Giáo án Thể dục 10 - Chủ đề 1: Sơ lược lịch sử phát triển - Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thái
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nắm được sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền thế giới.
- Nắm được sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
● Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
● Tự giác tìm hiểu những sự kiện lịch sử và quá trình phát triển môn bóng chuyền trên thế giới và ở Việt Nam.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục 10 - Chủ đề 1: Sơ lược lịch sử phát triển - Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN – MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP, DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN BÀI 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Nắm được sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền thế giới. Nắm được sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam. 2. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Năng lực riêng: Tự giác tìm hiểu những sự kiện lịch sử và quá trình phát triển môn bóng chuyền trên thế giới và ở Việt Nam. 3. Phẩm chất Tự giác, kiên trì tự học và rèn luyện để hoàn thành nội dung học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng chuyền). 2. Đối với học sinh SGK Giáo dục thể chất 10 (Bóng chuyền). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. b. Nội dung: - GV giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập. - GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh lịch sử ra đời và phát triển môn Bóng chuyền trên thế giới và ở Việt Nam. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các câu hỏi có liên quan đến môn cầu lông d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên một số nước trên thế giới có thành tích cao về bóng chuyền. + Hãy kể tên một số địa phương có phong trào bóng chuyền phát triển ở Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: + Tên một số nước trên thế giới có thành tích cao về bóng chuyền: Trung Quốc, NhậtBản, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan... + Tên một số địa phương có phong trào cầu lông phát triển ở Việt Nam: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Hải Phòng, . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt vào bài học: Bóng chuyền là bộ môn thể thao phổ biến trên thế giới. Nó phù hợp với nam nữ ở tất cả các nhóm tuổi và các cấp độ kỹ thuật khác nhau, có thể chơi nó trong nhà hoặc ngoài trời để giải trí hoặc thi đấu. Để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời và phát triển môn bóng chuyền, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1 : Lịch sử ra đời và phát triển môn Bóng chuyền. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Bóng chuyền thế giới a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được lịch sử hình thành môn bóng chuyền. - Nắm được lịch sử phát triển môn bóng chuyền thế giới. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Bóng chuyền thế giới” trong SGK. - HS đọc, nghiên cứu nội dung “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Bóng chuyền thế giới” trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: - Lịch sử hình thành môn bóng chuyền. - Lịch sử phát triển môn bóng chuyền thế giới. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu các HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo 2 nội dung: + Nhóm 1: Tìm hiểu về sự lịch sử hình thành môn Bóng chuyền. + Nhóm 2: Tìm hiểu về lịch sử phát triển môn Bóng chuyền thế giới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo các nhóm, tìm hiểu về 2 nội dung GV đưa ra. - GV quan sát ý thức, sự chuẩn bị, chủ động tham gia của các nhóm, cá nhân để động viên, nhắc nhở, khuyến khích kịp thời, tạo sự hứng thú đối với nội dung trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm thuyết trình về + Nhóm 1: Tìm hiểu về sự lịch sử hình thành môn Bóng chuyền. + Nhóm 2: Tìm hiểu về lịch sử phát triển môn Bóng chuyền thế giới. - GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Bóng chuyền thế giới a. Lịch sử hình thành môn Bóng chuyền - Môn thể thao Bóng chuyền ra đời ở Mỹ (Hoa Kì) vào khoảng năm 1895. Môn thể thao này tiếp tục phát triển ở Bắc Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác trên toàn thế giới. - Trải qua nhiều năm, bóng chuyền ngày nay đã trở thành một môn thể thao hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức thi đấu. b. Lịch sử phát triển môn Bóng chuyền thế giới - Tháng 10/1949 : Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế đã tổ chức Giải vô địch thế giới Bóng chuyền nam và Giải vô địch châu Âu Bóng chuyền nữ - Năm 1964: lần đầu tiên môn Bóng chuyển được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Thế vận hội Olympic tại Tokyo (Nhật Bản). - Từ năm 1964 đến nay: bóng chuyền đã có nhiều thay đổi về luật lệ, cũng như chiến thuật thi đấu của vận động viên không ngừng phát triển và hoàn thiện. 🡪 Bóng chuyền hiện là một trong năm môn thể thao quốc tế lớn. FIVB là liên đoàn thể thao quốc tế lớn nhất trên thế giới với 222 liên đoàn quốc gia trực thuộc, trụ sở chính đặt tại thành phố Lausanne, Thuy Sĩ. Hoạt động 2: Sơ lược hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được sơ lược hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung “Sơ lược hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam” trong SGK. - HS đọc, nghiên cứu nội dung “Sơ lược hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam” trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Sơ lược hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu các HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: Trình bày sơ lược quá trình hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo các nhóm, tìm hiểu nội dung GV đưa ra. - GV quan sát ý thức, sự chuẩn bị, chủ động tham gia của các nhóm, cá nhân để động viên, nhắc nhở, khuyến khích kịp thời, tạo sự hứng thú đối với nội dung trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày sơ lược về quá trình hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam. - GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Sơ lược hình thành và phát triển môn Bóng chuyền ở Việt Nam - Bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam khoảng năm 1920 - 1922, được du nhập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau. - Năm 1927, trận thi đấu Bóng chuyền đầu tiên được tổ chức giữa người Hoa ở Hải Phòng và Hà Nội. - Năm 1928: giải Bóng chuyền đầu tiên được tổ chức ở miền Bắc giữa 2 đội, một đội người Việt Nam và một đội người Pháp. Sau tháng 8/1945: bóng chuyền cũng từng bước mở rộng tới các vùng và mọi miền trong cả nước. - Năm 1956: Hội Bóng chuyển Việt Nam được thành lập nhằm quản lí và có kế hoạch phát triển Bóng chuyền sâu rộng trong quần chúng. - Tháng 3/1957: giải Bóng chuyền toàn miền Bắc lần thứ nhất được tổ chức. - Tháng 10/1957: đội tuyển Bóng chuyền Việt Nam được thành lập. Năm 1963: đội tuyển Bóng chuyền nước ta tham gia đại hội GANEFO lần I tại Indonesia và xếp hạng 5. - Giai đoạn 1954 – 1974: bóng chuyền đã được phát triển khá nhanh chóng và lan rộng. - Năm 1966: đội tuyển Bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đã tham gia Đại hội GANEFO châu Á lần II tại Cambodia và xếp thứ 3. - Năm 1988: giải vô địch toàn miền Bắc có 14 đội hạng A nam và 13 đội hạng A nữ tham gia. Từ năm 1975 đến nay: bóng chuyển phát triển rộng khắp đất nước. - Tháng 8/1991: đổi tên Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam C&D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học. b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.13; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.13. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ cho HS: + Môn Bóng chuyền ra đời như thế nào? + Tên gọi bằng tiếng Anh của môn Bóng chuyền là Volleyball có gợi ý gì cho các em về cách chơi của môn Bóng chuyền không? + Tên viết tắt của Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là gì? + Bóng chuyền được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Olympic vào năm nào? Điều này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của môn Bóng chuyền? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: + Môn thể thao Bóng chuyền ra đời ở Mỹ vào khoảng năm 1895 do một giáo viên thể dục tên là William G. Morgan nghĩ ra với tên gọi ban đầu là Mintonette. Thời điểm đó, với luật chơi đơn giản, nó được xem như là một trò chơi vận động nhẹ nhàng cho học sinh. Đến năm 1896, cái tên Mintonette đã được đổi thành Volleyball (Bóng chuyền). + Volley: nẩy ra, văng ra...Volleyball là trò chơi với bóng, khi bóng chạm vào người (đánh bóng đi) phải nảy ra một cách tự nhiên, bóng không được giữ lại (“dính”“bóng) hoặc ném hay vít bóng. + Tên viết tắt của Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế và Liên đoàn Bóng chuyền FIVB (Fédération Internationale de Volleyball) và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam Là VFV (Volleyball Federation of Vietnam). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại kiến thức đã học. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 2 – Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 2: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN VỀ SÂN TẬP, DỤNG CỤ VÀ THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Hiểu được một số điều luật cơ bản của môn Cầu lông. Vận dụng được những điều đã học vào trong tập luyện và thi đấu. 2. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo cặp đôi, theo tổ, theo nhóm. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động trao đổi, thực hiện nhiệm vụ học tập với giáo viên. Năng lực riêng: Phát hiện được lỗi theo quy định của luật thi đấu bóng chuyền trong luyện tập và đấu tập. Tuân thủ theo quy định của luật thi đấu ban hành. 3. Phẩm chất Luôn tìm tòi, học hỏi những kiến thức trong thực tiễn để vận dụng luật thi đấu bóng chuyền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Bóng chuyền). Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền. 2. Đối với học sinh SGK Giáo dục thể chất 10 (Bóng chuyền). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới của bài học. b. Nội dung: - GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh một số điều luật cơ bản của môn Bóng chuyền. - GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý và khai thác vốn hiểu biết của HS đối với nội dung tiết học. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời một số câu hỏi có liên quan đến điều luật trong thi đấu bóng chuyền. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Khi thi đấu bóng chuyền, vận động viên phải tuân thủ theo sự điều khiển của ai? Trọng tài căn cứ vào đâu để điều khiển trận đấu. + Luật thi đấu bóng chuyền có được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới không? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: + Khi thi đấu bóng chuyền, vận động viên phải tuân thủ theo sự điều khiển của trọng tài. Trọng tài căn cứ vào luật thi đấu điều khiển trận đấu. + Luật thi đấu bóng chuyền được sử dụng thống nhất trên toàn thế giới. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bóng chuyền là môn thể thao có luật thi đấu khá đơn giản, không quá phức tạp, có thể chơi trên sân cỏ, sân xi măng hoặc sân cát, trên nền tuyết, Chính vì thế, từ khi xuất hiện nó đã được đón nhận bởi đông đảo người Việt và ngày càng trở nên phổ biến. Hiện nay là một trong những môn thể thao được người trẻ Việt Nam ưu thích nhất. Để nắm rõ hơn về một số điều luật trong môn bóng chuyền, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng chuyền. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sân tập, dụng cụ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về sân thi đấu, lưới, các tiêu chuẩn của bóng. b. Nội dung: - GV nêu vấn đề, cho HS quan sát tranh và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết về quy định sân tập, dụng cụ. - HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở quy định về sân tập, dụng cụ trong thi đấu bóng chuyền. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt HS: + Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lưới phân cách ở giữa. Mục đích trò chơi là đánh bóng qua trên lưới sao cho bóng chạm sân đối phương và ngăn không cho đối phương làm tương tự như vậy với mình. Mỗi đội được chạm bóng 3 lần để đưa bóng sang sân đối phương (không kể lần chắn bóng). + Bóng vào cuộc bằng phát bóng do vận động viên phát bóng qua lưới sang sân đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi. + Trong Bóng chuyền, đội thắng mỗi pha bóng được một điểm. Khi đội đỡ phát bóng thắng một pha bóng, đội đó ghi được một điểm đồng thời giành được quyền phát bóng và các vận động viên đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng một vị trí theo chiều kim đồng hồ. - GV cho HS quan sát hình kích thước quy chuẩn của sân bóng chuyền, kích thước quy chuẩn của lưới bóng chuyền và trình bày, giải thích cho HS một số quy định về sân tập, dụng cụ. - GV mời HS nhắc lại một số quy định về sân tập và dụng cụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV chỉ trên hình, giới thiệu và trình bày một số quy định về sân tập và dụng cụ. - HS kết hợp quan sát và đọc SGK. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày quy định về sân tập và dụng cụ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Sân tập, dụng cụ a. Sân thi đấu (Điều 1) - Khu vực sân đấu gồm sân thi đấu và khu tự do. Sân thi đấu Bóng chuyền có hình chữ nhật và đối xứng, kích thước 18 m x 9 m, xung quanh là khu tự do rộng tối thiểu 3 m về tất cả mọi phía. Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu mà không có vật cản nào, có chiều cao tối thiểu 7 m tính từ mặt sân. b. Lưới - Lưới được căng ngang trên đường giữa sân. Chiều cao mép trên của lưới nam là 2,43 m và của nữ là 2,24 m. - Hai băng giới hạn màu trắng dài 1 m, rộng 5 cm đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm của đường biên dọc và đường giữa sân. Băng giới hạn là một phần của lưới. - Hai cột giới hạn (Ăng-ten) đường kính 10 mm dài 1,8 m đặt đối nhau ở hai bên lưới, được buộc chặt sát với mép ngoài mỗi băng giới hạn. Phần cột giới hạn cao hơn lưới 80 cm, được sơn xen kẽ các đoạn màu tương phản nhau, mỗi đoạn dài 10 cm. Cột giới hạn là một phần của lưới và giới hạn 2 bên của khoảng không gian bóng qua trên lưới. c. Các tiêu chuẩn của bóng - Bóng là hình cầu tròn, làm bằng da mềm hoặc da tổng hợp, trong có ruột bằng cao su hoặc chất liệu tương tự. Màu sắc của bóng phải sáng đồng màu, hoặc phối hợp các màu. - Chu vi của bóng: 65 - 67 cm, khối lượng của bóng là 260 - 280 g. Áp lực bên trong của bóng: từ 0,30 đến 0,325 kg/cm Hoạt động 2: Cách tính điểm a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quy định về cách tính điểm và tổ chức trận đấu. b. Nội dung: - GV nêu vấn đề, cho HS quan sát tranh và giải thích cho HS những nội dung mà HS chưa biết về cách tính điểm và tổ chức trận đấu. - HS tìm hiểu thêm nội dung kiến thức trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở quy định về cách tính điểm và tổ chức trận đấu trong thi đấu bóng chuyền. Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên. Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thày cô xem và tải tài liệu tại website: tailieugiaovien.edu.vn Thể dục 10 KNTT – Cầu lông Ngày soạn: / / . Ngày dạy: / / .. CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ CẦU LÔNG; KĨ THUẬT CẦM CẦU, CẦM VỢT VÀ KĨ THUẬT DI CHUYỂN CƠ BẢN BÀI 1: LỊCH SỬ MÔN CẦU LÔNG; KĨ THUẬT CẦM CẦU, CẦM VỢT VÀ KĨ THUẬT DI CHUYỂN CƠ BẢN (Thời lượng: tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết sơ lược về lịch sử của môn Cầu lông trên thế giới và Việt Nam. - Biết cách thực hiện kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị (TTCB); kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước. 2. Năng lực - Năng lực chung: Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh, ảnh. Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và TTCB; kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước. Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện. - Năng lực riêng: Thực hiện được kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và TTCB; kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước. Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt, phối hợp được khả năng đánh chữ với đồng đội trong tập luyện và thi đấu cầu lông; vận dụng được những kiến thức đã học để rèn luyện, nâng cao khả năng đánh cầu và phát triển thể lực. 3. Phẩm chất - Có ý thức tự giác và tinh thần tập thể trong tập luyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh, ảnh, video kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và TTCB, kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước (nếu có). - Quả cầu lông: - Mỗi HS một vợt cầu lông. - Sân cầu lông đảm bảo tiêu chuẩn hoặc mặt sân bằng phẳng bằng gạch, bê tông hoặc bằng thảm cao su lưới và cột lưới. - Đồng hồ bấm giây, còi. 2. Đối với học sinh - Quả cầu lông và vợt cầu lông. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe và thực hiện động tác khởi động. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS khởi động chung (chạy chậm; bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ) và khởi động chuyên môn (xoay khớp cổ tay, vai với vợt; lăng vợt theo hình số 8 chiều thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ; tâng cầu bằng vợt). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét phần khởi động của HS. - GV dẫn dắt vào bài học: Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Lịch sử môn cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sơ lược về lịch sử môn cầu lông a. Mục tiêu: HS biết được sơ lược lịch sử của cầu lông thế giới và cầu lông Việt Nam b. Nội dung: HS tự nghiên cứu nội dung kiến thức về lịch sử môn Cầu lông; một số mốc lịch sử của Cầu lông thế giới; một số mốc lịch sử của Câu lông Việt Nam được trình bày ở trang 15 SGK. c. Sản phẩm học tập: mốc lịch sử của cầu lông thế giới và cầu lông Việt Nam d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS LƯỢNG VẬN ĐỘNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM TG SL Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tự nghiên cứu nội dung kiến thức về lịch sử môn Cầu lông; một số mốc lịch sử của Cầu lông thế giới; một số mốc lịch sử của Câu lông Việt Nam được trình bày ở trang 15 SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 1 và tự nghiên cứu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày các mốc lịch sử của cầu lông Việt Nam và thế giới. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Sơ lược về lịch sử môn cầu lông (SGK trang 15) Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt cầu lông b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn c. Sản phẩm học tập: kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt cầu lông d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS LƯỢNG VẬN ĐỘNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM TG SL Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem tranh, ảnh, kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt. - GV thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm cầu theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ kỹ thuật cầm cầu. + Thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm cầu ở phần cánh cầu. + Thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm cầu ở phần thân cầu. - GV thị phạm và phân tích kỹ thuật cầm vợt theo trình tự + Thị phạm toàn bộ kĩ thuật cầm vợt. + Thị phạm và phân tích kỹ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay. + Thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trái tay. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức tập luyện: GV cho HS xếp theo hàng ngang, đúng cách nhau từ 2 – 2,5 ra, tập kỹ thuật cấm cầu và cầm vợt theo tín hiệu của GV. - HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV cho HS tự tập luyện kĩ thuật theo cặp hoặc theo nhóm. - GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc. - GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 5p 3 p 3 p 5p 3 p 3 p 1N 1 N 1 N 1N 1 N 1 N 2. Kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt a. Kĩ thuật cầm cầu - Cầm cầu là một trong những động tác chuẩn bị phát cầu, bao gồm hai cách: + Kĩ thuật cầm cầu ở phần cánh cầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào phần trên của cánh cầu, các ngón tay còn lại co lại tự nhiên (H.3). + Kĩ thuật cầm cầu ở phần thân cầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào phần thân của quả cầu, các ngón tay còn lại nối nhau co lại tự nhiên b. Kĩ thuật cầm vợt - Kĩ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay: Dùng tay thuận cầm vào mặt nghiêng, phần gần cuối của cán vợt, ngón tay cái và ngón tay trỏ tạo thành góc nhọn, các ngón tay còn lại nắm tự nhiên vào cán vợt. Ngón tay trỏ cách ngón tay giữa khoảng 1 cm, mặt vợt và chiều dẹt của căng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian. - Kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trải tay: Từ kĩ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay, đưa ngón tay cái tì thắng vào mặt rộng, cạnh phía trong của cán vợt, các ngón tay còn lại nắm tự nhiên vào cán vợt. Hoạt động 3: Tư thế chuẩn bị a. Mục tiêu: HS biết các thực hiện động tác tư thế chuẩn bị b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn c. Sản phẩm học tập: động tác tư thế chuẩn bị d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS LƯỢNG VẬN ĐỘNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM TG SL Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV cho HS xem tranh, ảnh, TTCB hai chân đúng song song và TTCB đúng chân trước chân sau - GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ TTCB hai chân đúng song song và TTCB đúng chân trước chân sau. + Thị phạm và phân tích TTCB hai chân đúng song song: cách đặt bàn chân, hướng bàn chân. + Thị phạm và phân tích TTCB đứng chân trước chân sau: cách đặt bàn chân, hướng bàn chân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS xếp theo các hàng ngang, tập luyện kĩ thuật theo tín hiệu của GV. - HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV cho HS tự tập luyện kĩ thuật theo cặp hoặc theo nhóm. - GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc. GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 6 p 6 p 6 p 2 N 2 N 2N 3. Tư thế chuẩn bị Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, có hai TTCB cơ bản: - TTCB hai chân đứng song song: Khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm hạ thấp rơi vào giữa hai chân; thân người hơi ngả về trước; lưng cong tự nhiên quắt nhìn thẳng; tay thuận cầm vợt, mặt vợt ở phía trước hưởng lên cao, tay còn lại co tự nhiên. - TTCB đứng chân trước chân sau: Chân không thuận ở phía trước, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, trọng tâm rơi vào chân trước; thân người hơi ngả về trước; lưng cong tự nhiên; mắt nhìn thẳng; tay thuận cầm vợt, mặt vợt ở phía trước cao ngang trán, tay còn lại co tự nhiên (H.7). Hoạt động 4: Kĩ thuật di chuyển một bước a. Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ thuật di chuyển một bước b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn c. Sản phẩm học tập: kĩ thuật di chuyển một bước d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS LƯỢNG VẬN ĐỘNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM TG SL Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem tranh, ảnh, video kĩ thuật di chuyển một bước. - GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ kĩ thuật di chuyển một bước. + Thi phạm và phân tích chuyển động của chân cách đặt bản chân, hướng bản chân. + Thị phạm và phân tích động tác của tay, chuyển động của vợt. + Thị phạm và phân tích giai đoạn kết thúc động tác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS xếp theo hàng ngang, cự li và dãn cách một sải tay cộng với vợt, tập kỹ thuật di chuyển một bước theo sự điều khiển của GV. GV quan sát và chỉnh sửa động tác sai. - HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác. - GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. - GV cho HS tự tập luyện kĩ thuật di chuyển một bước theo cặp, theo nhóm. - GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc. GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc. GV cho HS tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi vận động có sử dụng kĩ thuật di chuyển một bước nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 6 p 6 p 6 p 3p 2 N 2 N 2N 1N 4. Kĩ thuật di chuyển một bước TTCB: Hai chân đứng song song Thực hiện: - Di chuyển tiến phải: Từ TTCB, chân trái làm trụ, xoay người sang phải, đồng thời bước chân phải lên trước, sang phải một bước chếch khoảng 45° so với hướng chính diện; chân phải khuỵu gối, trọng tâm rơi vào chân phải, thân người hơi ngả về trước ở tư thể chuẩn bị đánh cầu. - Di chuyển tiến trái: Chân trái làm trụ, xoay người sang trái, đồng thời bước chân phải lên trước, sang trái một bước chếch khoảng 45° so với hướng chính diện; chân phải khuỵu gối, trọng tâm rơi nhiều vào chân phải, thân người hơi ngả về trước ở tư thế chuẩn bị đánh cầu. - Di chuyển lùi phải: Chân trái làm trụ, xoay người sang phải, chân phải lùi về sau một bước rộng từ 50 – 60 cm tạo thành góc khoảng 135° so với hướng chính diện; trọng tâm rơi nhiều vào chân phải, thân người hơi ngả về phía sau ở tư thế chuẩn bị đánh cầu. - Di chuyển lùi trái: Chân phải làm trụ, xoay người sang trái, chân trái lùi về sau một bước rộng từ 50 – 60 cm tạo thành góc khoảng 135° so với hướng chính diện; trọng tâm rơi nhiều vào chân trái, thân người hơi ngả về phía sau ở tư thể chuẩn bị đánh cầu. Kết thúc: Thu chân về TTCB. Hoạt động 5: Kĩ thuật di chuyển nhiều bước a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện kĩ thuật di chuyển nhiều bước b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn c. Sản phẩm học tập: kĩ thuật di chuyển nhiều bước d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS LƯỢNG VẬN ĐỘNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM TG SL Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS xem tranh, ảnh kỹ thuật di chuyển nhiều Bước 4: - GV thị phạm và phân tích kỹ thuật theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ kĩ thuật di chuyển nhiều bước. + Thị phạm và phân tích chuyển động của chân cách đặt bàn chân, hướng bàn chân. + Thị phạm và phân tích động tác của tay, chuyển động của vợt. + Thị phạm và phân tích giai đoạn kết thúc động tác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS xếp theo hàng ngang, cụ lí và dãn cách một sải tay cộng với vợt, tập kỹ thuật di chuyển nhiều bước theo sự điều khiển của GV. GV quan sát và chỉnh sửa động tác sai. - HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. - HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV. Bước
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_the_duc_10_chu_de_1_so_luoc_lich_su_phat_trien_mot_s.docx