Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức: Giúp học sinh:

+ Biết được những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.

+ Nắm được những mốc và những bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.

+ Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

+ Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.

+ Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và nguyên nhân của quá trình đó.

- Kĩ năng: Phân tích, đánh giá và tổng hợp những đặc điểm của loài người, làm việc với tranh ảnh

- Thái độ: Thấy được vai trò to lớn của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ đó giáo dục Hs lòng yêu lao động.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

 - Năng lực bộ môn:

Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật - Nắm được những mốc và những bước tiến trên chặng đường dài hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.

- Quá trình tan rã của xh nguyên thủy và nguyên nhân quá trình đó.

Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau - Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

Thực hành với đồ dùng trực quan - Khai thác những kiến thức có trong tranh ảnh về cuộc sống của Bầy người nguyên thủy.

So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa - Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.

Nhận xét, đánh giá rút ra bài học - Thấy được vai trò của lao động đối với sự tiến hóa của bản thân con người, Từ đó giáo dục hs tinh thàn yêu lao động.

Thể hiện thái độ, xúc cảm, hành vi - Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng – xây dựng một thời Đại đồng trong văn minh.

Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra - Chứng minh con người không phải là sản phẩm của chúa .mà là sản phẩm của một quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên.

- Năng lực chung: Hình thành các năng lực sau:+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy), năng lực giao tiếp làm chủ ngôn ngữ

 

doc 196 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/08/2019
Tiết : 1, 2 
PHẦN MỘT : LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chủ đề : XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Giới thiệu chung chủ đề: 
- Khung chương trình lịch sử lớp 10.
- Giúp học sinh hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
- Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.
- Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và nguyên nhân của quá trình đó.
Thời lượng thực hiện chủ đề: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Biết được những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
+ Nắm được những mốc và những bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
+ Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
+ Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.
+ Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và nguyên nhân của quá trình đó.
- Kĩ năng: Phân tích, đánh giá và tổng hợp những đặc điểm của loài người, làm việc với tranh ảnh 
- Thái độ: Thấy được vai trò to lớn của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ đó giáo dục Hs lòng yêu lao động.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển 
	- Năng lực bộ môn:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật
- Nắm được những mốc và những bước tiến trên chặng đường dài hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
- Quá trình tan rã của xh nguyên thủy và nguyên nhân quá trình đó.
Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau
- Hiểu được đặc điểm của tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
Thực hành với đồ dùng trực quan
- Khai thác những kiến thức có trong tranh ảnh về cuộc sống của Bầy người nguyên thủy.
So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa
- Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.
Nhận xét, đánh giá rút ra bài học 
- Thấy được vai trò của lao động đối với sự tiến hóa của bản thân con người, Từ đó giáo dục hs tinh thàn yêu lao động.
Thể hiện thái độ, xúc cảm, hành vi
- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng – xây dựng một thời Đại đồng trong văn minh.
Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra
- Chứng minh con người không phải là sản phẩm của chúa .mà là sản phẩm của một quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên.
- Năng lực chung: Hình thành các năng lực sau:+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy), năng lực giao tiếp làm chủ ngôn ngữ
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên + Tranh ảnh: Người tối cổ, Quá trình tiến hóa từ vượn cổ thành người hiện đại, đồ đá mới, đồ đá cũ, một số công cụ lao động bằng kim loại của buổi đầu thời đại kim khí.
+ PHT 1:
Nội dung so sánh
Vượn cổ
Người tối cố
Người tinh khôn
Thời gian tồn tại/xuất hiện
Đặc điểm cơ thể
Nơi tìm thấy di cốt
2. Học sinh + Xem trước nội dung của bài học và định hướng trước những câu hỏi trong SGK. Tìm hiểu nguồn gốc loài người theo quan niệm khác nhau. 
	+ Bảng nhóm và bút viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập cho HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát /khởi động
định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
Gv tổ chức cho học sinh thảo luận về một số câu chuyện kể về sự xuất hiện của con người trên trái đất.
Gv dẫn vào bài mới: Loài người có nguồn gốc từ đâu? Quá trình tiến hóa của loài người như thế nào?... các em sẽ được tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Học sinh có thể kể một hai mẫu chuyện kể về sự xuất hiện của con người như: Con rồng cháu tiên, Quả bầu tiên, .và nêu lên quan niệm, sự hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện của học sinh để bắt đầu gợi mở nêu lên những nhiệm vụ của bài học mà các em cần phải tìm hiểu để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HS biết được nguồn gốc và mốc thời gian xuất hiện của loài người, hiểu được đời sống của Người tối cổ.
Nắm được mốc thời gian Người tinh khôn xuất hiện. Những biểu hiện của sự hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể, tiến bộ vào thời kì này 
HS nêu mốc thời gian, giải thích được cuộc cách mạng thời đá mới.
Khái niệm thị tộc và bộ lạc,
quan hệ trong thị tộc và bộ lạc 
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy (HĐ cá nhân)
GV: Con người đã có mặt trên trái đất từ rất lâu. Tuy nhiên, việc giải thích về nguồn gốc con người có nhiều quan điểm khác nhau.
H: Em hãy nêu những quan niệm về nguồn gốc của loài người mà em biết?
GV giới thiệu một số giả thuyết về nguồn gốc của loài người.
GV: Những giả thuyết trên chứng tỏ: Từ xa xưa con người đã muốn lí giải về nguồn gốc của mình, song chưa đủ cơ sở khoa học nên gửi gắm điều đó vào sự thần thánh.
H: Loài người tồn tại trên trái đất có nguồn gốc từ đâu? Em hãy nêu kết luận khoa học về nguồn gốc của loài người, mốc thời gian xuất hiện?
GV: cho HS tìm hiểu địa điểm phát hiện dấu tích của Người tối cổ qua lược đồ
H: Yếu tố nào quyết định sự chuyển biến từ vượn thành người?(lao động )
→ giáo dục HS nhận thức đúng đắn về lao động.
H: miêu tả đời sống, sự tiến bộ của Người tối cổ.
H: Vì sao nói biết tạo ra lửa là một tiến bộ lớn của loài người?
GV Quan hệ xã hội: bầy người nguyên thủy.
Gv chuyển ý: Quá trình lao động → con người ngày càng tự hoàn thiện mình → Người tinh khôn.
a)Nguồn gốc:
- Loài người do một loài vượn cổ chuyển biến thành nhờ lao động qua một thời gian dài khoảng 6 triệu năm trước
b) Đời sống vật chất của Người tối cổ:
+ Công cụ đá thô sơ, biết tạo ra lửa.
+ Phương thức sống: Săn bắt – hái lượm
+ Quan hệ xã hội: Sống thành từng bầy, gọi là bầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
HS quan sát bức tranh, so sánh về hình dáng, cấu tạo cơ thể người tinh khôn với người tối cổ, công cụ đá mới với công cụ đá cũ: thời gian xuất hiện, hình dáng, tác dụng 
H: Người tinh khôn xuất hiện khi nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể?
H: Họ có những sáng tạo trong công cụ lao động bằng đá như thế nào?
H: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động vật chất?
- Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện có hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay
- Óc sáng tạo là sự sáng tạo của người tinh khôn trong việc cải tiến công cụ đá và chế tác công cụ khác.
+ Công cụ đá : ghè, mài nhẵn, đục lỗ, tra cán ( đá mới)
+ Biết làm lao, cung tên, đan lưới, làm gốm.
3. Cuộc cách mạng đá mới
Cách mạng đá mới, đây là thuật ngữ khảo cổ học Từ khi người tinh khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kỳ, con người đã có một bước tiến dài: đã có cư trú nhà cữa, sống ổn đinh và lâu. 
H:Công cụ đá mới có điểm khác như thế nào với công cụ đá cũ?
H: Cách mạng đá mới làm thay đổi cuộc sống con người ?
- 1 vạn năm trước thời kỳ đá mới bắt đầu.
- Cuộc sống con người có những thay đổi lớn lao, người ta biết :
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Biết mặc quần áo, làm và đeo trang sức.
+ Làm nhạc cụ.
=> Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn, vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên
4. Thị tộc và bộ lạc
H: Thế nào là thị tộc? thế nào là bộ lạc?
H: Quan hệ trong thị tộc và bộ lạc như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời
H: Nguyên tắc sống của thị tộc?
GV khai thác bức tranh vẽ trên vách đá ở hang động
Sau khi săn thú về, họ cùng nhau nướng thịt rồi chia thành những khẩu phần đều nhau.
GV chuyển ý: Không dừng lại ở công cụ đá, trong quá trình lao động, con người đã phát hiện ra nhiều kim loại mới. Quá trình đó diễn ra như thế nào và hệ quả của có đối với xã hội ra sao?
a) Thị tộc: Thị tộc là nhóm người gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.
b) Bộ lạc: Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
- Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
xác định mốc thời gian con người tìm thấy kim loại và ý nghĩa của kim loại đối với sản xuất
Tư hữu xuất hiện con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại.
5. Buổi đầu của thời đại kim khí.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Nhóm 1: xác định mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? vì sao lại cách xa nhau như thế?
- Nhóm 2: Ý nghĩa của kim loại đối với sản xuất?
GV:Bổ sung, nhận xét, chốt ý.
- Quy trình con người tìm và sử dụng kim loại:
+khoảng 5500 năm con người tìm ra đồng đỏ
+ khoảng 4000 năm - đồng thau
+ khoảng 3000 năm - đồ sắt
- Hệ quả:
+ Tăng năng suất lao động
+ Khai phá thêm nhiều vùng đất mới
+ Xuất hiện thêm nhiều nghề mới
=> Tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên.
6. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp.
GV: Nguyên tắc bình đẳng trong xã hội nguyên thủy không thể giữ nguyên khi của thừa ra đời.
=> hệ quả xã hội của việc kim loại ra đời
 H:Việc chiếm sản phẩm thừa đã tác động đến xã hội nguyên thủy ntn?
Vai trò của người đàn ông tăng lên do nhu cầu công việc => phụ hệ
 Công xã thị tộc tan rã con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại.
- Một số người lợi dụng chức quyền chiếm đoạt của chung => tư hữu xuất hiện => phân hóa giàu nghèo
- Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế gia đình mẫu hệ.
- Xã hội phân chia giai cấp
*Kim loại => Năng xuất lđ tăng => Sản phẩm dư thùa =>Tư hữu => Giàu nghèo => Giai cấp.
Hoạt động 3: Luyện tập
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức 
GV kiểm tra nhận thức HS bằng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
1. Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu năm?
A. 1 vạn năm B. 4 vạn năm C. 4 triệu năm D. 6 triệu năm
2. Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
A. Biết giữ lửa B. Biết tạo ra lử C. Biết sử dụng kim loại D. Biết chế tạo kim loại
3. Nhờ đâu người tối cổ tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước?
A. Lao động nói chung B. Phát minh ra lửaC. Chế tạo đồ đá D. Chế tạo đồ kim loại
4. Đặc điểm của người tinh khôn
A. đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên ngườiB. vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người
C. biết tạo ra lửa để nấu chín thức ănD. là người tối cổ tiến hóa
5. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là:
A. Bầy người nguyên thủyB. Quan hệ hợp đoànC. Thị tộcD. Bộ lạc
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
So sánh sự phân biệt giàu nghèo của xã hội nguyên thủy với xã hội hiện đại? Theo em trong xã hội có nên phân biệt giàu nghèo, phân biệt đối xử giữa người và người không? Vì sao?
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
Câu 1: Bằng những hiểu biết của em về đặc điểm cấu tạo cơ thể của loài vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn, hãy chứng minh: loài người do một loài vượn cổ chuyển biến thành. Hãy nêu động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Câu 2: Tại sao nói thời đại Người tinh khôn cuộc sống của con người tốt hơn, đẹp hơn và vui hơn?
Câu 3: Thế nào là thị tộc, bộ lạc. So sánh thị tộc, bộ lạc.
Câu 4: Nêu mốc thời gian xuất hiện công cụ kim loại và hệ quả của việc sử dụng công cụ bằng kim loại.
Câu 5: Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Tư hữu xuất hiện dẫn đến sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
V. Phụ lục PHIẾU HỌC TẬP 
Nội dung 
Vượn cổ
Người tối cố
Người tinh khôn
Thời gian 
6- 15 triệu năm 
Khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm 
Khoảng 4 vạn năm trước đây.
Đặc điểm cơ thể
Nơi tìm thấy di cốt
Đứng và đi bằng 2 chân; 2 chi trước có thể cầm nắm; ăn rau, củ, quả và động vật nhỏ.
Đã là người, hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, thể tích sọ lớn, hình thành trung tâm phát ra tiếng nói trong não
Đông Phi, Đông Nam Á, TQ, Châu Âu 
Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển.
Ở khắp các châu lục.
Ngày soạn : 21/08/2019
Tiết: 3, 4,5,6 Chủ đề : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI
Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề này chủ yếu tìm hiểu về các quốc gia ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành sớm hơn so với phương Tây. Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây không giống nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa. Vì sao có sự khác nhau như vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu chủ đề.
Thời lượng thực hiện chủ đề: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
+ Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và vùng Địa Trung Hải và từ đó giải thích được sự tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại.
+ Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây
+ Những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và vùng Địa Trung Hải 
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội cổ đại (phương Đông và vùng Địa Trung Hải)
- Thái độ: Trân trọng và tham gia vào việc duy trì, bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại trong đó có VN
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh
	- Năng lực bộ môn:
Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật
- Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến quá trình hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông, phương Tây.
- Trình bày được những thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông, phương Tây.
Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện
- Phân tích được những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
Thực hành với đồ dùng trực quan
- Mô tả được một công trình kiến trúc điển hình thời cổ đại qua tranh ảnh.
- Vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông, phương Tây.
So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa
- Phân tích được vai trò của nông dân trong xã hội cổ đại phương Đông.
- Giải thích được chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông
- So sánh được sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật
- Thấy được vai trò của lao động đối với sự tiến hóa của bản thân con người, Từ đó giáo dục HS tinh thần yêu lao động.
- Đánh giá những đóng góp của cư dân phương Đông thời cổ đại đối với nhân loại về mặt văn hóa.
Thể hiện thái độ, xúc cảm, hành vi
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
- Giáo dục HS có thái độ trân trọng, ý thức giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của cha ông
Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề 
Chứng minh con người không phải là sản phẩm của chúa .mà là sản phẩm của một quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên.
- Năng lực chung: Hình thành các năng lực sau:Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy), năng lực giao tiếp làm chủ ngôn ngữ
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: + SGK + SGV LS 10, Lược đồ các quốc gia cổ đại
+ Tranh ảnh: Tranh khắc trên tường hầm mộ ở Te-bơ (Ai Cập) thế kỉ XV TCN, Kim tự tháp, thành Ba-bi-lon, đền Pác-tê-nông, Đấu trường ở Rô-ma, hải cảng Pi-rê, đồng tiền cổ Hi Lạp, đồng tiền cổ Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa,....
+ PHT : CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
STT
Tiêu chí
Phương Đông cổ đại
Phương Tây cổ đại
1
 Sự ra đời của nhà nước
2
Tên một số quốc gia tiêu biểu
3
Thời gian hình thành
4
Địa bàn xuất hiện
5
Thuận lợi
6
Khó khăn
7
Kinh tế
2. Học sinh: + Xem trước nội dung của bài học và định hướng trước những câu hỏi trong SGK. Sưu tầm một một số tranh ảnh có liên quan đến thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
	+ Bảng nhóm và bút viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập cho HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát /khởi động
 Thông qua việc quan sát lược đồ và tranh ảnh, học sinh sẽ trình bày những hiểu biết của mình về các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây đồng thời kích thích sự tò mò về những kiến thức mà các em chưa được học, chưa được tìm hiểu từ đó tạo sự hứng thú học tập cho các em. 
GV treo lược đồ "Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây" trên bảng và đưa một số tranh ảnh yêu cầu học sinh quan sát:
Hình 1. Lược đồ các quốc gia cổ đại PĐ và phương Tây
Hình 2. Vạn Lý Trường Thành
GV quan sát Hình 1,2, trình bày những hiểu biết về các công trình kiến trúc trên? 
Học sinh có thể trình bày sự hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện của học sinh để bắt đầu gợi mở nêu lên những nhiệm vụ của bài học mà các em cần phải tìm hiểu để dẫn dắt vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài mới: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây đã tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội như thế nào? Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây đã đạt được những thành tựu văn hóa đặc sắc ghi dấu ấn trong lịch sử nhân loại như thế nào? Các em sẽ được tìm hiểu qua chủ đề này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Phân tích được những điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng, quyết định đến sự phát triển của các ngành kinh tế ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại 
Xác định được nguyên nhân ra đời, quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại.
- Nêu được những đặc điểm về thể chế chính trị, cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Hiểu được bản chất của chế độ chuyên chế phương Đông và nền dân chủ ở phương Tây thời cổ đại.
HS trình bày được những thành tựu văn hóa phương Đông và phương Tây thời cổ đại. Hiểu được nhu cầu, giá trị của những thành tựu đó.
I.Điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
Hoạt động cá nhân, cả lớp
GV treo lược đồ "Các quốc gia cổ đại" trên bảng, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với kiến thức phần 1 trong SGK trả lời câu hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông nằm ở đâu, có những thuận lợi và khó khăn gì?
HS dựa vào SGK và trả lời 
GV nhận xét và chốt ý.
H: Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét, kết luận và chuyển ý 
H: Nêu nét nổi bật về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây, có những thuận lợi và khó khăn gì? 
HS suy nghĩ và trả lời 
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 6 trang 21 trong SGK và cung cấp thông tin 
H: Cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng sắt vào khoảng thời gian nào? Sự xuất hiện công cụ lao động bằng đồ sắt có ý nghĩa như thế nào đối với cư dân vùng Địa Trung Hải?
HS dựa vào SGK và trả lời 
GV nhận xét, bổ sung 
GV: Nền kinh tế của các nhà nước ở vùng Địa Trung Hải phát triển ngày càng mau lẹ, sớm trở thành những quốc gia giàu mạnh.
1. Phương Đông
a. Điều kiện tự nhiên
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở ven các con sông lớn:
- Thuận lợi: Đất đai phù sa, màu mỡ, gần nguồn nước tưới thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn : Dễ bị lũ lụt, mất mùa ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Do nhu cầu sản xuất, thủy lợi, trị thủy người ta sống quần tụ thành những quần cư lớn gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
b. Sự phát triển kinh tế 
 Nông nghiệp lúa nước là ngành chính, ngoài ra họ còn biết chăn nuôi, làm nghề thủ công nghiệp.
2. Phương Tây
a. Điều kiện tự nhiên
- Hy Lạp, Rô-ma nằm ven biển Địa Trung Hải
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: Đất ít và xấu, chỉ thích hợp với loại cây lâu năm → phải nhập lương thực.
 → Để tồn tại và phát triển, cư dân Địa Trung Hải sớm biết làm thủ công và buôn bán, đi biển.
b. Sự phát triển các ngành kinh tế
- Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ sắt ra đời -> diện tích trồng trọt tăng 
- Sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển
èCư dân Địa Trung Hải sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
II. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông, Phương Tây
Hoạt động cá nhân, cả lớp
H: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Tại sao chỉ bằng công cụ chủ yếu bằng gỗ và đá, cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á, Châu Phi đã sớm xây dựng Nhà nước của mình?
HS suy nghĩ trả lời.
H: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?
HS dựa vào SGK trả lời 
GV: Những quốc gia này ra đời từ sớm trước khi có sự xuất hiện của công cụ sắt: khoảng thiên niên kỉ thứ IV-III TCN.
Gv có thể chỉ trên bản đồ thế giới về địa bàn, vị trí ngày nay của các quốc gia cổ đại, trong đó có những nhà nước cổ đại Việt Nam ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả 
H: Nguyên nhân ra đời thị quốc? Cư dân trong thị quốc sinh sống chủ yếu bằng nghề gì? Em hãy miêu tả tổ chức của thị quốc?
HS dựa vào SGK trả lời 
GV nhận xét, củng cố và chốt ý.
1. Phương Đông
- Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn đến sự phân hóa xã hội (giàu-nghèo), từ đó giai cấp, nhà nước ra đời.
- Quá trình hình thành: Các quốc gia đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc vào khoảng TNK IV-TNK III TCN.
2. Phương Tây
- Nguyên nhân ra đời thị quốc: Do đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong đó thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
III. Thể chế chính trị, cơ cấu xã hội phương Đông và phương Tây thời cổ đại(Hoạt động cá nhân, nhóm )
GV vẽ sơ đồ xã hội cổ đại phương Đông lên bảng:
H: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
HS nhìn vào sơ đồ và trả lời câu hỏi:
GV chia nhóm:
Nhóm 1: Nguồn gốc và đời sống của quý tộc?
Nhóm 2: Nguồn gốc và vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại Phương Đông?
Nhóm 3: Nguồn gốc của nô lệ? Nô lệ có vai trò gì?
GV nhận xét, củng cố 
H: Nhà nước phương Đông được hình thành như thế nào? 
HS dựa vào SGK trả lời
H: Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì? Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chuyên chế cổ đại?
HS suy nghĩ trả lời 
H: Thể chế chính trị và cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Tây có khác gì so với phương Đông?
GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ cơ cấu xã hội phương Tây thời cổ đại và miêu tả đời sống của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây.
GV nhận xét, củng cố và chốt ý.
H: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây?
HS dựa vào SGK trả lời
GV lưu ý HS, bản chất nền dân chủ chủ nô, đó là nền dân chủ cho chủ nô, không phải ai cũng có quyền công dân (phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã hội, vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ. Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ → chế độ chiếm hữu nô lệ.
IV. Văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây(Hoạt động cá nhân, nhóm )
GV tổ chức chia nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ
Nhóm 1: Tìm hiểu cách tính lịch của cư dân phương Đông, phương Tây và rút ra nhận xét? 
GV cung cấp thêm tư liệu về lịch và thiên văn học: 
- Người Ai Cập thì mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm ăn tết. Năm mới bắt đầu vào ngày nước sông Nin bắt đầu dâng (tháng 7 dương lịch), một năm chia làm 3 mùa: nước dâng, ngũ cốc và thu hoạch.
- Người Lưỡng Hà thì chia 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu (đủ 30 thiếu 29), như vậy một năm có 354 ngày so với dương lịch thiếu 11 ngày. Để khắc phục họ đặt thêm tháng nhuận, tuy nhiên tháng nhuận là do vua đặt: 8 năm nhuận 3 lần hoặc 27 năm nhuận 10 lần. Mỗi tháng chia làm làm 4 tuần, mỗi tuần chia làm 7 ngày tương ứng với 7 hành tinh và mỗi ngày do một vị thần làm chủ (Sunday – thần mặt trời, Monday – thần mặt trăng).
- Ngày nay: 1 năm = 365+ ¼ ngày =12 tháng.
Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Sự khác biệt trong chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây?
GV minh họa thêm chữ tượng hình, tượng ý. 
Nhóm 3: Tìm hiểu những hiểu biết về khoa học của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây? Tại sao nói “Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hi Lạp , Rô-ma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học”?
GV lấy ví dụ: Tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ; tính toán nợ nần .
Nhóm 4: Tìm hiểu văn học, nghệ thuật phương Đông vầ phương Tây. Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại phương Đông, phương Tây? Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay? 
GV có thể giới thiệu cho HS về Kim Tự Tháp Kê-ốp
GV chốt ý: Các vua chuyên chế đều cho rằng mình là hiện thân của thần thánh, là người đại diện của đất nước → xây dựng những công trình lớn để thờ thần thánh, hoặc làm lăng mộ 
1. Phương Đông
- Nông dân công xã là thành viên của công xã trước đây, rất đông đảo là lực lượng sản xuất chính của xã hội, tự nuôi sống bản thân, gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
- Quí tộc gồm: các quan lại ở địa phương, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo, sống sung sướng dựa vào bổng lộc của nhà nước và bóc lột nông dân.
- Nô lệ : chủ yếu là tù binh, nông dân nghèo không trả được nợ hoặc bị phạm tội, họ phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ quí tộc
- Do nhu cầu sản xuất, điều hành và quản lí xã hội, nhà nước được hình thành từ các liên minh bộ lạc.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao, có một bộ máy hành chính quan liêu giúp việc thừa hành → chế độ chuyên chế cổ đại.
2. Phương Tây
- Cơ cấu xã hội, gồm:
+ Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn giàu có và có quyền lực
+ Bình dân
+ Nô lệ: chiếm số đông trong xã hội. Bị bóc lột, không có quyền, là tài sản của chủ nô.
- Thể chế chính trị của thị quốc: Dân chủ cổ đại: Quyền lực nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500, mọi công dân đều có quyền biểu quyết những công việc lớn của quốc gia → thể chế mang tính dân chủ rộng rãi.
-Bản chất: nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô dối với nô lệ.
1. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học:
- Phương Đông:
+ Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp -> lịch và thiên văn học ra đời sớm
+ Thành tựu: Chia lịch: 1 năm = 365 ngày = 12 tháng, 1 ngày =24h
+ Nhận xét: có tác dụng thực tiễn đối với sản xuất gieo trồng → mở rộng tầm hiểu biết của con người.
- Phương Tây:
+ Cư dân phương Tây đã quan sát sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
+ Một năm có 365 ngày và ¼ ngày nên họ định ra 1 tháng lần lượt có 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày
+ Nhận xét: Cách tính lịch và quan sát thiên văn tiến bộ hơn nhiều so với phương Đông. Dù chưa thật chính xác nhưng những hiểu biết đó rất gần với hiểu biết ngày nay.
2. Chữ viết:
- Do nhu cầu trao đổi, lưu trữ kinh nghiệm → chữ viết sớm hình thành (từ thiên niên kỉ IV TCN).
- Phương Đông:
+ Chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh..
+ Nhiều kí tự phức tạp, khó viết, khó nhớ.
- Phương Tây:
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,C lúc đầu có 20 chữ →26 chữ hoàn chỉnh như ngày nay. 
→ Là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải với nền văn minh nhân loại.
- Chữ số: Số La Mã: I, II, V...
3. Khoa học:
- Phương Đông: chỉ dừng lại ở sự hiểu biết
+ Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra số 0, số Pi 
→ Phục vụ cuộc sống và để lại kinh nghiệm cho giai đoạn sau.
- Phương Tây: thực sự trở thành khoa học vì độ chính xác cao, đạt tới trình độ khái quát thành các định đề, định lí, với những nhà KH có tên tuổi.
+ Thành tựu: Toán học, Vật lí, Sử học, 
-> đặt nền móng cho các ngành khoa học.
4. Văn học, nghệ thuật:
- Phương Đông: 
+ Văn học: dân gian.
+ Nghệ thuật kiến trúc: Kim tự tháp, Vạn lý trường thành, 
→ kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
- Phương Tây: 
+ Văn học viết ra đời
+ Nghệ thuật kiến trúc: Đền Pác-tê-nông, Đấu trường ở Rô-ma,....
Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, sinh động
Hoạt động 3: Luyện tập
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
1. Củng cố, luyện tập
GV kiểm tra nhận thức HS bằng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông sử dụng công cụ gì để sản xuất trong thời cổ đại? A. Công cụ bằng tre, gỗ.	B. Công cụ bằng đồng. 
C. Công cụ bằng sắt. 	D. Công cụ bằng đá
Câu 2. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống? A. Vùng rừng núi 	B. Vùng trung du 
C. Các con sông lớn 	D. Vùng sa mạc 
Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu? 
A. Ven bờ biển. 	B. Lưu vực các con sông. 
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi D. Bán đảo và các đảo nhỏ
Câu 4. Công việc nào đã khiến cư dân ở phương Đông gắn bó, ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã? A. Trồng lúa nước 	B. Trị thuỷ 	
C. Chăn nuôi 	D. Làm nghề thủ công nghiệp
Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào? 
A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN. 	B. Khoảng thiên niên kỉ IV - III 
C. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN 	D. Khoảng thiên niên kỉ V - IV TCN
2. Dặn dò Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK 
- Đọc trước chủ đề: Trung Quốc thời phong kiến, định hướng trước các câu hỏi trong SGK. Sưu tầm các tranh ảnh, lược đồ, tư liệu có liên quan đến bài học sau.
Hoạt động 4: Vận dụng tìm tòi mở rộng
GV có thể cho HS vận dụng liên hệ Việt Nam thời kỳ này: nhà nước Văn Lăng- Âu Lạc ra đời như thế nào? Các ngành kinh tế chủ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc