Giáo án Toán 10 (Sách Cánh Diều) - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hà Anh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ∀,∃.
Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp cơ bản.
Nhận biết khái niệm và sử dụng đúng các thuật ngữ: định lí, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 10 (Sách Cánh Diều) - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hà Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án toán 10 Cánh diều Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC. TẬP HỢP BÀI 1: MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ∀, ∃. Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp cơ bản. Nhận biết khái niệm và sử dụng đúng các thuật ngữ: định lí, giả thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - HS tiếp cận với hai khẳng định cùng câu hỏi để đặt HS vào tình huống có vấn đề. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về mệnh đề toán học. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu hình ảnh, cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu các khẳng định có tính đúng hoặc sai trong toán học và các vấn đề liên quan đến nó." B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Mệnh đề toán học. Mệnh đề chứa biến. Phủ định của một mệnh đề. a) Mục tiêu: - Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định. - Xác định được tính đúng sai của mệnh đề. b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ thực hiện các HĐ1, 2, 3, 4, làm Luyện tập 1, 2, 3, 4 và đọc hiểu các Ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức của bài học, nêu được ví dụ về mệnh đề toán học, mệnh đề chứa biến, phủ định của mệnh đề và xét tính đúng sai của mệnh đề. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mệnh đề toán học - GV cho HS thực hiện HĐ1, + Giới thiệu: phát biểu của bạn H'Maryam là một câu khẳng định về một sự kiện toán học, đó gọi là mệnh đề toán học. + Chú ý: Khi không sợ nhầm lẫn, ta thường gọi tắt là mệnh đề. → GV nhấn mạnh mệnh đề toán học là một khẳng định về một sự kiện toán học. - HS đọc hiểu Ví dụ 1, nhận biết mệnh đề toán học. - GV cho HS làm Luyện tập 1, nêu ví dụ về mệnh đề toán học. - GV giới thiệu: người ta thường sử dụng các chữ cái P, Q, R, . để biểu thị các mệnh đề toán học. - HS làm HĐ2. - Từ đó GV HS phải biết được mệnh đề toán học phải hoặc đúng hoặc sai. + GV giới thiệu về mệnh đề đúng, mệnh đề sai. - HS đọc hiểu Ví dụ 2. - HS làm Luyện tập 2: HS cho ví dụ về mệnh đề đúng, mệnh đề sai. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mệnh đề chứa biến - GV cho HS làm HĐ3, GV giới thiệu về câu "n chia hết cho 3" + Ta chưa khẳng định được tính đúng sai, tuy nhiên với mỗi giá trị của n thuộc tập số tự nhiên ta lại thu được một mệnh đề đúng hoặc sai. ⟶ Đó gọi là mệnh đề chứa biến. - GV giới thiệu về kí hiệu mệnh đề chứa biến. - HS đọc hiểu Ví dụ 3. - HS làm Luyện tập 3: nêu ví dụ về mệnh đề chứa biến. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về phủ định của một mệnh đề - HS thực hiện HĐ4, - Từ đó GV giới thiệu về mệnh đề phủ định: + Mệnh đề P và P. + Mệnh đề P và P là hai phát biểu trái ngược nhau. + Nếu P đúng thì P đúng hay sai? Nếu P sai thì P đúng hay sai? →Từ đó tổng kết cho HS đọc lại nội dung trong khung kiến thức SGK. - HS đọc Ví dụ 4, GV cho HS phát biểu lại mệnh đề phủ định của A và B. - HS làm Luyện tập 4. - GV cho HS chú ý: về cách thông thường để phủ định một mệnh đề. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - GV hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. I. Mệnh đề toán học HĐ1: a) Đúng b) Sai. Ví dụ 1 (SGK -tr5) Luyện tập 1: "Số 3 là một số thực". "Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau". HĐ2: Mệnh đề P là khẳng định đúng. Mệnh đề Q là khẳng định sai. Kết luận: Mỗi mệnh đề toán học phải đúng hoặc sai. Một mệnh đề toán học không thể vừa đúng, vừa sai. Ví dụ 2 (SGK – tr 6) Luyện tập 2: Mệnh đề đúng: P: " Phương trình x2 + 2x + 1 = 0 có nghiệm nguyên". Mệnh đề sai: Q: "3 là số hữu tỉ ". II. Mệnh đề chứa biến HĐ3: a) Ta chưa thể khẳng định tính đúng sai của câu trên. b) "21 chia hết cho 3" là một mệnh đề toán học. Mệnh đề trên đúng. c) "10 chia hết cho 3" là một mệnh đề toán học. Mệnh đề trên sai. ⇒ Mệnh đề "n chia hết cho 3" với n là số tự nhiên là một mệnh đề chứa biến. Ta thường kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n); mệnh đề chứa biến x, y là P(x; y).... Ví dụ 3 (SGK – tr 6) Luyện tập 3: P: "2 + n = 5" Q: "x > 3" M: "x + y < 2" III. Phủ định của một mệnh đề HĐ4: Hai câu phát biểu của Kiên và Cường là trái ngược nhau. Kết luận: Cho mệnh đề P. Mệnh đề "Không phải P" được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P và kí hiệu là P. Lưu ý: Mệnh đề đúng khi P sai. Mệnh đề sai khi P đúng. Luyện tập 4: P: "5,15 không phải là một số hữu tỉ". Q: "2023 không phải là số chẵn". Mệnh đề P và Q sai. Ví dụ 4 (SGk – Tr7) Chú ý: Để phủ định một mệnh đề (có dạng phát biểu như trên), ta chỉ cần thêm (hoặc bớt) từ "không" (hoặc "không phải") vào trước vị ngữ của mệnh đề đó. Hoạt động 2: Mệnh đề kéo theo. Mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương a) Mục tiêu: - Nhận biết và thể hiện được khái niệm mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. - Xác định được các điều kiện cần, điều kiện đủ của định lí. - Xác định tính đúng sai của mệnh đề. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm các HĐ5, 6, Luyện tập 5, 6, trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, thiết lập và phát biểu được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mệnh đề kéo theo. - GV trao đổi, trả lời HĐ5. - GV giới thiệu về mệnh đề kéo theo. - GV hỏi thêm: + Nếu P đúng thì mệnh đề P ⇒Q đúng khi nào và sai khi nào? (Nếu P đúng thì: P ⇒Q đúng khi Q đúng, P ⇒ Q sai khi Q sai). + Tùy theo nội dung mà có thể phát biểu mệnh đề theo các cách khác nhau. - HS đọc Ví dụ 5. - GV giới thiệu ở Ví dụ 5 là một định lí. Các định lí thường có được phát biểu dưới dạng mệnh đề gì? (Phát biểu dưới dạng mệnh đề kéo theo). - GV giới thiệu về giả thiết và kết luận, điều kiện đủ, điều kiện cần của định lí. Yêu cầu HS tìm giả thiết, kết luận, phát biểu dưới dạng điều kiện cần, đủ của Ví dụ 5. (Giả thiết: Tam giác ABC có hai góc bằng 60o. Kết luận: Tam giác ABC đều. Tam giác ABC có hai góc bằng 60olà điều kiện đủ để tam giác ABC đều. Tam giác ABC đều là điều kiện cần để có tam giác ABC có hai góc bằng 60o) - HS làm Luyện tập 5 theo nhóm đôi, mỗi nhóm đưa ra hai định lí. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương - HS thực hiện HĐ6. - GV giới thiệu về mệnh đề đảo. - GV hỏi thêm: + Cho mệnh đề: "Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc bằng nhau", tìm mệnh đề đảo của mệnh đề này. (Nếu hai góc bằng nhau thì đối đỉnh) + Mệnh đề đảo đó có đúng không? Từ đó mệnh đề đảo của mệnh đề đúng có nhất thiết phải đúng không? - GV lưu ý: Mệnh đề đảo của một mệnh đề không nhất thiết là đúng. - GV giới thiệu về hai mệnh đề tương đương và kí hiệu. GV nhấn mạnh việc P⇒Q và Q⇒P đều đúng thì hai mệnh đề tương đương. + GV giới thiệu các mệnh đề tương đương và các dạng phát biểu của mệnh đề đó. - HS đọc Ví dụ 6, GV hướng dẫn: + Để xác định P và Q có tương đương với nhau hay không ta phải xét điều gì? (Xét hai mệnh đề P⇒Q và Q⇒P có đúng hay không). - HS thực hiện Luyện tập 6. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lại kiến thức: + Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo + Mệnh đề tương đương. IV. Mệnh đề kéo theo HĐ5: Mệnh đề R kết hợp từ hai mệnh đề P và Q, có dạng "Nếu P thì Q". Kết luận: - Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "Nếu P thì Q" được gọi là mệnh đề kéo theo và kí hiệu là P⇒Q. - Mệnh đề P⇒Q sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại. Nhận xét: Tùy theo nội dung cụ thể, đôi khi người ta còn phát biểu mệnh đề P⇒Q là "P kéo theo Q" hay "P suy ra Q" hay "Vì P nên Q" .... Ví dụ 5 (SGK – tr 8) Nhận xét: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường phát biểu ở dạng mệnh đề kéo theo P⇒Q. Khi đó ta nói: P là giả thiết, Q là kết luận của định lí, hay P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P. Luyện tập 5: "Nếu tam giác ABC là tam giác vuông tại A thì tam giác ABC có AB2+AC2=BC2". Phát biểu dưới dạng điều kiện cần: "Tam giác ABC là tam giác vuông tại A là điều kiện đủ để tam giác ABC có AB2+AC2=BC2". V. Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương HĐ6: Mệnh đề Q⇒P: "Nếu tam giác ABC có AB2+AC2=BC2thì tam giác ABC vuông tại A". Mệnh đề Q⇒P đúng, mệnh đề P⇒Qđúng. Kết luận: - Mệnh đề Q⇒P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P⇒Q. - Nếu cả hai mệnh đề P⇒Q và Q⇒P đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương, kí hiệu P⇔Q. Nhận xét: Mệnh đề P⇔Q có thể phát biểu ở những dạng như sau: "P tương đương Q"; "P là điều kiện cần và đủ để có Q"; "P khi và chỉ khi Q"; "P nếu và chỉ nếu Q". Ví dụ 6 (SGK – tr8) Luyện tập 6: P⇒Q: "Nếu tam giác ABC đều thì tam giác ABC cân và có một góc bằng 60o". Q⇒P: "Nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng 60o thì tam giác ABC đều". Mệnh đề P⇒Q và Q⇒P đều đúng. Mệnh đề P và Q tương đương, phát biểu như sau: "Tam giác ABC đều khi và chỉ khi tam giác ABC cân và có một góc bằng 60o". Hoạt động 3: Kí hiệu ∀ và ∃ a) Mục tiêu: - Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề có chứa kí hiệu ∀, ∃. - Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề. b) Nội dung: HS đọc SGK, chú ý nghe giảng, thực hiện các HĐ7, 8, Luyện tập 7, trả lời câu hỏi, đọc hiểu Ví dụ. c) Sản phẩm: HS thiết lập và phát biểu được mệnh đề có chứa kí hiệu ∀, ∃, nêu được mệnh đề phủ định. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS trả lời câu hỏi HĐ7. - GV giới thiệu về cách dùng kí hiệu ∀ và ∃. + Lưu ý HS: kí hiệu ∃ có thể hiểu là tồn tại hoặc có một hoặc có ít nhất một. - GV có thể đưa ra dạng tổng quát "∀x∈X,P(x) " và "∃x∈X,P(x) " - GV hỏi thệm: + Mệnh đề "∀x∈X,P(x) " đúng khi nào? (Khi với mọi xo∈X, P(xo) là mệnh đề đúng) + Mệnh đề "∃x∈X,P(x) " đúng khi nào? (Mệnh đề đúng nếu có xo∈X sao cho P(xo) là mệnh đề đúng) - Từ đó GV cho HS đọc Ví dụ 7, Ví dụ 8, yêu cầu HS trình bày lại, GV hướng dẫn: + Để chứng minh mệnh đề P chứa với mọi ∀ đúng, ta phải chỉ ra điều gì? + Để chứng minh mệnh đề Q chứa tồn tại ∃ sai thì ta phải chỉ ra điều gì? + Để chứng minh mệnh đề M chứa tồn tại ∃ đúng thì ta phải chỉ ra điều gì? - GV giới thiệu: Cách làm ở Ví dụ 7, Ví dụ 8 lần lượt cho chúng ta phương pháp chứng minh tính đúng sai của một mệnh đề có kí hiệu "∀", có kí hiệu ∃. - HS thực hiện HĐ8 theo nhóm đôi. - GV cho HS quan sát lại 2 mệnh đề được viết để chỉ ra cách phủ định mệnh đề ∀. + Từ đó HS hãy khái quát phủ định của một mệnh đề:" ∀x∈X,P(x) " là mệnh đề gì? - Vậy phủ định của mệnh đề chứa ∃ là gì? + GV cho HS làm quan sát lại ví dụ 8, mệnh đề N: "∃x∈R,2x+1=0", phủ định của mệnh đề này là gì? (∀x∈R,2x+1≠0) + Từ đó HS hãy khái quát phủ định của một mệnh đề:" ∃x∈X,P(x) " là mệnh đề gì? - GV chuẩn hóa kiến thức, cho HS phát biểu lại trong khung kiến thức. + GV nhắc nhở để HS dễ nhớ: Phủ định của mệnh đề chứa ∀ thì có chứa ∃ và ngược lại. - HS đọc Ví dụ 9, GV hướng dẫn. - HS thực hiện Luyện tập 7 theo nhóm đôi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo luận nhóm. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi, trình bày bài. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp lại kiến thức trọng tâm. VI. Kí hiệu ∀ và ∃ HĐ7: Cả hai phát biểu đều là mệnh đề. Kết luận: Mệnh đề "∀x∈X,P(x) " đúng nếu với mọi xo∈X, P(xo) là mệnh đề đúng. Mệnh đề "∃x∈X,P(x) " đúng nếu có xo∈X sao cho P(xo) là mệnh đề đúng. Ví dụ 7 (SGK – tr9) Ví dụ 8 (SGK – tr10) HĐ8: An: "∀x∈R,x2 là một số không âm". Bình: "∃x∈R,x2 là một số âm" Kết luận: Cho mệnh đề "P(x),x∈X " Phủ định của mệnh đề "∀x∈X,P(x) " là mệnh đề "∃x∈X,P(x)". Phủ định của mệnh đề "∀x∈X,P(x) " là mệnh đề "∃x∈X,P(x)". Ví dụ 9 (SGK – tr10) Luyện tập 7: a) Mọi số nguyên đều không chia hết cho 3. b) Tồn tại số thập phân không viết được dưới dạng phân số. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức bài học b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài 1, 2, 3, 4, 5, (SGK – tr11). c) Sản phẩm học tập: HS nhận biết được mệnh đề toán học, phát biểu được mệnh đề tương đương, mệnh đề đảo, mệnh đề kéo theo, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa kí hiệu ∀, ∃ và xác định được tính đúng sai của mệnh đề. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS. - GV tổ chức cho HS hoạt động làm Bài 1, 2, 3, 4, 5(SGK – tr11) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. - GV quan sát và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. Kết quả: Bài 1: a) Phát biểu “Tích hai số thực trái dấu là một số thực âm” là một mệnh đề toán học. b) Phát biểu “Mọi số tự nhiên đều là dương” là một mệnh đề toán học. c) Phát biểu “Có sự sống ngoài Trái Đất” không là một mệnh đề toán học (vì không liên quan đến sự kiện Toán học nào). d) Phát biểu “Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động” không là một mệnh đề toán học (vì không liên quan đến sự kiện Toán học nào). Bài 2: a) A: "51,2 không là một phân số", mệnh đề đúng. b) B: "Phương trình x2+3x+2 vô nghiệm", mệnh đề sai. c) C: "22+23≠22+3", mệnh đề đúng. d) D: "Số 2025 không chia hết cho 15", mệnh đề sai. Bài 3: a) “Nếu n là một số tự nhiên chia hết cho 16 thì n là một số tự nhiên chia hết cho 8”, mệnh đề đúng. b) “Nếu n là một số tự nhiên chia hết cho 8 thì n là một số tự nhiên chia hết cho 16”, mệnh đề sai. Bài 4: “Tam giác ABC cân tương đương tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau” “Tam giác ABC cân là điều kiện cần và đủ tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau” “Tam giác ABC cân khi và chỉ khi tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau” “Tam giác ABC cân nếu và chỉ nếu tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau”. Bài 5: a) "∃x∈Z, x không chia hết cho x" b) "∀x∈R,x+0=x ". D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 6, 7 (SGK -tr11) và các bài tập thêm. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được bài toán d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS làm bài 6, 7 (SGK -tr11). - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 hoàn thành bài tập trắc nghiệm Câu 1. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng? A. Không có số chẵn nào là số nguyên tố. B. ∀x∈R, -x2<0. C. ∃n∈N, nn+11+6 chia hết cho D. Phương trình 3x2-6=0 có nghiệm hữu tỉ. Câu 2. Cho mệnh đề "∀m∈R, phương trình x2 – 2x – m2 = 0 có nghiệm". Phủ định của mệnh đề này là: A. “∀m∈R, phương trình x2-2x-m2=0vô nghiệm” . B. “∀m∈R, phương trình x2-2x-m2=0có nghiệm kép”. C. “∃m∈R, phương trình x2-2x-m2=0 vô nghiệm” . D. “∃m∈R, phương trình x2-2x-m2=0 có nghiệm kép”. Câu 3. Tìm mệnh đề đúng: A. “3+5≤7”. B. “2>1⇒2>1”. C. “∀x∈R:x2>0”. D. “ vuông tại A ⇔AB2+BC2=AC2”. Câu 4. Cho mệnh đề A=“∀x∈R:x2+x≥-14”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề A là: A. A=“∃x∈R:x2+x≥-14”. B. A=“∃x∈R:x2+x≤-14”. C. A=“∃x∈R:x2+x<-14”. D. A=“∃x∈R:x2+x>-14”. Câu 5. Trong các mệnh đề sau, tìm mệnh đề đúng: A. “∀x∈R:x<3⇔x<3”. B. “∀n∈N:n2≥1”. C. “∀x∈R:x-12≠x-1”. D. “∃n∈N:n2+1=1”. Câu 6. Xét mệnh đề "n chia hết cho 12", với giá trị nào của n thì mệnh đề đúng: A. 48 B. 4 C. 3 D. 88 Câu 7. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng: A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau. B. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau. C. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng của hai góc còn lại. D. Đường tròn có một tâm đối xứng và một trục đối xứng. Câu 8. Phủ định của mệnh đề Px:"∃x∈R, 5x-3x2=1" là A. "∃x∈R, 5x-3x2=1". B. "∀x∈R, 5x-3x2=1". C. "∀x∈R, 5x-3x2≠1". D. "∃x∈R, 5x-3x2≥1". Câu 9. Cho mệnh đề Px:"∀x∈R, x2+x+1>0". Mệnh đề phủ định của mệnh đề Px là A. "∀x∈R, x2+x+1<0". B. "∀x∈R, x2+x+1≤0". C. "∃x∈R, x2+x+1≤0". D. "∄x∈R, x2+x+1>0". Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến. - GV điều hành, quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Câu hỏi trắc nghiệm: HS trả lời nhanh, giải thích, các HS chú ý lắng nghe sửa lỗi sai. - Bài tập: HS trình bày kết quả, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải. Đáp án Bài 6: a) Mọi số thực có bình phương không âm. b) Có một số thực nhỏ hơn nghịch đảo của chính nó. Bài 7: a) "∃x∈R,x2=2x-2", mệnh đề sai. b) "∃x∈R,x2>2x-1", mệnh đề đúng. c) "∀x∈R,x+1x<2", mệnh đề sai. d) ''∀x∈R,x2-x+1≥0", mệnh đề đúng. Đáp án câu trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 C C B C D A C C C * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ kiến thức trong bài. Hoàn thành các bài tập trong SBT Chuẩn bị bài mới “Bài 2: Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp". Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 2: TẬP HỢP. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết và thể hiện được các khái niệm cơ bản của tập hợp, quan hệ bao hàm giữa các tập hợp, khái niệm tập con, hai tập hợp bằng nhau. Thực hiện được các phép toán trên tập hợp và vận dụng giải bài tập. Sử dụng được biểu đồ Ven để biểu diễn tập hợp và các phép toán trên tập hợp. HS nhận biết và thể hiện được các tập hợp số, một số tập con thường dùng cả tập hợp số thực. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về tập hợp và các phép toán trên tập hợp, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học: giải các bài toán thực tiễn như mô tả tập hợp, đếm số phần tử của tập hợp. Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. - Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV: - SGK, tài liệu giảng dạy, kế hoạch bài dạy, máy chiếu. - Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp. - Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 2. HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - HS được gợi mở về quan hệ của các tập hợp, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới. b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về nội dung bài học. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide, dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu: Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và đời sống. Chẳng hạn : Tập hợp A các học sinh lớp 10D Tập hợp B các học sinh tổ 1 của lớp 10D Làm thế nào để diễn tả quan hệ giữa tập hợp A và tập hợp B? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời, hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi này, cũng như hiểu rõ hơn về tập hợp, các phép toán trên tập hợp, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”. Chương I - Bài 2 : Tập hợp, các phép toán trên tập hợp. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tập hợp. Tập con và tập hợp bằng nhau. a) Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố về tập hợp, cách cho tập hợp, các kiến thức cơ bản về tập hợp. - Phát biểu được thế nào là tập rỗng. - Nhận biết, thể hiện được về tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau. - Biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn tập hợp. b) Nội dung: HS đọc SGK, thực hiện các HĐ1, 2, 3, 4, 5, làm Luyện tập 1, 2, 3, suy nghĩ trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, biết cách mô tả tập hợp, xác định tập hợp bằng nhau, tập hợp con. d) Tổ chức thực hiện: Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên. Trung tâm GD Sao Khuê: Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối tiểu học, thcs và thpt Có đủ các mẫu giáo án theo c/v5512, c/v 4040, c/v 3280 Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thày cô có thể xem và tải tài liệu tại website: tailieugiaovien.edu.vn TOÁN 10 KNTT Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP BÀI 1: MỆNH ĐỀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề phủ định, mệnh đề đảo, mệnh đề đảo, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương. Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề có chứa kí hiệu ∀,∃. Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản. Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn như phát biểu các mệnh đề,.. Giao tiếp toán học. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1: MỆNH ĐỀ, MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN. MỆNH ĐỀ PHỦ ĐỊNH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - HS làm quen với mệnh đề qua việc xác định các phát biểu đúng sai. - HS được tạo tâm thế cho bài học. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về mệnh đề. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu: - GV nêu câu hỏi: Em hãy chỉ ra các câu trên, câu nào là câu có tính đúng sai, câu nào không xác định được tính đúng sai? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài học của chúng ta hôm nay liên quan đến những câu khẳng định có tính đúng sai, trong toán học đó gọi là gì, bài học này chúng ta cùng tìm hiểu". B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định. a) Mục tiêu: - Phát biểu và nhận biết được khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định. - Xác định được tính đúng sai của mệnh đề. b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, 2, Luyện tập, đọc hiểu Ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, thiết lập và phát biểu được mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mệnh đề - GV cho HS làm HĐ1. - GV chốt lại đáp án cho HS về câu hỏi mở đầu, giới thiệu về mệnh đề lôgic, lưu ý: + Những câu không xác đinh được tính đúng sai không phải là mệnh đề. - Cho HS nhắc lại khung kiến thức và nêu 1 vài ví dụ về mệnh đề. - HS đọc Ví dụ 1, hỏi thêm: + Thông thường, những câu cảm thán, nghi vân, cầu khiến ví dụ như câu c và d có phải là mệnh đề không? (Những câu nghĩ vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải là mệnh đề). + Giới thiệu: Mệnh đề liên quan đến toán học ví dụ như ở câu a và b là các mệnh đề toán học. - GV cho HS làm Luyện tập 1 theo nhóm đôi. - GV lấy ví dụ về mệnh đề chứa biến và phân tích về mệnh đề "n chia hết cho 2" (với n là số tự nhiên). + Ta chưa khẳng định được tính đúng sai, tuy nhiên với mỗi giá trị của n thuộc tập số tự nhiên ta lại thu được một mệnh đề đúng hoặc sai. ⟶ Đó gọi là mệnh đề chứa biến. - GV cho HS lấy ví dụ về một mệnh đề chứa biến, có thể đưa thêm ví dụ một số mệnh đề. - HS trả lời phần Câu hỏi, một vài HS phát biểu, đưa ra giá trị x. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mệnh đề phủ định - GV cho HS đọc và làm HĐ2, gọi một vài HS phát biểu ý kiến. - GV cho HS thêm hình ảnh về biển báo, yêu cầu: + Hãy nêu ý nghĩa của biển báo. (Đây là biển báo cấm rẽ trái) + Hãy phủ định ý kiến của bạn vừa phát biểu " Đây là biển báo cấm rẽ trái ". (Đây không phải là biển báo cấm rẽ trái). - Từ đó GV giới thiệu về mệnh đề phủ định. + Để phủ định mệnh đề P, người ta thường thêm hoặc bớt từ "không" hoặc "không phải" vào trước vị ngữ của mệnh đề P, kí hiệu P là mệnh đề phủ định của P. + Mệnh đề P và P là hai phát biểu trái ngược nhau. + Nếu P đúng thì Pđúng hay sai? Nếu P sai thì P đúng hay sai? →Từ đó tổng kết khái niệm, HS đọc lại khái niệm. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2, GV hướng dẫn: + Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề P, Q. + Hỏi thêm: mệnh đề P đúng hay sai, từ đó xác định tính đúng sai của P? (Mệnh đề P sai, nên P đúng). - GV cho HS làm Luyện tập 2, thảo luận nhóm đôi. - GV cho HS làm Vận dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, làm các HĐ1, 2, đọc hiểu Ví dụ. - HS thảo luận nhóm Luyện tập 1, 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày bài. - Đại diện nhóm trình bày các câu trả lời, các nhóm kiểm tra chéo. - HS lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở, nhấn mạnh các ý chính của bài về: + Mệnh đề + Mệnh đề toán học, mệnh đề chứa biến + Mệnh đề phủ định. 1. Mệnh đề, mệnh đề chứa biến a. Mệnh đề HĐ1: a) Câu đúng: "Có 6 con vật xuất hiện trong hình vẽ". b) Câu sai: "Có 5 con vật xuất hiện trong hình vẽ" c) Câu không xác định tính đúng sai: "Có bao nhiêu con vật xuất hiện trong hình vẽ". Kết luận: - Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. - Mỗi mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. Chú ý: Người ta thường sử dụng các chữ cái P, Q, R, ... để biểu thị các mệnh đề. Ví dụ 1 (SGK – tr6) Chú ý: - Những câu nghĩ vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải là mệnh đề. - Những mệnh đề liên quan đến toán học được gọi là mệnh đề toán học. Ví dụ: Phương trình x2 + 2x + 1 = 0 có nghiệm nguyên. Luyện tập 1: "13 là số nguyên tố": mệnh đề đúng. "Tổng độ dài hai cạnh bất kì của một tam giác nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại": mệnh đề sai. "Bạn đã làm bài
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_10_sach_canh_dieu_chuong_1_menh_de_tap_hop_nam.docx