Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm (Bản chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Yêu cầu học sinh:

Trình bày được những đặc điểm và đời sống vật chất của người tối cổ, người tinh khôn.

Phân tích được lao động chính là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người.

2. Tư tưởng

Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao dời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.

3. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng sử dụng SGK - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điếm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện.

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.

 

doc 166 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, Tiết 1 	 
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG 1. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Yêu cầu học sinh:
Trình bày được những đặc điểm và đời sống vật chất của người tối cổ, người tinh khôn.
Phân tích được lao động chính là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người.
2. Tư tưởng
Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao dời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.
3. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng SGK - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điếm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tái hiện sự kiện. 
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Giáo viên: hình ảnh sự tiến hóa loài người, công cụ lao động bằng đá 
2. Học sinh: chuẩn bị bài mới, tư liệu liên quan đến bài học
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Phương pháp thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, thảo luận nhóm .
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Tạo tình huống
a. Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
b. Phương thức tiến hành: Gv đưa ra hình ảnh sự tiến hóa của loài người và nêu câu hỏi:Hình ảnh này nói lên điều gì?Hs dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học trả lời.
c. Dự kiến sản phẩm: Hs trả lời được đây là hình ảnh tiến hóa của con người qua các giai đoạn lịch sử, nguồn gốc và tổ tiên của loài người. Gv trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài: Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU – PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG I: Tìm hiểu sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
Làm việc cá nhân, nhóm
Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người, sau đó nêu câu hỏi: Loài người từ dâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì?
 HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét bổ sung và chốt ý.
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Thời gian tìm được dấu tích người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cơ cấu tạo cơ thể? 
+ Nhóm 3,4: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ
 Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến. Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.
GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu và nắm chắc hơn: Ảnh về Vượn cổ, Người tối cổ, ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của Người tối cổ. GV chỉ trên bản đồ địa điểm tìm thấy dấu tích của Vượn cổ, Người tối cổ.
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu Người tinh khôn và óc sáng tạo
Làm việc theo nhóm
 GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm:
+ Nhóm 1,2: Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá.
+ Nhóm 5,6: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất.
 HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời. Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm. HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và mở rộng, hướng dẫn hs ghi bài.
HOẠT ĐỘNG III: tìm hiểu cuộc cách mạng thời đá mới
Làm việc cả lớp và cá nhân
GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
HS đọc sách giáo khoa trả lời, HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt ý, hs ghi bài vào vở.
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
- Vượn cổ (cách đây 6 triệu năm)----> Người tối cổ ( cách đây 4 triệu năm).
- Đặc điểm:
+ Đi, đứng : 2 chân
+ Bàn tay khéo léo
+ Cơ thể biến đổi
===> Bước nhảy vọt thứ nhất
- Đời sống vật chất :
+ Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ).
+ Làm ra lửa.
+ Tìm kiến thức ăn: săn bắt - hái lượm
- Quan hệ xã hội: bầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
- Người vượn ---> Người tinh khôn (Khoảng 4 vạn năm trước đây) . 
- Đặc điểm: Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay 
+ Xương cốt nhỏ, tay khéo léo
+ V hộp sọ, não phát triển
+ Xuất hiện những màu da khác nhau
=> Bước nhảy vọt thứ 2
- Địa điểm tìm thấy di cốt: khắp các châu lục.
- Đời sống vật chất:
+ Hậu kỳ đá cũ: ghè 2 mặt
+ Chế tạo cung tên và lao
+ Tìm kiếm thức ăn: Săn bắn, hái lượm
+ Dựng lều ngoài trời
- Óc sáng tạo là sự sáng tạo của người tinh khôn trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới.
* Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người
- Do vai trò của quy luật tiến hóa
- Vai trò của lao động đẫ tạo ra con người và xã hội loài người.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới
- Thời gian: Cách đây 1 vạn năm 
- Kỹ thuật chế tác công cụ : Ghè --->mài, cưa, khoan, đục
- Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết:
+ Trồng trọt nguyên thủy, chăn nuôi, làm thủ công: làm gốm, đan lát, dệt...
+ Làm sạch tấm da thú che thân.
+ Làm nhạc cụ.
- Năng suất lao động tăng, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
3. Hoạt động luyện tập
- Giúp hs nắm vững kiến thức của bài
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa.
+ Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
+ Những tiến bộ về kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?
- Hs dựa vào kiến thức vừa học trả lời nhanh.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
- Giúp hs hệ thống lại kiến thức đã học ở cấp 2, có cái nhìn khách quan và khoa học hơn về nguồn gốc con người.
- Gv yêu cầu hs chứng minh quá trình xuất hiện loài người(thời gian, địa điểm, bằng chứng khoa học...) trên đất nước Việt Nam.
- Hs dựa vào kiến thức đã học nêu được dấu vết của quá trình đó.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
+ Thế nào là thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong TT, BL. 
+ Quá trình tư hữu diễn ra như thế nào
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh cuộc sống vật chất của người nguyên thủy
- Bài tập:
- Lập bảng so sánh
Nội dung
Thời kì đá cũ
Thời kì đá mới
Thời gian
Chủ nhân
Kĩ thuật chế tạo công cụ đá
Đời sống lao động
Lưu ý: hs khuyết tật chỉ học sơ lược kiến thức chuẩn
 Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Duyệt của BGH
Tuần 2, Tiết 2 
BÀI 2. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Yêu cầu HS:
- Trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Nêu được mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
- Phân tích và giải thích được hiệu quả kinh tế và hệ quả xã hội của thời đại kim khí đối với xã hội nguyên thủy
2. Tư tưởng
- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh.
- HS biết quya trọng những giá trị vật chất, tinh thần xung quanh mình
3. Kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật. 
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh thị tộc, bộ lạc, cuộc sống vật chất, tinh tinh thần của người nguyên thủy
- Mẩu truyện ngắn về sing hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình, vấn đap, nêu vấn đề, thảo luận nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Tạo tình huống
a. Mục tiêu: giúp hs định hướng nhiệm vụ học tập
b. Phương thức tiến hành:
Gv cho hs xem bức tranh về đời sống của con người thời kì nguyên thủy, yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi:
- Quan sát bức tranh em có nhận xét gì về cuộc sống con người thời kì nguyên thủy?
Hs suy nghĩ trả lời.
c. Dự kiến sản phẩm
- Hs nhận xét được đời sống: sơ khai, lạc hậu, mọi người cùng nhau sinh hoạt 
- Gv dẫn dắt: Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay.
2. Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU - PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu thị tộc, bộ lạc
Cả lớp và cá nhân
Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ, sự hoàn thiện của con người trong thời đại Người tinh khôn. 
GV nêu câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc ?Đời sống vật chất, tinh thân?
HS nghe và đọc sách giáo khoa trả lời.
HS khác bổ sung. 
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.
GV: Ta biết đặc điểm của thị tộc. Dựa trên hiểu biết đó, hãy:
- Định nghĩa thế nào là bộ lạc?
- Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị tộc?
HS đọc SGK và trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận xét và chốt ý, hướng dẫn hs ghi bài.
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu buổi đầu của thời đại kim khí
Theo nhóm
GV chia nhóm để tìm hiểu quá trình tìm thấy kim loại - sử dụng nó như thế nào và hiệu quả của nó ra sao
Nhóm 1,2: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? Vì sao lại cách xa nhau như thế?
Nhóm 3,4: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
HS đọc SGK, trao đổi thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý. 
GV kết hợp cho HS xem kênh hình về sự phát triển của sản xuất nông ngiệp: lưỡi cuôc, cày bằng sắt thủ công nghiệp: luyện kim, làm đồ gốm 
HOẠT ĐỘNG III: Tìm hiểu sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
Cả lớp và cá nhân
GV nêu câu hỏi: Việc chiếm sản phẩm thừa của một số người có chức phận đã tác động đến xã hội nguyên thủy như thế nào?
HS đọc SGK trả lời, các HS khác góp ý rồi GV nhận xét và chốt ý, hướng dẫn hs ghi bài.
1. Thị tộc - bộ lạc
a. Thị tộc
- Thị tộc là nhóm người gồm 10 gia đình và có chung dòng máu.
- Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng..
- Đời sống vật chất:
+ công cụ bằng đá mài, xương và sừng
+ kinh tế chủ yếu nhờ trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp săn bắn, hái lượm, biết làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà ở 
- Đời sống tinh thần: ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật nguyên phát triển: hội họa, điêu khắc, thờ cúng tổ tiên...
b. Bộ lạc
- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
- Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
a. Quá trình tìm và sử dụng kim loại
Con người tìm và sử dụng kim loại:
+ Khoảng 5.500 năm trước đây phát hiện đồng đỏ ở Tây Á, Ai Cập
+ Khoảng 4.000 năm trước đây phát hiện đồng thau ở nhiều nơi trên thế giới ( Việt Nam)
+ Khoảng 3.000 năm trước đây con người đã biết sử dụng đồ sắt
b. Hệ quả
- Sự tiến bộ của kĩ thuật chế tác công cụ: luyện kim, đúc đồng, sắt: loại hình công cụ mới lưỡi cuốc, cày bằng sắt
- Sản xuất phát triển: nông nghiệp dùng cày
+ Năng suất lao động tăng
+ Khai thác thêm đất đai trồng trọt
+ Thêm nhiều ngành nghề thủ công nghiệp: luyện kim, đúc đồng, sắt 
+Làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
- Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung, tư hữu xuất hiện
- Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.
-Xuất hiên kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần chyển sang xã hội có giai cấp
- Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất, làm xuất hiện của cải dư thừa thường xuyên.
3. Hoạt động luyện tập
- Giúp hs củng cố lại kiến thức vừa học.
- Gv nêu câu hỏi:
 1. Thế nào là thị tộc, bộ lạc?
 2. Những biến đổi lớn lao của đời sống sản xuất - quan hệ xã hội của thời đại kim khí?
- Hs thảo luận trả lời nhanh.
 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
- Trả lời các câu hỏi: 
1. So sánh điểm giống - khác nhau của thị tộc và bộ lạc.
	2. Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
	3. Liên hệ sự ra đời nhà nước ở Việt Nam.
- Hs thảo luận trả lời, liên hệ được với Việt Nam ngoài những điều kiện đó còn có yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời nhà nước.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Đọc bài 3:Các quốc gia cổ đại phương Đông.
 + Điều kiện tự nhiên, cuôc sống của cư dân
 + Tìm hiểu các giai cấp trong xẫ hội cổ đại
 + Chế độ chuyên chế cổ đại là gì
	 +Ý nghĩa của bức tranh hình 1 trang 11, hình 2 trang 12.
 +Tư liệu về cuộc sông của tầng lớp quý tộc, nông dân công xã, nô lệ
Lưu ý: hs khuyết tật chỉ học sơ lược kiến thức chuẩn
 Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Duyệt của BGH
Tuần 3, Tiết 3 	 CHƯƠNG 2: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Bài 3: 	CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh :
- Trình bày được điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông; nêu được các ngành kinh tế chủ yếu.
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi của ĐKTN mang lại cho các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Nêu được cơ cấu và đặc điểm các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- Nêu được khái niệm: chế độ chuyên chế cổ đại
- Trình bày và phân tích được những đóng góp của cư dân phương Đông cổ đại đối với văn minh nhân loại.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
3. Về kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông tác động đến sự phát triển kinh tế và chế độ chính trị.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
- Năng lực so sánh, phân tích.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH:
1. GV: giáo án, bản đồ các quốc gia cổ đại, bản đồ thế giới hiện nay,máy tính....
2. HS: tư liệu, tranh ảnh về văn hóa cổ đại phương Đông...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, cá nhân, phân tích, nhận xét .
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Tạo tình huống:
a. Mục tiêu: tạo ra tình huống có vấn đề, nhằm khơi gợi trí tò mò, khả năng tư duy của hs.
b. Phương thức tiến hành:
- Gv cho hs xem hình ảnh về các công cụ bằng kim loại rồi nêu câu hỏi;
	+ Công cụ bằng sắt xuất hiện từ khi nào?
	+ Hệ quả của sự xuất hiện đồ sắt?
- Hs nhớ lại kiến thức của bài trước để trả lời.
c. Dự kiến sản phẩm:
Hs trả lời được công cụ bằng sắt xuất hiện từ 3000 năm trước, đem lại hệ quả làm tăng năng suất, sản phẩm thừa thường xuyên, tư hữu, giai cấp và nhà nước ..
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khái quát bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức cho HS như sau: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng các quốc gia đầu tiên của mình,(trước khi có đồ sắt ra đời) đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số quý tộc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, mà trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.
2. Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU – PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
HOẠT ĐỘNG I: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế
Làm việc cá nhân, cả lớp
 GV treo bản đồ "Các quốc gia cổ đại" trên bảng,giới thiệu vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông cho HS.
GV: Với vị trí địa lí đó, các quốc gia cổ đại phương Đông có những thuận lợi và khó khăn gì?
 GV gọi một HS trả lời, các HS khác có thể bổ sung cho bạn.
 GV nhận xét và chốt ý.
 GV: Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông?
 GV gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt ý, hs ghi bài vào vở.
HOẠT ĐỘNG II: Sự hình thành các quốc gia cổ đại
Hoạt động: cá nhân- cặp đôi
 GV: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Kể tên và thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Em có nhận xét gì về thời gian hình thành đó?
 HS đọc SGK và thảo luận, sau đó gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn.
 GV có thể chỉ trên bản đồ quốc gia cổ đại Ai Cập hình thành như thế nào, địa bàn của các quốc gia cổ ngày nay là những nước nào trên Bản đồ thế giới, và liên hệ ở Việt Nam trên lưu vực sông Hồng, sông Cả,... đã sớm xuất hiện nhà nước cổ đại (phần này sẽ học ở phần lịch sử Việt Nam).
HOẠT ĐỘNG III: Tìm hiểu Xã hội cổ đại phương Đông
Hoạt động: cá nhân- theo bàn
GV cho HS xem biểu đồ hình chóp về cơ cấu dân cư của xã hội cổ đại phương Đông 
GV? Trong xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào? Em hãy nêu đặc điểm của từng tầng lớp đó?
HS quan sát biểu đổ, suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
Đại diện HS từng nhóm trả lời
HS dựa vào SGK, kết hợp sơ đồ nắm vai trò vị trí của từng giai cấp trong xã hội
 GV kết hợp cho HS xem hình ảnh về cuộc sống giàu sang của quý tộc, lao động cực nhọc của nô lệ và kể những câu chuyện về họ. 
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế
a. Điều kiện tự nhiên:
Cư trú ở lưu vực các con sông.
- Thuận lợi: Đất đai phù sa: màu mỡ,tơi xốp, gần nguồn nước tưới==>dễ canh tác và sinh sống
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do thủy lợi,... người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế
- Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi là làm thủ công nghiệp.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
- Cơ sở hình thành: 
+ Do nhu cầu của công tác trị thủy--->tổ chức công xã
 + Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp--->từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện 
+ Ở Ai Cập 3200 năm TCN hình thành nhà nước thống nhất.
+ Lưỡng Hà TNK IV TCN hình thành các nước nhỏ của người Su-me.
+ Ấn Độ TNK III TCN hình thành các quốc gia cổ ở lưu vực sông Ấn.
 + Trung Quốc giữa TNK III TCN hình thành vương triều nhà Hạ.
 ==> hình thành từ rất sớm
3. Xã hội cổ đại phương Đông
- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội
+ Nhận ruộng để sản xuất
+ Nộp thuế và làm các nghĩa vụ khác
==> Lực lượng lao động chính 
- Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo
+ Giàu có
+ Có địa vị xã hội: Được thu thuế
- Nô lệ: 
+ Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội.
+ Phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
 3. Hoạt động luyện tập: Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những kiến thức cơ bản của bài học: 
- Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông? 
- Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nông dân công xã? 
 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
GV có thể cho HS vận dụng liên hệ Việt Nam thời kỳ này: nhà nước Văn Lăng- Âu Lạc ra đời như thế nào? Các ngành kinh tế chủ yếu....
 V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK mục 4,5 của bài 3 
- Tìm hiểu lịch, chữ viết, toán hoc, kiến trúc: Kim tự tháp, Vườn treo Ba-bi-lon, Cổng thành I-sơ-la, Vạn lí trường thành của phương Đông cổ đại.
Lưu ý: hs khuyết tật chỉ học sơ lược kiến thức chuẩn
 Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Duyệt của BGH
Tuần 4, Tiết 4 	 
CHƯƠNG 2: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Bài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh :
- Trình bày được điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông; nêu được các ngành kinh tế chủ yếu.
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi của ĐKTN mang lại cho các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Nêu được cơ cấu và đặc điểm các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- Nêu được khái niệm: chế độ chuyên chế cổ đại
- Trình bày và phân tích được những đóng góp của cư dân phương Đông cổ đại đối với văn minh nhân loại.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
3. Về kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông tác động đến sự phát triển kinh tế và chế độ chính trị.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
- Năng lực so sánh, phân tích.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH:
1. GV: giáo án, bản đồ các quốc gia cổ đại, bản đồ thế giới hiện nay,máy tính....
2. HS: tư liệu, tranh ảnh về văn hóa cổ đại phương Đông...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, cá nhân, phân tích, nhận xét .
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Tạo tình huống:
a. Mục tiêu: tạo ra tình huống có vấn đề, nhằm khơi gợi trí tò mò, khả năng tư duy của hs.
b. Phương thức tiến hành:
- Gv cho hs xem hình ảnh về các công cụ bằng kim loại rồi nêu câu hỏi;
	+ Công cụ bằng sắt xuất hiện từ khi nào?
	+ Hệ quả của sự xuất hiện đồ sắt?
- Hs nhớ lại kiến thức của bài trước để trả lời.
c. Dự kiến sản phẩm:
Hs trả lời được công cụ bằng sắt xuất hiện từ 3000 năm trước, đem lại hệ quả làm tăng năng suất, sản phẩm thừa thường xuyên, tư hữu, giai cấp và nhà nước ..
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khái quát bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức cho HS như sau: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng các quốc gia đầu tiên của mình,(trước khi có đồ sắt ra đời) đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số quý tộc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, mà trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.
2. Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU – PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
HOẠT ĐỘNG IV: Tìm hiểu chế độ chuyên chế cổ đại
Hoạt động :Cá nhân
 GV: Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? Thế nào là vua chuyên chế? Vua dựa vào đâu để trở thành chuyên chế?
 HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời,các HS khác bổ sung cho bạn.
 HOẠT ĐỘNG V: Tìm hiểu những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông
Hoạt động: Nhóm
GV chia HS cả lớp làm 4 nhóm, nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm
- Nhóm 1: Cách tính lịch của cư dân phương Đông? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông?
- Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết?
- Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán học? Những thành tựu của toán học phương Đông và tác dụng của nó?
- Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại phương Đông? Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?
 GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thành viên của các nhóm khác có thể bổ sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý
 GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách viết chữ tượng hình của cư dân phương Đông xưa và hiện nay trên thế giới vẫn còn một số quốc gia viết chữ tượng hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
- GV nhận xét: GV cho HS giới thiệu về các kỳ quan này qua tranh ảnh, đĩa VCD,...
- Nếu còn thời gian GV có thể đi sâu vào giới thiệu cho HS về kiến trúc xây dựng Kim tự tháp, hoặc sự hùng vĩ của Vạn lý trường thành,...
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
- Dưới vua là một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành: thu thuế, trong coi xây dựng, chỉ huy quân đội 
 -Quyền lưc của vua: nắm cả pháp quyền và thần quyền, có tên gọi khác nhau ở mỗi nước: Pha-ra-on(AiCập),En-xi(L Hà)
5. Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học
- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp
- Nông lịch: 1 năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày, mùa
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời: ngày có 24 giờ.
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết
- Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh, đây là phát minh lớn của loài người.
- Nguyên liệu viết chữ: giấy pa-pi-rút, đất sét, xương thú, mai rùa 
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
c. Toán học
- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,... mà toán học ra đời.
- Thành tựu Các công thức sơ đẳng về hình học: tính được diện tích hình tròn, tam giác , các bài toán đơn giản về số học cộng, trừ, nhân, chia,.. phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ, pi = 3,16
- Tác dụng: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến văn minh nhân loại.
d. Kiến trúc
- Do uy quyền của các nhà vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành,...
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
- Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, cổng I-sơ-ta thành BA-bi-lon,... 
- Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
 3. Hoạt động luyện tập: Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những kiến thức cơ bản của bài học: 
- Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông? 
- Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nông dân công xã? 
 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
GV có thể cho HS vận dụng liên hệ Việt Nam thời kỳ này: nhà nước Văn Lăng- Âu Lạc ra đời như thế nào? Các ngành kinh tế chủ yếu....
 V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK mục 4,5 của bài 3 
- Tìm hiểu lịch, chữ viết, toán hoc, kiến trúc: Kim tự tháp, Vườn treo Ba-bi-lon, Cổng thành I-sơ-la, Vạn lí trường thành của phương Đông cổ đại.
Lưu ý: hs khuyết tật chỉ học sơ lược kiến thức chuẩn
 Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Duyệt của BGH
Tuần 5, Tiết 5 	 
BÀI 4:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔ-MA
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh:
- Trình bày được điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây; nêu được các ngành kinh tế chủ yếu.
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi của ĐKTN mang lại cho các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Nêu được cơ cấu và đặc điểm các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây.
- Nêu được khái niệm: chế độ dân chủ cổ đại
- Trình bày và phân tích được những đóng góp của cư dân phương Tây cổ đại đối với văn minh nhân loại.
- So sánh với nhà nước phương Đông cổ đại về ĐKTN, kinh tế, chính trị...
2. Về tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần cúng nhân dân trong lịch sử.
3. Về kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò cảu điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
4. Định hướng năng lực hình thành
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tái hiện sự kiện. 
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: thuyết trình, giảng giải, phân tích, so sánh, nhâ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_ban_chuan_kien_th.doc