Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh cần đạt được

1. Kiến thức Tích hợp Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy( mục 1) theo cv hướng dẫn của Bộ

Nguồn gốc con người, đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.

Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.

 2. Năng lực

Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.

Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài; năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu; năng lực tự học.

3. Phẩm chất

Giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.

 II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, lược đồ, đoạn phim tư liệu, tranh ảnh về lịch sử thời kỳ nguyên thủy.

Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy- học, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, giáo trình LSTG- tập I, các tài liệu liên quan khác.

 2. Chuẩn bị của học sinh

 Tìm hiểu về sự xuất hiện của loài người và cuộc sống bầy người nguyên thủy

 Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu nói về cuộc sống bầy người nguyên thủy.

 

docx 9 trang yunqn234 4830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:
Tổ: 
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY
BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp:10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần đạt được
1. Kiến thức Tích hợp Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy( mục 1) theo cv hướng dẫn của Bộ
Nguồn gốc con người, đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ. 
Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.
	2. Năng lực
Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài; năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu; năng lực tự học...
3. Phẩm chất
Giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.
 II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, lược đồ, đoạn phim tư liệu, tranh ảnh về lịch sử thời kỳ nguyên thủy...
Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy- học, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, giáo trình LSTG- tập I, các tài liệu liên quan khác...
 2. Chuẩn bị của học sinh
 	Tìm hiểu về sự xuất hiện của loài người và cuộc sống bầy người nguyên thủy
 	Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu nói về cuộc sống bầy người nguyên thủy.... 
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
Với việc học sinh quan sát một số hình ảnh: Thuyết địa đàng; Lạc Long Quân – Âu Cơ; Thuyết tiến hoá, các em có thể biết được những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người, nhưng chưa biết được đâu là quan điểm chính xác về nguồn gốc loài người. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi
 Thuyết Địa đàng Lạc Long Quân - Âu Cơ 
Thuyết tiến hóa
1. Có những quan điểm nào về nguồn gốc của loài người? 
2. Quan điểm nào là chính xác? Nêu hiểu biết của em về nguồn gốc của loài người.
Học sinh hoạt động các nhân, giáo viên quan sát và hỗ trợ
3. Sản phẩm
	Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người: tôn giáo, truyền thuyết, khoa học... nhưng chỉ có quan điểm khoa học giải thích về nguồn gốc loài người là chính xác, vì nó dựa trên những chứng cứ có thật. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ tìm hiểu về xã hội đầu tiên của loài người: Xã hội nguyên thuỷ. Vậy:
Nguồn gốc xuất hiện của loài người?
Qúa trình tiến hoá của loài người diễn ra như thế nào?
Những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn. 
a.Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết được nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK trang 1,2 kết hợp quan sát lược đồ, phát phiếu học tập cho học sinh theo từng cặp đôi.
Phiếu học tập: Quá trình tiến hóa của loài người
Nội dung
Thời gian, địa điểm
Đặc điểm
Công cụ
lao động
Phát minh
Tổ chức xã hội
Người vượn cổ
Người tối cổ
Người tinh khôn
	Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.
 	 Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, giáo viên gọi bất kì 1 -2 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
3. Sản phẩm
Phiếu học tập: Quá trình tiến hóa của loài người
Nội dung
Thời gian, địa điểm
Đặc điểm
Công cụ lao động
Phát minh
Tổ chức xã hội
Người vượn cổ
- Khoảng 6 triệu năm
- Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á
Đứng và đi bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm, nắm ; ăn hoa quả, củ và cả động vật nhỏ
Người tối cổ
-Từ khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm trước.
- Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu...
Việt Nam ( Lạng Sơn, Thanh Hóa...)
Đã là người, hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, thể tích sọ não lớn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não... 
Công cụ đá cũ
Phát minh ra lửa
Bầy người nguyên thủy
Người tinh khôn (Người hiện đại)
- 4 vạn năm trước.
- Di cốt tìm thấy ở khắp các châu lục. Việt Nam: Lâm Thao- Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Sơn...
Cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển
Công cụ đá mới
- Nghề gốm.
- Cung tên
Thị tộc, bộ lạc.
- Nguồn gốc của loài người từ loài vượn cổ.
- Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người 
 + Do vai trò của quy luật tiến hoá.
 + Vai trò của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người.
Hoạt động 2. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.
1. Mục tiêu: 
Trình bày được về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ; giải thích được khái niệm công xã thị tộc mẫu hệ
2. Phương thức:
 	Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK trang 1,2 kết hợp quan sát lược đồ, phát phiếu học tập cho học sinh theo từng cặp đôi. Giáo viên yêu cầu 2 cặp đôi báo cáo kết quả sản phẩm của mình, các cặp đôi khác bổ sung.
Nội dung
Thời kỳ bầy người nguyên thủy
Công xã thị tộc mẫu hệ
Đời sống vật chất
Đời sống tinh thần
Tổ chức 
3. Gợi ý sản phẩm
Giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ gồm 2 giai đoạn nhỏ là bầy người nguyên thuỷ và công xã thị tộc. Công xã thị tộc lại bao gồm : công xã thị tộc mẫu hệ và công xã thị tộc phụ hệ. Khi công xã thị tộc phụ hệ hình thành và phát triển cũng là lúc xã hội nguyên thuỷ bắt đầu tan rã; trong xã hội mà trước hết là trong gia đình đã bắt đầu xuất hiện sự bất bình đẳng và sự đối kháng. Vì vậy, có thể coi công xã thị tộc phụ hệ thuộc "giai đoạn cuối" của công xã nguyên thuỷ.
Nội dung
Thời kỳ bầy người nguyên thủy
Công xã thị tộc 
Cách mạng đá mới
Đời sống vật chất
Biết sử dụng đá ghè, đẽo thô sơ làm công cụ ; sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm ; ở trong các hang động, mái đá ; biết làm ra lửa để sưởi và nướng chín thức ăn
(Việt Nam: thời kì Văn hóa Sơn Vi, Bắc Sơn, Hòa Bình.)
Sử dụng công cụ bằng đá mài, xương và sừng ; kinh tế chủ yếu nhờ trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy kết hợp với săn bắn, hái lượm; biết làm đồ gốm, dệt vải, đan lưới đánh cá, làm nhà ở.
(Việt Nam thời văn hóa Phùng Nguyên)
Đời sống tinh thần
Đã có ngôn ngữ và mầm mống của tôn giáo, nghệ thuật nguyên thuỷ.
Ngôn ngữ, tôn giáo và nghệ thuật nguyên thuỷ phát triển (tô tem, vạn vật hữu linh, ma thuật, thờ cúng tổ tiên ; hội hoạ, điêu khắc và sử dụng đồ trang sức).
Tổ chức 
Sống thành từng bầy gồm 5- 7 gia đình, có người đứng đầu, có sự phân công lao động nam- nữ. 
Thị tộc và bộ lạc, quan hệ huyết thống, cùng làm chung, hưởng chung.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Nhóm 1
+ Nhóm 2
+ Nhóm 3
+ Nhóm 4
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: 
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Nguồn gốc loài người, sự chuyển biến từ vượn thành người. Những bước tiến về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người.
2. Nội dung: 
	 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh chủ yếu làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo. 
	 1. Nêu những mốc thời gian tiến hóa từ loài vượn thành người trong thời kỳ nguyên thủy?
 2. Qua hai thời kỳ lịch sử, nguyên thủy và công xã thị tộc mẫu hệ em có nhận xét gì về: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội.
3. Sản phẩm
	 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh những điểm giống và khác nhau về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội của 2 thời kỳ
4. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu:
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 
b. Nội dung: 
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà).
1. Hãy sưu tầm những bức tranh nối về thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam, qua đó nhận xét về thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam với thời kỳ nguyên thủy trên thế giới.
2. Phác thảo sơ đồ về sự phát triển của loài người, qua đó rút ra nhận xét đánh giá sự phát triển đó.
c. Sản phẩm
1. Học sinh trao đổi sưu tầm tư liệu để phác họa rõ hơn về thời kì nguyên thủy ở Việt Nam, tự hào Việt Nam là một trong những cái nôi của con người.
2. Học sinh vẽ biểu đồ thể hiện các bước ngoặt trong tiến trình phát triển của loài người, hiểu được đó là quá trình tiến hóa lâu dài, gian khổ.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Mọi chi tiết Giao dịch Xin vui lòng Liên Hệ Zalo Sđt 0339205339
ĐỂ XEM TRƯỚC 1 SỐ BÀI VỀ GIÁO ÁN XIN MỜI COPY ĐƯỜNG LINK XEM THỬ DƯỚI ĐÂY VÀ MỞ BẰNG TRÌNH DUYỆT:
 Link xem thử giáo án 5512 Khối THPT: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_1_su_xuat_hien_loai_nguoi_va_bay.docx