Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 21+22
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
- Sự suy yếu của triều đình nhà Lê sơ đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến, khởi nghĩa nông dân. và cuối cùng là sự sụp đổ của nhà Lê sơ.
- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỷ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.
- Chiến tranh phong kiến diễn ra (chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn) ở các thế kỉ XVI – XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.
- Tuy ở 2 Đàng (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có chính quyền riêng nhưng chưa hình thành hai quốc gia riêng biệt.
- Những mặt tích cực và hạn chế của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Đặc biệt là lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện ở học sinh kĩ năng quan sát miêu tả, tranh ảnh, lược đồ.
- Phát triển ở học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, nhận xét, đánh giá vấn đề, liên hệ thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng tự học ở học sinh.
3. Tư tưởng
- Phát triển ở học sinh tinh thần yêu lao động, trân trọng giá trị của lao động.
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
Ngày soạn: 15/10/2016 CHƯƠNG III: VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII TIẾT 27- Bài 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII Và BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII (mục 1. “Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII”) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp học sinh nắm được: - Sự suy yếu của triều đình nhà Lê sơ đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến, khởi nghĩa nông dân... và cuối cùng là sự sụp đổ của nhà Lê sơ. - Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỷ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian. - Chiến tranh phong kiến diễn ra (chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn) ở các thế kỉ XVI – XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước. - Tuy ở 2 Đàng (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có chính quyền riêng nhưng chưa hình thành hai quốc gia riêng biệt. - Những mặt tích cực và hạn chế của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. Đặc biệt là lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội. 2. Kỹ năng - Rèn luyện ở học sinh kĩ năng quan sát miêu tả, tranh ảnh, lược đồ. - Phát triển ở học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, nhận xét, đánh giá vấn đề, liên hệ thực tế. - Rèn luyện kĩ năng tự học ở học sinh. 3. Tư tưởng - Phát triển ở học sinh tinh thần yêu lao động, trân trọng giá trị của lao động. - Bồi dưỡng tinh thần dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Sách giáo khoa Lịch sử 10, sách giáo viên Lịch sử 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 - Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI- XVIII. - Lược đồ: Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI, chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn - Một số tranh chân dung các nhân vât lịch sử thời kì này như: Mạc Đăng Dung, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng, Đào Duy Từ. - Một số tài liệu tham khảo khác như: + Sách giáo khoa Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, 2008. + Sách giáo viên Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, 2008. + Ngô Sĩ Liên, “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nxb Thời đại 2010 + Đại Việt thông sử, Soạn giả Lê Quý Đôn, Dịch giả Ngô Thế Long, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2007. + Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 4, Nxb Khoa học xã hội. + Lê Quý Đôn toàn tập, tập 1 Phủ biên tạp lục, Nxb Giáo dục, 2008. + Toàn thư (tập IV, Nxb Khoa học Xã hội, 1968) III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình. Nêu vấn đề. Tương tác với người học IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. - PHẦN MỘT: (Trang bìa) - PHẦN HAI: Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ: (Câu hỏi trắc nghiệm tương tác) Câu hỏi 1: Trong các thế kỉ X- XV, dưới triều đại nào của nước ta, Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn? A. Triều Đinh. B. Triều Lý. C. Triều Trần D. Triều Lê sơ. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: D. Câu hỏi 2: Em hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng: CỘT A CỘT B Năm 1070 Nhà Lý cho mở khoa thi đầu tiên. Năm 1075 Nhà Lê sơ cho dựng bia ghi tên tiến sĩ. Năm 1484 Văn học chữ Nôm ra đời. Thế kỉ XI-XII Nhà Lý cho lập Văn Miếu. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: 1-D, 2-A,3-B,4-C. Câu hỏi 3: Chọn từ thích hợp điền vào các ô trống dưới đây: Trong các thế kỉ X- XV, ở nước ta, tháp chùa Phổ Minh được xây dựng ở Tác phẩm "Đại thành toán pháp" là tác phẩm của Dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng, thế kỉ XV, nước ta đã chế tạo được . + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: Nam Định, Lương Thế Vinh, súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. 2. Dẫn dắt vào bài mới: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh có liên quan đến bài học và nêu câu hỏi tương tác sau: Câu hỏi 1: Những hình ảnh trên đề cập đến thời kì nào sau đây của lịch sử nước ta: A. Thời Bắc thuộc (thế kỉ II TCN- đầu thế kỉ X). B. Thế kỉ X- XV. C. Thế kỉ XVI- XVIII. D. Nửa đầu thế kỉ XIX. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: C. - Video giáo viên dẫn dắt vào bài mới. 3. Mục tiêu bài học: (ở phần trên) 4. Học bài mới: Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững A. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Từ đầu thế kỷ XVI, những nguyên nhân nào làm nhà Lê sơ suy sụp? + Học sinh suy nghĩ. + GV nhận xét, bổ sung, kết luận - Kết hợp cho học sinh theo dõi đoạn phim tư liệu - Giáo viên khái quát về phong trào nông dân thời kì này trên lược đồ. - Giáo viên giới thiệu về nhân vật Mạc Đăng Dung. - Giáo viên trình bày tiếp: trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê và thành lập triều Mạc. - Câu hỏi tương tác 2: Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào sau đây làm nhà Lê sơ sụp đổ: A. Các vua cuối triều Lê sơ chỉ lo ăn chơi. B. Quan lại, địa chủ hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. C. Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. D. Sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc). E. Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền hành. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi:A,B,C,E. - Câu hỏi tương tác 3: Theo em, nhà Mạc thay thế nhà Lê trong bối cảnh đó thì có hợp với qui luật lịch sử hay không? A. Hợp qui luật lịch sử B. Không hợp qui luật lịch sử. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi, giúp học sinh hiểu đây là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật để học sinh có những đánh giá đúng đắn về triều Mạc và Mạc Đăng Dung. 1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập: * Sự sụp đổ của nhà Lê: - Đầu thế kỉ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu. - Nguyên nhân: + Các vua chỉ lo ăn chơi sa đọa. + Quan lại và địa chủ hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. + Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi. + Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực – Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung. * Nhà Mạc thành lập: - Năm 1527 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập Triều Mạc. - Giáo viên nêu vấn đề: Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành những chính sách gì? + Học sinh suy nghĩ. + Giáo viên đưa ra những thông tin phản hồi kết hợp giảng giải cho rõ hơn. - Giáo viên kết luận về tác dụng của những chính sách của nhà Mạc. - Câu hỏi tương tác 4: Nhà Mạc ngày càng bị cô lập vì những nguyên nhân nào sau đây: A. Sự chống đối của một số cựu thần nhà Lê B. Nhà Mạc thần phục và cắt đất cho nước Lào C. Nhà Mạc thần phục và cắt đất cho nhà Minh- Trung Quốc D. Nhà Mạc thần phục và cắt đất cho nước Chân Lạp. + Học sinh trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: A, C * Chính sách nhà Mạc: - Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê. - Tổ chức thi cử đều đặn. - Xây dựng quân đội mạnh. - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Þ Tác dụng: Những chính sách của Nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước. * Nhà Mạc bị cô lập vì: - Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê. - Chính sách cắt đất, thần phục nhà Minh Þ nhân dân phản đối. - Giáo viên nêu vấn đề: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, có 2 biến cố lịch sử lớn xẩy ra liên tiếp, đưa nước ta rơi vào tình trạng chia cắt, 2 biến cố lịch sử lớn đó là gì? + Học sinh suy nghĩ. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi. - Giáo viên nêu vấn đề: Nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều, kết quả? + Học sinh suy nghĩ. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi bằng việc trình bày kết hợp trên lược đồ. - Giáo viên nêu vấn đề: Em biết gì về diễn biến, kết quả của chiến tranh Nam- Bắc triều? + Học sinh suy nghĩ. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi bằng việc khái quát diễn biến, kết quả kết hợp trình bày trên lược đồ và chốt ý. - Câu hỏi tương tác 5: Vì sao từ năm 1592, nhà Minh- Trung Quốc lại giúp nhà Mạc chiếm giữ đất Cao Bằng? A. Vì muốn giúp nhà Mạc khôi phục quyền lực trên toàn lãnh thổ Đại Việt. B. Vì muốn duy trì hai triều đại Lê, Mạc nhằm chia rẽ và suy yếu nước ta. C. Vì nhà Minh muốn sáp nhập đất Cao Bằng. D. Vì nhà Minh muốn có cống phẩm của nhà Mạc. + Học sinh trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: B. - Vi deo giáo viên giảng bài- giới thiệu về thành nhà Mạc và liên hệ thực tế. - Giáo viên dẫn dắt học sinh sang tìm hiểu cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn. - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi video tư liệu để tìm hiểu nguyên nhân chiến tranh Trịnh- Nguyễn. - Câu hỏi tương tác 6: Năm 1558, ai đã vào trấn thủ đất Thuận Hóa? A. Trịnh Kiểm B. Nguyễn Kim. C. Nguyễn Uông. D. Nguyễn Hoàng. + Học sinh trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: D; Kết hợp cung cấp tư liệu về Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng và chốt ý. Trịnh Kiểm Nguyễn Hoàng - Giáo viên nêu vấn đề: Em biết gì về diễn biến, kết quả của chiến tranh Trịnh- Nguyễn? + Học sinh trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi kết hợp trình bày trên lược đồ. - Giáo viên cung cấp tư liệu về hệ thống Lũy Thầy và liên hệ thực tế. Câu hỏi tương tác7: Kết quả của cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn (1627-1672) là: A. Quân của chúa Nguyễn giành thắng lợi. B. Quân của chúa Trịnh giành thắng lợi. C. Hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. + Học sinh trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: C. - Giáo viên giới thiệu về sông Gianh. - Liên hệ thực tế: Về tình trạng chia cắt đất nước thời kì 1954-1975. 2. Đất nước bị chia cắt * Chiến tranh Nam – Bắc triều. - Nguyên nhân: Lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, năm 1533 Nguyễn Kim tập hợp lực lượng, tìm con cháu nhà Lê là Lê Duy Ninh lập nên Nam triều ở Thanh Hóa chống lại Bắc triều của nhà Mạc ở Thăng Long. - Diễn biến: + Xảy ra từ năm 1537. + Từ năm 1545- 1592, chiến tranh Nam- Bắc triều diễn ra ác liệt . - Kết quả: Bắc triều bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất. * Chiến tranh Trịnh – Nguyễn: - Nguyên nhân: + Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm quyền của Nam triều. + Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa. - Thời gian: 1627 – 1672 - Kết quả: Bất phân thắng bại, nên lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt: . Đàng Ngoài (họ Trịnh) . Đàng Trong (họ Nguyễn) * Hậu quả: Đất nước bị chia cắt. Nhân dân đói khổ, li tán. - Giáo viên khái quát một số vấn đề chung. 3. Nhà nước phong kiến Đàng ngoài. ( Không dạy) - Giáo viên khái quát một số vấn đề chung. - Giáo viên dẫn dắt học sinh sang tìm hiểu mục 1-bài 22: Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI-XVIII. - Giáo viên nêu vấn đề: Quá trình phát triển của nông nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII? + Học sinh suy nghĩ. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi. . Giáo viên tóm tắt nguyên nhân nông nghiệp sa sút trên sơ đồ. . Giáo viên khái quát lại các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì này. - Giáo viên nêu vấn đề: Mặt tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp nước ta giai đoạn này? + Học sinh suy nghĩ. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi, kết hợp với giảng giải và cung cấp tư liệu. Câu hỏi tương tác 8: Trong các thế kỉ XVI- XVIII, chỉ có diện tích đất nông nghiệp ở Đàng Ngoài ngày càng mở rộng là đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai + Học sinh suy nghĩ. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: B. B. BÀI TẬP CỦNG CỐ: - Giaos viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi tương tác phần bài tập củng cố: Câu hỏi 1: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sau cho đúng về tình hình nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: 1-D,2-C,3-B,4-A. Câu hỏi 2: Những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân đội mà nhà Mạc thực hiện sau khi nắm quyền đã ổn định lại đất nước là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: A. Câu hỏi 3: Quân đội của chúa Nguyễn đã chống lại được các đợt tấn công của quân đội chính quyền Lê- Trịnh là nhờ hệ thống thành lũy nào sau đây? A. Thành nhà Mạc. B. Thành nhà Hồ. C. Lũy Thầy. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: C. Câu hỏi 4: Hạn chế của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII là: A. Ruộng đất bị bỏ hoang triền miên. B. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại. C. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. D. Phần nhiều ruộng đất bị xâm nhập mặn. + Học sinh suy nghĩ, trả lời. + Giáo viên đưa ra thông tin phản hồi: B. 5. LỜI CHÀO CẢM ƠN: (video giáo viên) PHẦN BA: 6. TƯ LIỆU THAM KHẢO: (Xem cụ thể ở phần II- Thiết bị, tài liệu dạy học) 4. Chính quyền ở Đàng Trong. ( Không dạy) Bài 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII - Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém liên miên. Đời sống nhân dân khổ cực -> họ nổi dậy đấu tranh. - Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại. - Tích cực: + Ruộng đất 2 Đàng mở rộng, nhất là Đàng Trong. + Thuỷ lợi được củng cố. + Giống cây trồng ngày càng phong phú. + Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết. - Hạn chế: Ở cả 2 Đàng ruộng đất ngày càng tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_bai_2122.doc