cây trước khi tập luyện thể thao. Nên tránh các thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhanh, caffe, kẹo, thịt đỏ không được uống rượu, bia trước khi tập luyện vì sẽ có nguy cơ bị chấn thương, khó kiểm soát hành vi, mất nước, giảm khả năng xử lý tình huống.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích động viên HS. 
- GV dẫn dắt vào bài học: Các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất của chúng ta. Ở mỗi thời kỳ phát triển, yếu tố tự nhiên và nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Vậy chúng ta cần sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo và phù hợp? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (12-15p)
-Thông qua hoạt động, HS nắm được các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất bao gồm: các yếu tố của không khí, ánh sáng mặt trời, môi trường nước, địa hình
-Thông qua hoạt động, HS nắm được các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát tranh ảnh SGK tr.5-8, thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát tranh ảnh SGK tr.8-12, thực hiện nhiệm vụ học tập.
-Trình bày theo nhóm các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
- Trình bày theo nhóm các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Môi trường tự nhiên chứa đựng trong đó cả yếu tố có lợi và có hại đối với sức khoẻ con người. Sử dụng hợp lí các yếu tố của môi trường tự nhiên có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả luyện tập thẻ dục thể thao (TDTT) vì mục đích sức khoẻ.
- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát tranh ảnh SGK tr.5-8, thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1:Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của không khí để luyện tập.
+ Nhóm 2:Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của ánh sáng mặt trời để luyện tập.
+ Nhóm 3:Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của môi trường nước để luyện tập.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
- GV theo dõi phần thảo luận của các thành viên trong từng nhóm, của mỗi nhóm, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3:Tổ chức báo cáo
 - GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của không khí để luyện tập.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của ánh sáng mặt trời để luyện tập.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của môi trường nước để luyện tập..
- GV mời đại diện các nhóm nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu chưa rõ). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
- GV nhận xét, đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của HS, chuyển sang nội dung mới.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát tranh ảnh SGK tr.7-10, thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1:Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động thể lực.
+ Nhóm 2:Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tầm quan trọng của nước. 
- GV rút ra kết luận: Cơ thể cần phải có đủ chất dinh dưỡng. Sự thừa hay thiếu các chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khỏe. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
- GV theo dõi phần thảo luận của các thành viên trong từng nhóm, của mỗi nhóm, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu việc sử dụng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động thể lực 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hướng của chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tầm quan trọng của nước.
- GV mời đại diện các nhóm nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu chưa rõ). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 10-12 phút)
- Thông qua hoạt động, HS củng cố được nội dung kiến thức của bài học.
GV hướng dẫn HS viết ra các từ khóa của bài học liên quan tới chủ đề các yếu tố dinh dưỡng; HS viết từ khóa lên bảng
Các từ khóa của bài học liên quan tới chủ đề các yếu tố dinh dưỡng.
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân:Viết ra các từ khóa liên quan tới chủ đề các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
-HS vận dụng kiến thức đã học, viết ra các từ khóa trong bài học. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3:Tổ chức báo cáo
- GV mời đại diện HS lên bảng, viết các từ khóa có liên quan đến bài học về chủ đề các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng.
- GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
 - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
Thông qua hoạt động, HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học về các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
GV nêu nhiệm vụ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập SGK tr.12
Trả lời được câu hỏi SGK tr.12
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu cho HS thảo luận theo nhóm: 
+ Trong những ngày nắng nóng, thời điểm nào thích hợp để luyện tập bóng đá?
+ Khi luyện tập bóng đá trong những ngày không khí có độ ẩm cao, thời tiết lạnh giá cần chú ý điều gì? 
+ Trình bảy tác dụng và tác hại của ánh sáng mặt trời đối với cơ thể khi hoạt động TDTT.
+ Nêu vai trò của thức ăn và nước uống trong luyện tập và thi đấu TDTT. 
+ Vì sao trong luyện tập và thi đấu TDTT, cơ thể phải được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng?
+ Hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước. 
+ Kể tên một số chất dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày của bản thân
- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3:Tổ chức, điều hành, báo cáo
- - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Trong những ngày nắng nóng, thời điểm thích hợp để luyện tập bóng đá: có nhiệt độ không khí thấp như sáng sớm, cuối buổi chiều.
+ Khi luyện tập bóng đá trong những ngày không khí có độ ẩm cao, thời tiết lạnh giá cần chú ý: không luyện tập vào thời điểm có nhiệt độ thấp, nơi có gió lùa, khởi động kĩ trước khi luyện tập, đâm bảo đủ ấm cho cơ thể. 
+ Tác dụng và tác hại của ánh sáng mặt trời đối với cơ thể khi hoạt động TDTT: 
Tác dụng: thúc đẩy quá trình phát triển của xương, tăng khả năng miễn dịch và chức năng hoạt động của não bộ, hệ tìm mạch, ngăn ngừa một số bệnh tật,... 
Tác hại: gây ra những tổn thưởng về da, mắt và sức khoẻ.
+ Vai trò của thức ăn và nước uống trong luyện tập và thi đấu TDTT: giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động; nước giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, vận chuyển các chất dinh dưỡng...
+ Trong luyện tập và thi đấu TDTT, cơ thể phải được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng: giúp cơ thể có thể cân bằng và huy động lượng nước, lượng calo đã tiêu hao trong quá trình vận động.
+ Biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước: khát nước; uể oải, mệt mỏi nhanh; khả năng hồi phục chậm và những rối loạn về ý thức hoặc vận động,...
+ Tên một số chất dinh đưỡng trong thức ăn hằng ngày của bản thân: Profein, carbohydrate, lipid, vitamin, chất khoáng.
- GV mời HS nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
-GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
Hoạt động 5: Hồi tĩnh (Kết thúc) (5 phút)
- Hướng dẫn tự học
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn HS sử dụng SGK, các video, clip trên mạng để vận dụng vào luyện tập
Biết vận dụng các yếu tố thiên nhiên, chế độ dinh dưỡng vào tập luyện.
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hướng dẫn HS cách vận dụng bài học; nhận xét giờ học
- Hướng dẫn HS sử dụng SGK, xem video clip để tự tập .
- Yêu cầu nhiệm vụ của buổi tập sau
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tiếp nhận bài tập của GV: Tự tập luyện ngoài giờ, các tình huống vận dụng.
Bước 3:Tổ chức báo cáo
GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
Tiết 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
	PHẦN II. THỂ THAO TỰ CHỌN - BÓNG ĐÁ
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ MÔN BÓNG ĐÁ, KỸ THUẬT DI CHUYỂN; KỸ THUẬT SỬ DỤNG LÒNG BÀN CHÂN TRONG BÓNG ĐÁ
BÀI 1: Lich sử môn Bóng Đá, kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân (8 tiết)
Tiết 01: Lịch sử ra đời và phát triển của môn Bóng Đá
I. Mục tiêu
1. Năng lực: 
 Năng lực chung: 
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo cặp đôi, theo tổ, theo nhóm. 
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động trao đổi, thực hiện nhiệm vụ học tập với giáo viên.
Năng lực riêng: 
Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn Bóng đá ở Việt Nam và trên thế giới.
Tích cực, chủ động trong học tập và tìm kiếm thông tin về lịch sử ra đời, phát triển của môn Bóng đá. 
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng đá).
Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học Lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá. 
2. Đối với học sinh
SGKGiáo dục thể chất 10 (Bóng đá). 
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình dạy học 
Mục tiêu
Nội dung
Sản phẩm
Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Mở đầu (5 p)
- Tạo tâm thế cho HS khi bước vào giờ học.
- Khởi động tư duy, tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài học.
- Nâng cao mức độ hoạt động của các cơ quan chức năng, tạo tâm thế sẵn sàng cho HS.
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và mục tiêu bài học
-GV cho HS quan sát hình ảnh về Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) và đặt câu hỏi gợi ý cho HS 
-HS hoạt động theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra có liên quan đến Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA)
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh và trả lời 
câu hỏi:
+ Tổ chức này có tên gọi là gì?
+ Tổ chức này được thành lập khi nào?
+ Tổ chức này được thành lập ở đâu?
+ Ai là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này?
+ Tại sao đến nay tổ chức này vẫn phát triển mạnh mẽ?
+ Tổ chức này hoạt động như thế nào?
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS lắng nghe nội dung và mục tiêu bài học. 
- HS quan sát hình ảnh, trao đổi theo nhóm và dựa vào hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ.
-HS các nhóm thảo luận và cử ra HS đại diện của nhóm trả lời câu hỏi của GV đưa ra 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3:Tổ chức báo cáo
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Tổ chức này có tên Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA).
+ Tổ chức này được thành lập năm 1904.
+ Robert Guerin làm chủ tịch đầu tiên. 
+ FIFA đặt trụ sở tại Zürich, và là một hiệp hội được thiết lập dưới luật pháp của Thụy Sĩ.
+ Bên cạnh cơ quan toàn cầu còn có sáu liên đoàn châu lục được công nhận bởi FIFA nhằm giám sát các trận đấu trên các lục địa và khu vực trên thế giới. Các hiệp hội thành viên, và không phải là liên đoàn châu lục là thành viên của FIFA. Các liên đoàn châu lục được quy định trong điều lệ của FIFA, trở thành thành viên của liên đoàn châu lục là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của FIFA.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
- - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học:Ngày nay, bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình. Theo một cuộc thăm dò do FIFA tiến hành năm 2001, có trên 240 triệu người từ trên 200 quốc gia thường xuyên chơi bóng đá. Tuy nhiên, mỗi chúng ta có thể chưa nắm rõ bóng đá có lịch sử ra đời, phát triển như thế nào ? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay –Bài 1: Lịch sử ra đời, phát triển môn bóng đá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15p)
- Thông qua hoạt động, HS:
- Nắm được nguồn gốc ra đời môn Bóng đá.
- Nắm được sự phát triển của bóng đá hiện đại 
- Thông qua hoạt động, HS nắm được lịch sử ra đời và quá trình phát trình môn bóng đá ở Việt Nam
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, trình bày nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy. 
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, trình bày nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy
Nắm được nguồn gốc ra đời môn Bóng đá.
Nắm đượ sự phát triển của bóng đá hiện đại
- Sơ đồ tư duy thể hiện:
- Lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá ở Việt Nam.
- Những bước tiến lớn và thành tựu đạt được của bóng đá Việt Nam
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng tìm hiểu, trình bày về một nội dung) dưới dạng sơ đồ tư duy:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về nguồn gốc môn Bóng đá.
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về sự phát triển của bóng đá hiện đại.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS làm việc theo các nhóm, tìm hiểu về 2 nội dung GV đưa ra. 
- GV quan sát ý thức, sự chuẩn bị, chủ động tham gia của các nhóm, cá nhân để động viên, nhắc nhở, khuyến khích kịp thời, tạo sự hứng thú đối với nội dung trình bày. 
Bước 3:Tổ chức báo cáo
- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình về nội dung được phân công:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về nguồn gốc môn Bóng đá.
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về sự phát triển của bóng đá hiện đại.
- GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
- GV nhận xét, đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng tìm hiểu, trình bày về một nội dung) dưới dạng sơ đồ tư duy:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá ở Việt Nam. 
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về những bước tiến lớn và thành tựu đạt được của bóng đá Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo các nhóm, tìm hiểu về 2 nội dung GV đưa ra. 
- GV quan sát ý thức, sự chuẩn bị, chủ động tham gia của các nhóm, cá nhân để động viên, nhắc nhở, khuyến khích kịp thời, tạo sự hứng thú đối với nội dung trình bày. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình về nội dung được phân công:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá ở Việt Nam. 
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về những bước tiến lớn và thành tựu đạt được của bóng đá Việt Nam.
- GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 15 phút)
- Thông qua hoạt động, HS ghi lại được một số nội dung chính đã học vào vở (lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá thế giới; lịch sử ra đời và phát triển môn bóng đá ở Việt Nam).
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, chốt và ghi lại một số nội dung chính đã học vào vở (lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá thế giới; lịch sử ra đời và phát triển môn bóng đá ở Việt Nam).
- Ghi vào vở lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá thế giới; lịch sử ra đời và phát triển môn bóng đá ở Việt Nam.
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- - GV giao nhiệm vụ cho HS: Từ những nội dung đã thảo luận và hình thành ở sơ đồ tư duy, em hãy chốt và ghi lại một số nội nội dung chính đã học vào vở vở (lịch sử ra đời, phát triển môn Bóng đá thế giới; lịch sử ra đời và phát triển môn bóng đá ở Việt Nam).
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS làm việc cá nhân, sử dụng sơ đồ tư duy đã có để tóm tắt và ghi lại một số nội dung chính vào vở.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết
Bước 3:Tổ chức báo cáo
- - GV mời đại diện HS trình bày ngắn gọn những nội dung đã được ghi.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
 - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
- Thông qua hoạt động, HS củng cố, mở rộng các kiến thức có liên quan đến sự ra đời và phát triển môn Bóng đá.
-GV tổ chức và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi đã nêu
-HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi (sưu tầm, tìm hiểu tư liệu) và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bóng đại hiện đại ra đời năm nào?
+ Hiện nay, FIFA có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên?
+ Bóng đá xuất hiện tại Việt Nam trong thời kì nào?
+ Hãy nêu sự phát triển của nền Bóng đá Việt Nam sau 1975 đến nay. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm đôi, sưu tầm, tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet để thực hiện nhiệm vụ. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp:
+ Bóng đá hiện đại ra đời năm 1863.
+ Hiện nay FIFA 211 quốc gia và vùng lãnh thổ.
+ Bóng đá xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
+ Sự phát triển của nền Bóng đá Việt Nam sau năm 1975 đến nay: Nhiều đội bóng đá chuyên nghiệp nam, nữ được thành lập. Bóng đá Việt Nam cũng đã có những bước tiễn lớn tại các giải thi đấu quốc tế của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Theo xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá thế giới vào tháng 12 - 2020, Việt Nam xếp hạng thứ 93 trong số các đội tuyển bóng đá quốc gia.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
Hoạt động 5: Hồi tĩnh (Kết thúc) (5 phút)
- Hướng dẫn tự học
Thực hiện nhận xét tiết học, hướng dẫn HS sử dụng SGK, các video, clip trên mạng 
Hoàn thành bài học.
Phẩm chất, năng lực hình thành
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn HS sử dụng SGK, xem video để biết thêm về lịch sử môn Bống Đá .
- Yêu cầu nhiệm vụ của buổi tập sau
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tiếp nhận bài tập của GV: 
Bước 3:Tổ chức báo cáo
GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận
-GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_the_duc_10_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_2023.docx