Giáo án Thể dục 10 - Chủ đề 1: Lịch sử cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thái

Giáo án Thể dục 10 - Chủ đề 1: Lịch sử cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thái

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết sơ lược về lịch sử của môn Cầu lông trên thế giới và Việt Nam.

- Biết cách thực hiện kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị (TTCB); kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh, ảnh.

• Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và TTCB; kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước.

• Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện.

- Năng lực riêng:

 

docx 54 trang Phan Thành 05/07/2023 2671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục 10 - Chủ đề 1: Lịch sử cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Văn Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / .
Ngày dạy: / / ..
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ CẦU LÔNG; KĨ THUẬT CẦM CẦU, CẦM VỢT VÀ KĨ THUẬT DI CHUYỂN CƠ BẢN
BÀI 1: LỊCH SỬ MÔN CẦU LÔNG; KĨ THUẬT CẦM CẦU, CẦM VỢT VÀ KĨ THUẬT DI CHUYỂN CƠ BẢN
(Thời lượng: tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết sơ lược về lịch sử của môn Cầu lông trên thế giới và Việt Nam. 
- Biết cách thực hiện kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và tư thế chuẩn bị (TTCB); kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh, ảnh. 
Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và TTCB; kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện.
- Năng lực riêng: 
Thực hiện được kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và TTCB; kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt, phối hợp được khả năng đánh chữ với đồng đội trong tập luyện và thi đấu cầu lông; vận dụng được những kiến thức đã học để rèn luyện, nâng cao khả năng đánh cầu và phát triển thể lực.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tự giác và tinh thần tập thể trong tập luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tranh, ảnh, video kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và TTCB, kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước (nếu có).
- Quả cầu lông:
- Mỗi HS một vợt cầu lông.
- Sân cầu lông đảm bảo tiêu chuẩn hoặc mặt sân bằng phẳng bằng gạch, bê tông hoặc bằng thảm cao su lưới và cột lưới.
- Đồng hồ bấm giây, còi.
2. Đối với học sinh
- Quả cầu lông và vợt cầu lông.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe và thực hiện động tác khởi động.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS khởi động chung (chạy chậm; bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ) và khởi động chuyên môn (xoay khớp cổ tay, vai với vợt; lăng vợt theo hình số 8 chiều thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ; tâng cầu bằng vợt).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét phần khởi động của HS.
- GV dẫn dắt vào bài học: Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Lịch sử môn cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sơ lược về lịch sử môn cầu lông
a. Mục tiêu: HS biết được sơ lược lịch sử của cầu lông thế giới và cầu lông Việt Nam
b. Nội dung: HS tự nghiên cứu nội dung kiến thức về lịch sử môn Cầu lông; một số mốc lịch sử của Cầu lông thế giới; một số mốc lịch sử của Câu lông Việt Nam được trình bày ở trang 15 SGK.
c. Sản phẩm học tập: mốc lịch sử của cầu lông thế giới và cầu lông Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
LƯỢNG VẬN ĐỘNG
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
TG
SL
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tự nghiên cứu nội dung kiến thức về lịch sử môn Cầu lông; một số mốc lịch sử của Cầu lông thế giới; một số mốc lịch sử của Câu lông Việt Nam được trình bày ở trang 15 SGK.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc mục 1 và tự nghiên cứu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày các mốc lịch sử của cầu lông Việt Nam và thế giới.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Sơ lược về lịch sử môn cầu lông
(SGK trang 15)
Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt
a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt cầu lông
b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn
c. Sản phẩm học tập: kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt cầu lông
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
LƯỢNG VẬN ĐỘNG
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
TG
SL
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem tranh, ảnh, kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt.
- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm cầu theo trình tự:
+ Thị phạm toàn bộ kỹ thuật cầm cầu.
+ Thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm cầu ở phần cánh cầu.
+ Thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm cầu ở phần thân cầu.
- GV thị phạm và phân tích kỹ thuật cầm vợt theo trình tự 
+ Thị phạm toàn bộ kĩ thuật cầm vợt.
+ Thị phạm và phân tích kỹ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay. 
+ Thị phạm và phân tích kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trái tay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức tập luyện: GV cho HS xếp theo hàng ngang, đúng cách nhau từ 2 – 2,5 ra, tập kỹ thuật cấm cầu và cầm vợt theo tín hiệu của GV.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. 
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
- GV cho HS tự tập luyện kĩ thuật theo cặp hoặc theo nhóm.
- GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc.
- GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
5p
3 p
3 p
5p
3 p
3 p
1N
1 N
1 N
1N
1 N
1 N
2. Kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt
a. Kĩ thuật cầm cầu
- Cầm cầu là một trong những động tác chuẩn bị phát cầu, bao gồm hai cách:
+ Kĩ thuật cầm cầu ở phần cánh cầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào phần trên của cánh cầu, các ngón tay còn lại co lại tự nhiên (H.3). 
+ Kĩ thuật cầm cầu ở phần thân cầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào phần thân của quả cầu, các ngón tay còn lại nối nhau co lại tự nhiên
b. Kĩ thuật cầm vợt
- Kĩ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay: Dùng tay thuận cầm vào mặt nghiêng, phần gần cuối của cán vợt, ngón tay cái và ngón tay trỏ tạo thành góc nhọn, các ngón tay còn lại nắm tự nhiên vào cán vợt. Ngón tay trỏ cách ngón tay giữa khoảng 1 cm, mặt vợt và chiều dẹt của căng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
- Kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trải tay: Từ kĩ thuật cầm vợt đánh cầu thuận tay, đưa ngón tay cái tì thắng vào mặt rộng, cạnh phía trong của cán vợt, các ngón tay còn lại nắm tự nhiên vào cán vợt.
Hoạt động 3: Tư thế chuẩn bị
a. Mục tiêu: HS biết các thực hiện động tác tư thế chuẩn bị
b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn
c. Sản phẩm học tập: động tác tư thế chuẩn bị
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
LƯỢNG VẬN ĐỘNG
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
TG
SL
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS xem tranh, ảnh, TTCB hai chân đúng song song và TTCB đúng chân trước chân sau 
- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự:
+ Thị phạm toàn bộ TTCB hai chân đúng song song và TTCB đúng chân trước chân sau. 
+ Thị phạm và phân tích TTCB hai chân đúng song song: cách đặt bàn chân, hướng bàn chân. 
+ Thị phạm và phân tích TTCB đứng chân trước chân sau: cách đặt bàn chân, hướng bàn chân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xếp theo các hàng ngang, tập luyện kĩ thuật theo tín hiệu của GV.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. 
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
- GV cho HS tự tập luyện kĩ thuật theo cặp hoặc theo nhóm.
- GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc. GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
6 p
6 p
6 p
2 N
2 N
2N
3. Tư thế chuẩn bị
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, có hai TTCB cơ bản:
- TTCB hai chân đứng song song: Khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm hạ thấp rơi vào giữa hai chân; thân người hơi ngả về trước; lưng cong tự nhiên quắt nhìn thẳng; tay thuận cầm vợt, mặt vợt ở phía trước hưởng lên cao, tay còn lại co tự nhiên.
- TTCB đứng chân trước chân sau: Chân không thuận ở phía trước, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, trọng tâm rơi vào chân trước; thân người hơi ngả về trước; lưng cong tự nhiên; mắt nhìn thẳng; tay thuận cầm vợt, mặt vợt ở phía trước cao ngang trán, tay còn lại co tự nhiên (H.7).
Hoạt động 4: Kĩ thuật di chuyển một bước
a. Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ thuật di chuyển một bước
b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn
c. Sản phẩm học tập: kĩ thuật di chuyển một bước
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
LƯỢNG VẬN ĐỘNG
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
TG
SL
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem tranh, ảnh, video kĩ thuật di chuyển một bước.
- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự: 
+ Thị phạm toàn bộ kĩ thuật di chuyển một bước.
+ Thi phạm và phân tích chuyển động của chân cách đặt bản chân, hướng bản chân. 
+ Thị phạm và phân tích động tác của tay, chuyển động của vợt.
+ Thị phạm và phân tích giai đoạn kết thúc động tác. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xếp theo hàng ngang, cự li và dãn cách một sải tay cộng với vợt, tập kỹ thuật di chuyển một bước theo sự điều khiển của GV. GV quan sát và chỉnh sửa động tác sai.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. 
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
- GV cho HS tự tập luyện kĩ thuật di chuyển một bước theo cặp, theo nhóm.
- GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc. GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc.
GV cho HS tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi vận động có sử dụng kĩ thuật di chuyển một bước nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
6 p
6 p
6 p
3p
2 N
2 N
2N
1N
4. Kĩ thuật di chuyển một bước
TTCB: Hai chân đứng song song
Thực hiện:
- Di chuyển tiến phải: Từ TTCB, chân trái làm trụ, xoay người sang phải, đồng thời bước chân phải lên trước, sang phải một bước chếch khoảng 45° so với hướng chính diện; chân phải khuỵu gối, trọng tâm rơi vào chân phải, thân người hơi ngả về trước ở tư thể chuẩn bị đánh cầu.
- Di chuyển tiến trái: Chân trái làm trụ, xoay người sang trái, đồng thời bước chân phải lên trước, sang trái một bước chếch khoảng 45° so với hướng chính diện; chân phải khuỵu gối, trọng tâm rơi nhiều vào chân phải, thân người hơi ngả về trước ở tư thế chuẩn bị đánh cầu.
- Di chuyển lùi phải: Chân trái làm trụ, xoay người sang phải, chân phải lùi về sau một bước rộng từ 50 – 60 cm tạo thành góc khoảng 135° so với hướng chính diện; trọng tâm rơi nhiều vào chân phải, thân người hơi ngả về phía sau ở tư thế chuẩn bị đánh cầu.
- Di chuyển lùi trái: Chân phải làm trụ, xoay người sang trái, chân trái lùi về sau một bước rộng từ 50 – 60 cm tạo thành góc khoảng 135° so với hướng chính diện; trọng tâm rơi nhiều vào chân trái, thân người hơi ngả về phía sau ở tư thể chuẩn bị đánh cầu.
Kết thúc: Thu chân về TTCB.
Hoạt động 5: Kĩ thuật di chuyển nhiều bước
a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện kĩ thuật di chuyển nhiều bước
b. Nội dung: GV thị phạm động tác, HS quan sát và tập luyện theo hướng dẫn
c. Sản phẩm học tập: kĩ thuật di chuyển nhiều bước
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
LƯỢNG VẬN ĐỘNG
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
TG
SL
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem tranh, ảnh kỹ thuật di chuyển nhiều Bước 4:
- GV thị phạm và phân tích kỹ thuật theo trình tự:
+ Thị phạm toàn bộ kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
+ Thị phạm và phân tích chuyển động của chân cách đặt bàn chân, hướng bàn chân.
+ Thị phạm và phân tích động tác của tay, chuyển động của vợt.
+ Thị phạm và phân tích giai đoạn kết thúc động tác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xếp theo hàng ngang, cụ lí và dãn cách một sải tay cộng với vợt, tập kỹ thuật di chuyển nhiều bước theo sự điều khiển của GV. GV quan sát và chỉnh sửa động tác sai.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác. 
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo. 
- GV cho HS tự tập luyện kĩ thuật di chuyển một bước theo cập, theo nhóm.
- GV lưu ý cho HS một số lỗi sai HS thường mắc. GV hướng dẫn HS khắc phục lỗi sai thường mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
6 p
6 p
6 p
3p
2 N
2 N
2N
1N
5. Kĩ thuật di chuyển nhiều bước
- Di chuyển ngang bước chéo: Chân phải làm trụ, xoay người sang phải khoảng 90°, bước chân trái về trước (1), bước tiếp chân phải (2), chân phải khuỵu gối, trọng tâm rơi vào chân phải, thân người ở tư thế chuẩn bị đánh cầu. Sau đó, dùng lực đạp mạnh chân phải, quay vòng thân người ra sau, sang trái khoảng 180, đồng thời chân phải bước xoay chân (3), bước tiếp chân trái (4), bước tiếp chân phải (5). Bước cuối cùng, chân phải ở trước, chạm đường biên dọc bên trái, tạo thành tư thể chuẩn bị đánh cầu. Lặp lại di chuyển sang phải, sang trái liên tục
- Di chuyển tiến, lùi: Chân phải làm trụ, bước chân trái về trước, bước tiếp chân phải. Bước cuối cùng, chân phải ở phía trước, trọng tâm rơi vào chân phải; sau đó đạp mạnh chân phải theo hướng ngược lại bước lùi về sau, thân người hơi ngửa, trọng tâm hơi ngả về phía sau. Di chuyển lùi hai chân luân phiên, bước cuối cùng chân phải ở phía sau.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Nhiệm vụ 1: 
Bài tập: Tại chỗ thực hiện kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt
a. Mục tiêu: HS chỉnh sửa kĩ thuật cầm cầu và cầm vợt
b. Nội dung: 
+ Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, mỗi HS cách nhau từ 2-2,5 m.
+ Thực hiện: HS thực hiện kĩ thuật cẩm cấu và cầm vợt theo tín hiệu của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS
+ Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, mỗi HS cách nhau từ 2-2,5 m.
+ Thực hiện: HS thực hiện kĩ thuật cẩm cấu và cầm vợt theo tín hiệu của GV.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
- Tập luyện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập: Tại chỗ thực hiện TTCB theo tín hiệu của người điều khiển
a. Mục tiêu: HS chỉnh sửa TTCB, nâng cao tính linh hoạt và tốc độ thực hiện kĩ thuật
b. Nội dung: Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, cự li và dãn cách một sải tay cộng với vợt.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, cự li và dãn cách một sải tay cộng với vợt.
+ Thực hiện: HS thực hiện TTCB hai chân đồng song song, TTCB đúng chân trước chân sau theo tín hiệu (còi, vỏ tay....) của người điều khiển.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
- Một HS làm người điều khiển, một HS thực hiện theo tín hiệu của người điều khiển, có hỗ trợ quan sát và nhận xét cho nhau.
- GV chia số HS trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm lần lượt có các thành viên làm người điều khiển, tổ chức tập luyện, quan sát và nhận xét cho nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận.
* Nhiệm vụ 2: Luyện tập kĩ thuật di chuyển một bước
Bài tập: Luyện tập đơn lẻ từng kĩ thuật di chuyển một bước
a. Mục tiêu: Giúp HS chỉnh sửa kỹ thuật di chuyển một bước, phát triển sức mạnh chân, nâng cao tính linh hoạt và tốc độ di chuyển của HS.
b. Nội dung: 
- Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, cự li và dãn cách một sải tay cộng với vợt.
- Thực hiện: HS liên tục thực hiện đơn lẻ từng kĩ thuật di chuyển một bước: tiến phải, tiển trái (H.14, trang 20 SGK); lùi phải, lùi trái (H.15, trang 20 SGK).
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS
- Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, cự li và dãn cách một sải tay cộng với vợt.
- Thực hiện: HS liên tục thực hiện đơn lẻ từng kĩ thuật di chuyển một bước: tiến phải, tiển trái (H.14, trang 20 SGK); lùi phải, lùi trái (H.15, trang 20 SGK).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
- Từng HS thực hiện đơn lẻ từng kĩ thuật di chuyển một bước.
- Tập luyện theo cặp: Một HS thực hiện bài tập, một HS quan sát, nhận xét và hỗ trợ chỉnh sửa động tác cho bạn. 
- Tập luyện theo nhóm: GV chia số HS trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm lượt cử từng thành viên làm người điều khiển, tổ chức tập luyện, quan sát và nhận xét cho nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập: Phối hợp thực hiện hai kĩ thuật di chuyển một bước
a. Mục tiêu: Giúp HS chỉnh sửa kỹ thuật di chuyển một bước, phát triển sức mạnh chân, nâng cao tính linh hoạt và tốc độ di chuyển của HS.
b. Nội dung: 
- Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, cụ lí và dãn cách một sải tay cộng với vợt. 
- Thực hiện HS luân phiên thực hiện từng kĩ thuật di chuyển một bước, sau đó quay về TTCB và tiếp tục thực hiện động tác di chuyển một bước tiếp theo (H.16, 17, 18, 19, trang 20 SGK).
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS
+ Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang, cụ lí và dãn cách một sải tay cộng với vợt. 
+Thực hiện HS luân phiên thực hiện từng kĩ thuật di chuyển một bước, sau đó quay về TTCB và tiếp tục thực hiện động tác di chuyển một bước tiếp theo (H.16, 17, 18, 19, trang 20 SGK).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn theo cặp hoặc nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận.
* Nhiệm vụ 3: Luyện tập kĩ thuật di chuyển nhiều bước
Bài tập: Di chuyển ngang
a. Mục tiêu: Giúp HS chỉnh sửa kỹ thuật di chuyển ngang bước chéo, nâng cao tính linh hoạt và tốc độ khi di chuyển.
b. Nội dung: 
- Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang.
- Thực hiện HS đúng ở TTCB hai chân song song, sử dụng kỹ thuật di chuyển ngang bước chéo thực hiện di chuyển ngang sang bên trái và bên phải trên cự lá từ 4 – 5 m (H.20, trang 21 SGK).
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS
+ Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang.
+ Thực hiện HS đúng ở TTCB hai chân song song, sử dụng kỹ thuật di chuyển ngang bước chéo thực hiện di chuyển ngang sang bên trái và bên phải trên cự lá từ 4 – 5 m (H.20, trang 21 SGK).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn theo cặp hoặc nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập: Di chuyển tiến, lùi
a. Mục tiêu: Giúp HS chỉnh sửa kỹ thuật di chuyển tiến, lùi; nâng cao tính linh hoạt và tốc độ khi di chuyển.
b. Nội dung: 
- Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang.
- Thực hiện: HS đứng ở TTCB hai song song, sử dụng kĩ thuật di chuyển tiến, lùi thực hiện di chuyển tiến, lùi trên cự li ti 5 – 6 m (H.21, trang 21 SGK).
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS
+ Chuẩn bị: GV cho HS trong lớp xếp theo hàng ngang.
+ Thực hiện: HS đứng ở TTCB hai song song, sử dụng kĩ thuật di chuyển tiến, lùi thực hiện di chuyển tiến, lùi trên cự li ti 5 – 6 m (H.21, trang 21 SGK).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận.
* Nhiệm vụ 4: Trò chơi vận động phát triển nhanh
a. Mục tiêu: Giúp HS phát triển sức nhanh, khả năng khéo léo, tinh linh hoạt trong di chuyển.
b. Nội dung: Tổ chức trò chơi “Chạy qua chướng ngại vật” hoặc “Nhảy lò cò lên xuống”
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Tổ chức trò chơi “Chạy qua chướng ngại vật” hoặc “Nhảy lò cò lên xuống”
a. Trò chơi “Chạy qua chướng ngại vật”
- Chuẩn bị: 
+ Đặt các quả cầu làm chướng ngại vật như sơ đồ H.22.
+ Chia số học sinh trong lớp thành 4 đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở ngoài đường biên dọc.
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên mỗi đội di chuyển qua chướng ngại vật, sau đó di chuyển về cuối hàng (H.22). Đội nào hoàn thành đầu tiên sẽ thắng cuộc.
b. Trò chơi “Nhảy lò cò lên xuống”
- Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành các nhóm 4 người, xếp theo hàng dọc đứng ở sau đường biên ngang, mặt hướng về lưới (H.23).
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên trong mỗi nhóm nhảy lò cò lên gần lưới, sau đó nhảy lò cò ngược lại (H.23). Ai về đích đầu tiên sẽ thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, lắng nghe cách chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tham gia trò chơi tích cực.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận sau trò chơi.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Giúp GV đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của HS đối với các nội dung sơ lược về lịch sử của môn Cầu lông, TTCB, kĩ thuật di chuyển một bước, kĩ thuật di chuyển nhiều bước; đồng thời định hướng vận dụng vào thực tiễn hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.
b. Nội dung: 
(1) Nêu một số mốc quan trọng trong lịch sử môn Cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam. 
(2) Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
(3) Vận dụng kỹ thuật di chuyển một bước và kỹ thuật di chuyển nhiều bước vào các trò chơi vận động để phát triển các tổ chất thể lực và vui chơi hằng ngày
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS
(1) Nêu một số mốc quan trọng trong lịch sử môn Cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam. 
(2) Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
(3) Vận dụng kỹ thuật di chuyển một bước và kỹ thuật di chuyển nhiều bước vào các trò chơi vận động để phát triển các tổ chất thể lực và vui chơi hằng ngày.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS luyện tập và thực hiện động tác theo hướng dẫn
Các trò chơi: “Chạy qua chướng ngại vật”. “Bật nhảy qua chướng ngại vật"; “Nhảy là có lên xuống”; “Nhảy lò cò ngang sân cầu lông”; “Nhảy lò cò theo hình chữ Z”; “Nhảy lò có theo hình chữ M.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hướng dẫn cho HS thả lỏng, hồi tĩnh.
* Hướng dẫn về nhà:
- Luyện tập các động tác đã học
- Chuẩn bị cho nội dung bài học tiết sau.
Trên đây là mẫu giáo án TD 10 Cầu lông- Sách Cánh diều
Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô có thể xem và tải tài liệu tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Tiếp đây là TD 10 cấu lông- Kết nối tri thức
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
PHẦN I. KIẾN THỨC CHUNG
CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, DINH DƯỠNG 
ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
(2 tiết)
A. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
I. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Chủ đề gồm 2 nội dung:
- Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
- Sử dụng các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
- Chủ đề không cấu trúc thành bài, không phân phối số tiết cho các nội dung.
- GV chủ động lựa chọn, phân phối nội dung thực hiện để lồng ghép phù hợp với tiến trình dạy học các chủ đề khác trên cơ sở bảo đảm học đi đôi với hành.
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Hình thành, phát triển ở HS:
Khả năng sử dụng các yếu tố có lợi và phòng tránh các yếu tố có hại của tự nhiên để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất.
Khả năng sử dụng hợp lí các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Kiến thức
Nhận biết được các yếu tố có lợi, có hại của môi trường tự nhiên đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất. 
Bước đầu nhận biết được chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần thiết đối với hoạt động luyện tập thể dục thể thao. 
2. Kĩ năng
Lựa chọn được những yếu tố thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả tập luyện. 
3. Thái độ
Luôn quan tâm đến điều kiện của môi trường tự nhiên và và chế độ dinh dưỡng trong quá trình luyện tập thể thao và rèn luyện thân thể. 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết sử dụng các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, .), dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. 
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng: 
Lựa chọn được những yếu tố thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả tập luyện. 
3. Phẩm chất
Chủ động tích cực tham gia các hoạt động luyện tập trong môi trường tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khỏe. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Cầu lông).
Hình ảnh, tranh vẽ minh họa có liên quan đến các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng. 
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục thể chất 10 (Cầu lông). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. 
b. Nội dung: 
- GV sử dụng phương tiện trực quan, giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
- GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý khai thác vốn hiểu biết của HS. 
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày một số hiểu biết có liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng, tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề và đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố nào?
+ Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình luyện tập TDTT không? Cho ví dụ. 
+ Hằng ngày, cần cung cấp những gì để giúp cơ thể phát triển thể chất và tăng cường sức khỏe? 
+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng hay giảm tiêu hao năng lượng? 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố: đất, nước, không khí, ánh sáng,...
+ Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình luyện tập TDTTT. Ví dụ: Chạy ngược gió tốc độ chạy giảm hơn so với chạy xuôi gió, chạy lên dốc mệt hơn so với chạy trên đường bằng,...
+ Trong quá trình luyện tập TDTT; mồ hôi ra nhiều thì cơ thể đòi hỏi phải cung cấp lượng nước vừa đủ.
+ Hằng ngày cần cung cấp thức ăn và nước uống để giúp cơ thể phát triển thể chất và tăng cường sức khoẻ.
+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng tiêu hao năng lượng.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích động viên HS. 
- GV dẫn dắt vào bài học: Các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất của chúng ta. Ở mỗi thời kỳ phát triển, yếu tố tự nhiên và nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Vậy chúng ta cần sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo và phù hợp? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất bao gồm: các yếu tố của không khí, ánh sáng mặt trời, môi trường nước, địa hình. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát tranh ảnh SGK tr.4-6, thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm học tập: Trình bày theo nhóm các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Môi trường tự n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_the_duc_10_chu_de_1_lich_su_cau_long_ki_thuat_cam_ca.docx