Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Trình bày được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.

- Kể tên được các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV – XVI.

- Giải thích được khái niệm: “Phát kiến địa lý”.

- Phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại nói riêng và thế giới nói chung.

2. Về kĩ năng

- Quan sát lược đồ và trình bày các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV - XVI.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình.

3. Về thái độ

- Đánh giá được công lao của các nhà phát kiến địa lý, những giá trị văn hóa của nhân loại thời kì phục hưng để lại.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nguyễn Gia Phu – Nguyễn Văn Ánh – Đỗ Đình Hãng – Trần Văn La, Lịch sử thế giới Trung đại, NXB Giáo Dục (tr 84- 96)

- SGK lịch sử lớp 10, NXB Giáo Dục

- Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

 

doc 6 trang yunqn234 6560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức
- Trình bày được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
- Kể tên được các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV – XVI. 
- Giải thích được khái niệm: “Phát kiến địa lý”.
- Phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại nói riêng và thế giới nói chung.
2. Về kĩ năng
- Quan sát lược đồ và trình bày các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV - XVI.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình.
3. Về thái độ
- Đánh giá được công lao của các nhà phát kiến địa lý, những giá trị văn hóa của nhân loại thời kì phục hưng để lại.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Gia Phu – Nguyễn Văn Ánh – Đỗ Đình Hãng – Trần Văn La, Lịch sử thế giới Trung đại, NXB Giáo Dục (tr 84- 96)
- SGK lịch sử lớp 10, NXB Giáo Dục
- Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lên kế hoạch, chia lớp thành 2 nhóm và phân công công việc cho các nhóm
- Chuẩn bị các câu hỏi 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân vật Crixtop Colombo và trình bày hành trình phát kiến địa lý của ông trên bản đồ thế giới.
- Nhóm 2: Sưu tầm các câu chuyện kể về cuộc hành trình phát kiến địa lý vòng quanh thế giới của Magienlang.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Giới thiệu bài mới
Giáo viên giới thiệu hình ảnh: Nhà thám hiểm Cô-lôm-bô; Tàu Caraven; Người thổ dân da đỏ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh qua những hình ảnh trên?
Giáo viên giới thiệu và phát phiếu học tập cho học sinh. 
2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến địa lý
* HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV? 
*GV: Giới thiệu lược đồ “Con đường buôn bán từ phương Tây sang phương Đông” 
* GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận:
Những phát kiến lớn về địa lý diễn ra là do những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh Lịch sử của Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân quan trọng nhất là do nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phương Đông của người châu Âu. Bên cạnh đó, còn bởi nguyên nhân quan trọng khác: đó là lòng tham vàng của quý tộc và thương nhân châu Âu. Nó thôi thúc những người này lao vào những cuộc viễn chinh đầy mạo hiểm.
*HS: Quan sát tranh ảnh (La bàn; Thiết bị đo thiên văn; Hải đồ; Tàu Caraven) và trả lời câu hỏi:
Những tiến bộ về khoa học, kĩ đã tạo điều kiện thuận lợi gì cho các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI? 
*GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận:
Đến thế kỉ XV, ở Tây Âu đã có đủ điều kiện chín muồi để tiến hành những cuộc thám hiểm bằng đường biển. Trước hết là những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải, đóng tàu thuyền. Những kiến thức địa lý, quan niệm về quả đất hình tròn đã lưu hành ở Tây Âu từ cuối thế kỉ XIII. Đồng thời, nhà nước phong kiến giữ vai trò quan trọng trong việc trang bị điều kiện vật chất cho các cuộc thám hiểm
Hoạt động 2: Tìm hiểu những phát kiến lớn về địa lý
* GV: Giới thiệu cuộc thám hiểm của Đi-a-xơ và Va-xco đơ Ga-ma.
* HS nhóm 1:
Trình bày hiểu biết về nhân vật Crixtop Colombo và hành trình thám hiểm của ông trên lược đồ.
Hình thức trình bày: Đóng vai
Nhóm 2 theo dõi, nhận xét.
* GV nhận xét và kết luận: 
Xuất phát từ giả thuyết quả đất hình tròn, cuộc thám hiểm của Crixtop Colombo đã mở đầu cho những chuyến đi về phía Tây để tìm ra con đường mới sang phương Đông. Colombo đã phát hiện ra châu Mỹ nhưng ông lại nhầm tưởng đó là Ấn Độ, vì vậy lục địa mới mà ông phát hiện không được mang tên ông mà theo tên của một nhà hàng hải Italia là Amerigo Vexpuxi: America. 
*HS nhóm 2: kể chuyện về cuộc hành trình phát kiến địa lý vòng quanh thế giới của Magienlang.
Nhóm 1 theo dõi, nhận xét.
* GV nhận xét và kết luận: 
Cuộc hành trình vòng quanh trái đất lần đầu tiên được hoàn thành đã làm rạng rỡ tên tuổi của nhà thám hiểm Magienlang. Bởi chuyến đi của ông đã hoàn chỉnh những thành tựu của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha một cách triệt để. Nó chứng minh một cách thuyết phục nhất quả đất hình cầu. Magienlang đã tặng nhân loại một điều hiểu biết mới, vì thế chiến công của ông vượt lên tất cả mọi chiến công. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý
*HS quan sát tranh ảnh (Cướp bóc, xâm lược thuộc địa và buôn bán nô lệ) và trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết hậu quả của các cuộc phát kiến địa lý? 
*GV nhận xét và tổng kết:
Những phát kiến địa lý tuy làm cho nên kinh tế châi Âu phát triển nhanh chóng, nhưng cũng đã dẫn đến sự cướp đoạt đối với nhân dân châu Mĩ, châu Phi, châu Á và sự hình thành của chủ nghĩa thực dân. 
*HS trả lời câu hỏi: Thế nào là “Phát kiến địa lý”? 
* GV nhận xét và kết luận. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu:
1. Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?
2. Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?
1. Những cuộc phát kiến địa lý
a, Nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến địa lý
*Nguyên nhân: 
- Lực lượng sản xuất phát triển nên nhu cầu về thị trường, vàng bạc, hương liệu tăng.
- Đường bộ từ Tây Âu sang phương Đông bị chặn.
=> Yêu cầu cần tìm con đường biển sang phương Đông.
*Điều kiện:
- Khoa học, kĩ thuật tiến bộ: Hiểu biết mới về địa lý, đại dương; la bàn, kính đo góc thiên văn, kĩ thuật đóng tàu 
- Chế độ phong kiến tập quyền (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) và nhà thờ ủng hộ.
=> Thế kỉ XV, Tây Âu có đủ điều kiện tiến hành các cuộc phát kiến địa lý.
b. Các cuộc phát kiến địa lý
- Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước tiên phong thực hiện các cuộc thám hiểm vượt đại dương. 
- Năm 1487, Đi-a-xơ đi vòng quanh bờ biển châu Phi đến mũi Hảo Vọng, xác định có thể đến Ấn Độ bằng đường biển.
- Năm 1492, Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
- Năm 1497, Va-xco đơ Gama đã hoàn thành cuộc thám hiểm vòng quanh châu Phi sang Ca-li-cut Ấn Độ (5/1498).
- Magienlang là người đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 – 1522)
c. Hệ quả:
- Tích cực: 
+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng.
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- Hạn chế: Nảy sinh sự cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
(đọc thêm)
3. Sơ kết bài học
HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
1.Nguyên nhân sâu xa để phát kiến địa lí là :
A. Tìm vùng đất mới.
B. Nhu cầu nguyên liệu, thị trường, vàng bạc...
C. Muốn khám phá thế giới.
D. Con đường buôn bán Tây Âu – phương Đông bị án ngữ.
2. Phát kiến địa lý diễn ra trong thời gian nào?
A. Thế kỉ XI - XII.
B. Thế kỉ XIV - XV.
C. Thế kỉ XV - XVI.
D. Thế kỉ XVI - XVII.
3. Điều kiện quan trọng nhất để phát kiến địa lí là :
A. Tài chính dồi dào 
B. Hiểu biết về địa lý, đại dương 
C. Kĩ thuật hàng hải phát triển 
D. Sử dụng la bàn 
4. Các nước đi tiên phong trong phát kiến địa lí:
A. Anh, Hà Lan.
B. Hi Lạp, Italia.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Tây Ban Nha, Anh.
5. Nội dung nào không phải là hệ quả của phát kiến địa lí 
A. Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến.
B. Dẫn đến sự xuất hiện của xuất hiện chủ nghĩa thực dân 
C. Giao lưu văn hóa Đông - Tây.
D. Mang lại tương lai tốt đẹp cho người da đen.
6. Cuộc hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma bắt đầu vào năm nào? Ông đã đến được nước nào?
A. Năm 1492-Đến Ấn Độ B. Năm 1497- Đến Trung Quốc 
C. Năm 1498-Đến Trung Quốc D. Năm 1497- Đến Ấn Độ 
7. Ai là người phát hiện ra châu Mĩ, nhưng lầm tưởng đó là Ấn Độ
A. Va-xcô đơ Ga-ma B. A-mê-ri-gô 
C. C.Cô-lôm-bô D. Ma-gien-lan
8. Ai là người thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào năm 1519?
A. C.Cô-lôm-bô B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. Ph.Ma-gien-lan D. B.Đi-a-xơ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_bai_11_tay_au_thoi_hau_ki_trung_dai.doc