Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 19, Tiết 1: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV - Lê Thị Hiền

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 19, Tiết 1: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV - Lê Thị Hiền

1. Mục tiêu bài học

1.1. Về kiến thức

 Học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:

- Học sinh lập được bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (Hoàn cảnh, trận đánh tiêu biểu, kết quả).

- Tường thuật diễn biến chính của hai trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt (1077- kháng chiến chống Tống thời Lý) và sông Bạch Đằng (1288-kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần).

- Phân tích được ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến (chống Tống thời Lý, chống quân Mông-Nguyên thời Trần).

1.2. Về kỹ năng

1.2.1. Kỹ năng chuyên biệt

- Kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp tường thuật (Thông qua sử dụng lược đồ tường thuật lại diễn biến chính của hai trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt (1077- kháng chiến chống Tống thời Lý) và sông Bạch Đằng (1288-kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần)

- Kỹ năng lập bảng biểu (Thông qua lập bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần)

- Kỹ năng phân tích, so sánh (Thông qua phân tích ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến (chống Tống thời Lý, chống quân Mông-Nguyên thời Trần; So sánh trận Bạch Đằng 1288 (Kháng chiến chống Mông Nguyên) và trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo)

1.2.2. Kỹ năng chung

- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Thông qua giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập)

- Kỹ năng làm việc nhóm (Thông qua lập bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần)

- Kỹ năng tự học (Thông qua việc thực hiện bài tập về nhà)

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử (Thông qua làm việc nhóm)

1.3. Về thái độ

- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.

- Tưởng nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc

 

docx 23 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 19, Tiết 1: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV - Lê Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Tên thành viên:
Lê Thị Hiền
Nguyễn Thị Hiền
Đề bài: Soạn giáo án bài 19, sgk lịch sử lớp 10: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV”
SOẠN BÀI:
BÀI 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X-XV
(TIẾT 1)
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
 Học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 
- Học sinh lập được bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (Hoàn cảnh, trận đánh tiêu biểu, kết quả).
- Tường thuật diễn biến chính của hai trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt (1077- kháng chiến chống Tống thời Lý) và sông Bạch Đằng (1288-kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần).
- Phân tích được ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến (chống Tống thời Lý, chống quân Mông-Nguyên thời Trần).
1.2. Về kỹ năng
1.2.1. Kỹ năng chuyên biệt
- Kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp tường thuật (Thông qua sử dụng lược đồ tường thuật lại diễn biến chính của hai trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt (1077- kháng chiến chống Tống thời Lý) và sông Bạch Đằng (1288-kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần)
- Kỹ năng lập bảng biểu (Thông qua lập bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần) 
- Kỹ năng phân tích, so sánh (Thông qua phân tích ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến (chống Tống thời Lý, chống quân Mông-Nguyên thời Trần; So sánh trận Bạch Đằng 1288 (Kháng chiến chống Mông Nguyên) và trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo)
1.2.2. Kỹ năng chung
- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Thông qua giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập)
- Kỹ năng làm việc nhóm (Thông qua lập bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần)
- Kỹ năng tự học (Thông qua việc thực hiện bài tập về nhà)
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử (Thông qua làm việc nhóm) 
1.3. Về thái độ 
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Tưởng nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc 
1.4. Định hướng năng lực hình thành
1.4.1. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp tường thuật (Thông qua sử dụng lược đồ tường thuật lại diễn biến chính của hai trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt (1077- kháng chiến chống Tống thời Lý) và sông Bạch Đằng (1288-kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần)
- Năng lực lập bảng biểu (Thông qua lập bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần) 
- Năng lực phân tích, so sánh (Thông qua phân tích ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến (chống Tống thời Lý, chống quân Mông-Nguyên thời Trần; So sánh trận Bạch Đằng 1288 (Kháng chiến chống Mông Nguyên) và trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo)
1.4.2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề (Thông qua giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập)
- Năng lực làm việc nhóm (Thông qua lập bảng hệ thống những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần)
- Năng lực tự học (Thông qua việc thực hiện bài tập về nhà)
- Năng lực giao tiếp ứng xử (Thông qua làm việc nhóm) 
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật
- Phương pháp làm việc nhóm kết hợp kĩ thuật 3 – 2 – 1.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp đặt câu hỏi kết hợp nêu vấn đề, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp lập bảng biểu kết hợp sử dụng sách giáo khoa, phương pháp đàm thoại.
3. Thiết bị dạy học và học liệu 
3.1. Thiết bị và đồ dùng dạy học
- Máy tính, máy chiếu 
- Lược đồ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV
- Giáo án điện tử
3.2. Học liệu
- Tài liệu bắt buộc: SGK
4. Tiến trình dạy học
4.1. Khởi động 
- Mục tiêu: Học sinh tiếp cận chủ đề một cách hứng thú.
- Dự kiến thời gian: 3 phút.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, toàn lớp
- Phương pháp dạy học: phương pháp nêu câu hỏi kết hợp với dạy học nêu vấn đề.
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh tiếp cận chủ đề một cách hứng thú.
- Tổ chức thực hiện
+ Bước 1: GV nêu câu hỏi
Câu 1: Ai là người được phong là Thập đạo tướng quân và được bà Thái hậu họ Dương phong là vua, lập nên triều đại Tiền Lê?
Câu 2: Người thiếu niên trẻ tuổi có tinh thần căm thù giặc sâu sắc, đã bóp nát quả cam trong tay khi không được vào dự họp bàn kế sách đánh giặc là ai?
Câu 3: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có câu nói nổi tiếng:“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” là của ai?
Câu 4: Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
+ Bước 2: HS trả lời
+ Bước 3: GV nhận xét, chốt ý, dẫn dắt vào bài mới: “Những câu hỏi liên quan đến nhân vật lịch sử mà các bạn vừa trả lời chính là những người lãnh đạo tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X – XV mà điển hình như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn... Dưới sự lãnh đạo của các vị anh hùng dân tộc, nhân dân ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng, giữ vững nền độc lập dân tộc. Vậy thì những cuộc kháng chiến đó là những kháng chiến nào, diễn ra như thế nào và đem lại kết quả và ý nghĩa gì đối với dân tộc ta? Đó là chủ đề bài học ngày hôm nay. Bài này được chia thành 2 tiết và tiết 1 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần I và II của bài”
Mục tiêu bài học
GV giới thiệu mục tiêu bài học: các em cần đạt các mục tiêu cụ thể sau:
- Thứ nhất, lập bảng biểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê, thời Lý và kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thời gian, người lãnh đạo, âm mưu xâm lược, trận quyết chiến, kết quả )
- Thứ hai, sử dụng được lược đồ tường thuật diễn biến chính của hai trận quyết chiến trên sông Như Nguyệt (1077- kháng chiến chống Tống thời Lý) và sông Bạch Đằng (1288-kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần) 
 - Thứ ba, phân tích, đánh giá được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII.
4.2. Hình thành kiến thức mới
4.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- Mục tiêu: Học sinh nêu được nét cơ bản cuộc kháng chiến chống Tống (hoàn cảnh, kết quả, ý nghĩa...) 
- Dự kiến thời gian: 7 phút
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, toàn lớp
- Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề kết hợp sử dụng sách giáo khoa 
- Các bước tiến hành:
Kiến thức cơ bản
Các bước thực hiện
I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
* Hoàn cảnh 
- Nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. 
- Năm 981, quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn đã chiến đấu anh dũng, đánh tan quân xâm lược ngay ở vùng Đông Bắc, củng cố nền độc lập dân tộc.
*Kết quả: Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa: 
- Cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
- Đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống).
- Giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.
- B1: GV nêu vấn đề: “Đến đầu thế kỷ thứ X, nhân dân Việt Nam đã giành được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn chế độ đô hộ hơn 1000 năm phong kiến phương Bắc. Nhưng chẳng bao lâu sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta đã phải đương đầu với cuộc xâm lược nhà Tống của nhà Tiền Lê. Vậy cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê diễn ra với hoàn cảnh, kết quả, ý nghĩa ra sao? 
- Bước 2: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập: “Các em hãy đọc đoạn 1, 2 mục 1 phần I bài 19 sách giáo khoa trang 96 và tìm các từ khóa, cụm từ khóa về hoàn cảnh, kết quả của sự kiện và hoàn thiện bảng thống kê trong Phiếu học tập” (1 phút)
- Bước 3: Học sinh làm việc với sách giáo khoa, tìm từ khóa và hoàn thiện bảng thống kê.
- Bước 4: GV mời 1-2 bạn trả lời
- Bước 5: GV chốt từ khóa ( khó khăn, xâm lược, Lê Hoàn, chỉ đạo, vùng Đông Bắc, rút quân), hỗ trợ ghi vào bảng thống kê (slide)
Tiêu chí
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên
Ghi chú
Hoàn cảnh
-Nhà Đinh gặp nhiều khó khăn.
-Vua Tống cử quân xâm lược
- Lê Hoàn chỉ đạo kháng chiến
Kết quả
Nhà
Tống buộc rút quân
Ý nghĩa
-Ý chí quyết tâm chống
 giặc ngoại xâm
-Đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống).
-Giữ vững nền độc lập dân tộc.
4.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Tống nhà Lý 
- Mục tiêu: 
+ Học sinh trình bày được những nét chính của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
+ Tường thuật được diễn biến trận đánh trên sông Như Nguyệt năm 1077.
+ Đánh giá được ý nghĩa lịch sử, phân tích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến Tống.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Học sinh trình bày được những nét chính của cuộc kháng chiến chống Tống.
+ Tường thuật được diễn biến trận đánh trên sông Như Nguyệt năm 1077. 
+ Đánh giá được ý nghĩa lịch sử, phân tích được nguyên nhân thắng lợi của hai cuộc kháng chiến. 
- Dự kiến thời gian: 13 phút
- Hình thức tổ chức: làm việc nhóm 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng lược đồ kết hợp tường thuật và phương pháp đàm thoại.
- Tổ chức thực hiện:
Kiến thức cơ bản
Các bước tiến hành
2. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lý
* Hoàn cảnh lịch sử
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
* Diễn biến
 Giai đoạn 1:
- Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây, sau đó rút về phòng thủ.
Giai đoạn 2: 
- Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng Sơn bị Thân Cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Cuối xuân năm 1077, quân Tống thua to phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
*Kết quả: Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa lịch sử
- Góp phần củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh,
- Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. 
- Chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu sau này.
*Nguyên nhân thắng lợi
+ Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
 + Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, (Tiên phát chế nhân), tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt. 
+ Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
- Bước 1: GV nhắc lại nhiệm vụ học tập đã giao ở tiết trước:
+ Nhóm 1-4: Sử dụng lược đồ tường thuật những nét chính của cuộc kháng chiến chống Tống (làm nổi bật trận đánh trên sông Như Nguyệt năm 1077).
 - Bước 2: Các nhóm 1-4 chuẩn bị báo cáo (1 phút); các nhóm 5-8 đọc SGK trang 97 tìm hiểu sự kiện kháng chiến chống Tống nhà Lý
- Bước 3: GV tổ chức cho một nhóm đại diện báo cáo kết quả; các nhóm khác quan sát và lắng nghe.
- Bước 4: Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi theo kỹ thuật 3-2-1.
- Bước 5: GV dùng lược đồ chốt ý (linh hoạt) 
* Cuộc kháng chiến chống Tống 
- Hoàn cảnh
Năm 1010, vua Lý Công Uẩn lập nên triều đại nhà Lý. Trải qua 3 đời vua, nước Đại Việt phát triển vững mạnh và ổn định, chống thù trong giặc ngoài. Từ khi thành lập vào năm 960, nhà Tống luôn bị uy hiếp bởi nhà Liêu, nước Tây Hạ cùng nhiều mối lo khác. Nhà Tống bắt buộc phải cống nạp cho các nước lớn, chính trị trong nước mất ổn định. Chiến lược đề ra là tiến đánh, xâm lược các nước nằm ở phía nam Trung Quốc nhằm giải tỏa các nỗi lo trở thành chiến lược hàng đầu được nhà Tông chú trọng.
- Diễn biến
+Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
 Giai đoạn 1:
+ Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của địch.
+ Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây, sau đó rút về phòng thủ.
Giai đoạn 2: GV tường thuật lại trận chiến trên sông Như Nguyệt...
+ Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ.
+ Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng Sơn bị Thân Cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt.
+ Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
+ Cuối xuân năm 1077, quân Tống thua to phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
- Kết quả: giành thắng lợi
- Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống:
 Góp phần củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. 
+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc. 
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
- Bước 6: GV giao bài tập học sinh: “Các em hãy về nhà tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống các sự kiện ở hoạt động I”.
4.2.3.. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
- Mục tiêu: 
+ Học sinh trình bày được nét chính của các cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần (Sử dụng lược đồ tường thuật trận chiến sông Bạch Đằng (1288))
+ Đánh giá được ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Học sinh trình bày được nét chính của cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần (Sử dụng lược đồ tường thuật trận chiến sông Bạch Đằng (1288))
+ Đánh giá được nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- Dự kiến thời gian: 15 phút
- Hình thức tổ chức: làm việc nhóm
 - Phương pháp dạy học: Phương pháp sử dụng lược đồ kết hợp tường thuật và phương pháp đàm thoại.
- Tổ chức thực hiện:
Kiến thức cơ bản
Các bước thực hiện
3. Kháng chiến chống Tống thời Mông - Nguyên
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất (1258)
Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước.
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ hai (1285)
Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Nhà Trần đặc biệt dưới sự lãnh đạo Trần Quốc Tuấn đã tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ ba (1288) 
Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt với hai cánh quân. Đặc biệt, trận quyết chiến chiến lược đó là chiến thắng Bạch Đằng. đập tan mộng xâm lược Đại Việt, kết thúc thắng lợi kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ở nước ta.
* Kết quả: Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa của cuộc kháng chiến
 Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên.
 Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước khác.
 Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng.
 Để lại bài học kinh nghiệm quý giá.
* Nguyên nhân thắng lợi không chỉ ở lãnh đạo mà tạo nên bởi một tập thể đoàn kết:
 Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
 Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
 Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
 Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn
Bước 1: GV nhắc lại nhiệm vụ học tập đã giao ở tiết trước:
+ Nhóm 5-8: Sử dụng lược đồ tường thuật những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên (làm nổi bật trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 1288).
- Bước 2: Các nhóm 5-8 chuẩn bị báo cáo (1 phút); các nhóm 1-4 đọc SGK trang 99 và tìm hiểu sự kiện.
- Bước 3: GV tổ chức cho một nhóm đại diện báo cáo kết quả; các nhóm khác quan sát và lắng nghe.
Bước 4: Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi theo kỹ thuật 3-2-1.
- Bước 5: GV chốt ý linh hoạt:
Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
+ Năm 1257, quân Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào Nam Tống. Cử Ngột Lương Hợp Thai, chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt.
+ Tháng 1/1258: Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân, tiến vào xâm lược. Vua Trần thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”. Khi thời cơ đã đến, quân đội nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
+ Kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi
- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
+ Năm 1279: Quân Mông Cổ xâm lược Trung Quốc lập lên nhà Nguyên, mở cuộc tấn công Cham-Pa và Đại Việt. 
+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Nhà Trần đặc biệt dưới sự lãnh đạo Trần Quốc Tuấn đã tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.
+ Ta đã đánh tan 50 vạn quân dành thắng lợi vẻ vang
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288) (GV tường thuật lại trận đánh trên sông Bạch Đằng (1288))
+ Do 2 lần thất bại, quân Nguyên huy động 30 vạn quân, hàng trăm chiến thuyền và 1 đoàn thuyền lương. Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt với hai cánh quân. Đặc biệt, trận quyết chiến chiến lược đó là chiến thắng Bạch Đằng 
- GV tường thuật lại trận chiến trên sông Bạch Đằng
+ Cuối tháng 1/1288: Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân Thăng Long thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” 
+ Vua Trần quyết định mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng
+ Sáng 9/4/1288, thủy quân giặc tiến vào sông Bạch Đằng. Tướng Nguyễn Khoái dẫn chiến thuyền từ bờ sông ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp dẫn quân đuổi theo.
+ Chờ quân Nguyên qua chỗ đóng cọc, Nguyễn Khoái ra lệnh quay thuyền quyết chiến.
+ Bị tấn công dữ dội, Ô Mã Nhi quay thuyền ra biển. Tuy nhiên, thủy triều đã rút, cọc gỗ nổi lên, thuyền chiến lao vào bãi cọc, bị vỡ, đắm rất nhiều.
+ Cánh quân chạy lên bờ lại rơi vào ổ phục kích của quân nhà Trần chặn đánh kịch liệt.
+ Trận Bạch Đằng năm 1288 hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. 
* Kết quả: Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa của cuộc kháng chiến
 Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên.
 Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước khác.
 Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng.
 Để lại bài học kinh nghiệm quý giá.
- Bước 5: GV giao bài tập học sinh: 
“Các em hãy về nhà tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống các sự kiện ở hoạt động I”.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến
- Mục tiêu: 
+ Học sinh phân tích được nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê; chống Tống thời Lí; chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần.
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Học sinh phân tích được nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê; chống Tống thời Lí; chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần.
- Dự kiến thời gian: 12 phút
- Hình thức tổ chức: làm việc nhóm
 - Phương pháp dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan (giấy A0) kết hợp kĩ thuật dạy học nhóm mảnh ghép
- Tổ chức thực hiện:
Kiến thức cơ bản
Các bước thực hiện
Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ TK X đến TK XIII
* Nguyên nhân kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê: 
 + Nhờ tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Đại Việt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. 
+ Nhờ tài chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn 
+ Do triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống. 
* Nguyên nhân kháng chiến chống Tống thời Lý:
+ Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta. + Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, (Tiên phát chế nhân), tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt. 
+ Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
* Nguyên nhân khán chiến chống quân Mông-Nguyên nhà Trần: 
+ Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
 + Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
 + Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo. Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh” 
+ Sự lãnh đạo tài ba, mưu trí, sáng tạo của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm (8 nhóm đã chia ở nhiệm vụ trước giao 3 nhiệm vụ) (trong các nhóm phân chia có nhóm đã báo cáo bài ở HĐ1 và HĐ2, HĐ3)
+ Nhóm 1-2: Phân tích nguyên thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê
+ Nhóm 3-4-5: Phân tích nguyên thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý
+ Nhóm 6-7-8: Phân tích nguyên thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần.
- Bước 2: GV dành cho các nhóm làm việc suy nghĩ về câu hỏi và ghi lại những ý kiến của mình sau đó tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia (3 phút)
- Bước 3: GV tiếp tục hình thành nhóm mảnh ghép từ 3 nhóm cũ với nhiệm vụ giống nhóm chuyên gia (các nhóm có 5 thành viên phân số từ 1 đến 5
 =>Các ban có số 1 tạo nhóm A
Các bạn có số 2,3 vào nhóm B
Các bạn có số 4,5 vào nhóm C) 
-Bước 4: GV dành 2 phút các nhiệm vụ được các thành viên trong nhóm A,B,C chia sẻ đầy đủ với nhau sau đó điền nội dung vào giấy A0 có trên bàn. 
Sạu đó, gv chuyển giấy theo một vòng tròn khi tất cả các nhóm lần lượt tiếp cận nội dung kiến thức của 3 nhiệm vụ đã điền trên giấy A0 ( Sau 2 phút giáo viên di chuyển giấy điền nội dung cho các nhóm lượt 1 theo vòng C->B->A; 2 phút tiếp theo chuyển giấy nội dung cho các nhóm lượt 2 của nhóm B-> C->A.)
- Bước 5: Gv mời bạn bất kì báo kết quả trình bày trên A0 
- Bước 6: Giáo viên chốt ý trên cơ sở bài làm của các nhóm trên giấy A0:
 * Nguyên nhân kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê: 
+ Nhờ tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Đại Việt để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
+ Nhờ tài chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn + Do triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống. v
 * Nguyên nhân kháng chiến chống Tống thời Lý: 
+ Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
 + Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, (Tiên phát chế nhân), tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt. 
+ Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng. v
* Nguyên nhân khán chiến chống quân Mông-Nguyên nhà Trần: 
+ Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến 
+ Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta. 
+ Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo. Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh 
 + Sự lãnh đạo tài ba, mưu trí, sáng tạo của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn
Luyện tập 
Mục tiêu: Học sinh tái hiện kiến thức liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và quân xâm lược Mông Nguyên.
 Nội dung: Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu 1. Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là
Bình Than và Diên Hồng
Bình Than và Bạch Đằng
Diên Hồng và Lam Sơn
Diên Hồng và Bạch Đằng
Giáo viên chốt đáp án: câu A
Câu 2. Vị vua nào của nhà trần đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287 – 1288
Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Giáo viên chốt đáp án: câu A
Câu 3. Câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”là của
Lý Thường Kiệt
Trần Quốc Tuấn
Trần Bình Trọng
Yết Kiêu
Giáo viên chốt đáp án: câu C
Câu 4. Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên?
Đông Bộ Đầu B. Chương Dương
Hàm Tử D. Bạch Đằng
Giáo viên chốt đáp án: câu D
Câu 5. Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?
Chống Tống thời Tiền Lê
Chống Tống thời Lý
Chống Mông – Nguyên thời Trần
Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh
Giáo viên chốt đáp án: câu D
Câu 6. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
Vườn không nhà trống
Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc
Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc
Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc
Giáo viên chốt đáp án: câu B
+ Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm 
Dự kiến thời gian: 5 phút
Hình thức tổ chức: Cá nhân, toàn lớp
Phương pháp dạy học: Phương pháp sử dụng câu hỏi 
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần ghi nhớ
- Giáo viên: Nêu nhiệm vụ và lần lượt chiếu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là
Bình Than và Diên Hồng
Bình Than và Bạch Đằng
Diên Hồng và Lam Sơn
Diên Hồng và Bạch Đằng
Giáo viên chốt đáp án: câu A
Câu 2. Vị vua nào của nhà trần đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287 – 1288
Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Giáo viên chốt đáp án: câu A
Câu 3. Câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”là của:
Lý Thường Kiệt
Trần Quốc Tuấn
Trần Bình Trọng
Yết Kiêu
Giáo viên chốt đáp án: câu C
Câu 4. Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên?
Đông Bộ Đầu B. Chương Dương
Hàm Tử D. Bạch Đằng
Giáo viên chốt đáp án: câu D
 Câu 5: Cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên còn dong thuyền tấn công 
Chiêm Thành.
Chân Lạp.
Champa.
Phù Nam.
GV chốt đáp án là: C
Câu 6. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
Vườn không nhà trống
Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc
Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc
Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc
Giáo viên chốt đáp án: câu B
Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là
Bình Than và Diên Hồng
 Vị vua của nhà Trần đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287 – 1288 là Trần Thái Tông
 Câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”là của Trần Bình Trọng
Chiến thắng Bạch Đằng của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên
Cùng thời gian diễn ra chiến tranh xâm lược Đại Việt, năm 1282 quân Mông – Nguyên dong thuyền đánh vào Cham-pa. Quân Cham-pa rút khỏi kinh thành và sau đó dưới sự lãnh đạo của thái tử Ha-gi-gít, tập trung lực lượng đánh lui quân xâm lược.
 Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương: Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc
Hoạt động GV và HS
	 Kiến thức cần ghi nhớ
4. Vận dụng
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết được bài tập về nhà.
- Dự kiến thời gian: 2 phút
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh giải quyết được nhiệm vụ giáo viên yêu cầu - Hệ thống được kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Bước 1: Giáo viên chiếu bài tập trên slide, nêu nhiệm vụ
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Bước 3: Giáo viên kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, chấm điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_19_tiet_1_nhung_cuoc_khang_chien.docx