Giáo án Hóa học Lớp 10 (Cơ bản) - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hải Sơn
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC- ĐỒNG VỊ
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Học sinh biết:
Khái niệm đồng vị nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
Cách xác định ngyên tử khối trung bình.
2. Học sinh vận dụng.
Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hoá học một cách bình thường.
II. Chuẩn bị
Tranh vẽ các đồng vị H.
III. Phương pháp
Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề.
IV. Nội dung tiết học
1. Ổn định:
2. Tiến trình lên lớp
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ:Cho một nguyên tử có tổng số hạt là 58 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. xác định điện tích hạt nhân của nguyên tử,số khối và kí hiệu của nguyên tử.
- Dẫn dắt vào bài mới:
Hoạt động hình thành kiến thức
Ngày soạn 25/8/2019 Tiết 1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: a) Hs biết: hệ thống lại những khái niệm và định luật hoá học mở đầu b) Hs hiểu: các khái niệm và định luật hoá học mở đầu 2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập. II. Chuẩn bịHệ thống kiến thức và các dạng bài tập tương ứng III. Phương pháp Gv đặt vấn đề Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv IV. Nội dung tiết học 1. Ổn định lớp 2. Tiến trình lên lớp Hoạt động khởi động: Giới thiệu nội dung chính của chương trình lớp 10 - Chuẩn bị đồ dùng học tập: sách, vở theo yêu cầu môn học -Cung cấp PPCT -Nêu cách thức làm bài kiểm tra,đánh giá, cho điểm và cách quản lý điểm trong quá trình học tập. -Cho học sinh so sánh nhanh những nội dung chương trình mới với các nội dụng dung đã được học ở lớp dưới. Nhanh chóng rà soát ra những thuật ngữ mới của chương trình lớp 10, đểcó định hướng tốt cho phần nội dung ôn tập Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: cho HS phân biệt rõ các khái niệm : nguyên tử- nguyên tố, nguyên tử- phân tử, đơn chất- hợp chất, nguyên chất- hỗn hợp Hoá trị của các nguyên tố là gì? -được xác định như thế nào? - cách tính? ? Hãy phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. cho thí dụ áp dụng cụ thể? ? Mol là gì. Cùng với khái niệm mol còn có khái niệm gì? +Khối lượng mol là gì ? + Thể tích mol của chất khí là gì Gv: yêu cầu học sinh đưa ra các mối quan hệ: m ó M n ó m n ó M n ó V n ó A gv: yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa tỉ khối chất khí. Hoạt động 2: tìm hiểu và hệ thống lại kiến thức về dung dịch GV vấn đáp học sinh các khái niệm: dung dịch là gì? thế nào là độ tan? những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan? Hãy nhắc lại các công thức tính nồng độ dung dịch? C%, CM ? I.Một số khái niệm, định luật hoá học 1. Nguyên tử -là hạt vô cùng bé, trung hoà điện -Nguyên tử -Lớp vỏ (e): đ tích âm - Hạt nhân (+):p,n 2. Nguyên tố hoá học -Là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt p trong nhân. -Những ng tử của cùng một nguyên tố có tính chất hoá học giống nhau. 3.Hoá trị của một nguyên tố 4.Định luật bảo toàn khối lượng 5.Mol mối quan hệ giữa khối lượng mol,khối lượng chất, số mol, thể tích chất khí ở đkc, và số ,mol phân tử chất. n = m/M => m = M.n => M = m/n n =V/22,4 V = n.22,4 n = A/N A = n.N 6.Tỷ khối chất khí Tỉ khối hơi của khí A so với khí B. dA/B = mA/mB = MA.nA/MBnB = MA/MB 7. Dung dịch Kn: Độ tan: Nồng độ dung dịch C%= mct . 100 % /m dd (%) CM = n/V (mol/l hay M) Hoạt động luyện tập Bài tập áp dụng. Bài 1: Xác định khối lượng mol của chất X biết rằng khi hoá hơi 3g X thu được thể tích hơi đúng bằng 1,6g O2 trong cùng điều kiện. Bài 2: xác định dA/H2 biết ở đktc 5,6 lít khí A có khối lượng 7,5g? Bài 3: một hỗn hộp X gồm SO2 và O2 có dX/CH4 = 3 . trộn V lít O2 với 20l hỗn hợp X thu được hỗn hợp B có dB/CH4 = 2,5. tính V? Hướng dẫn Bài 1: VX =VO2 => nX = nO=O 3/MX = 1,6/32 => MX = 60 Bài 2: nA = 0,25 =>MA = 7,5/0,25 = 30 =>dA/H2 = 30/2 = 15 Bài 3: MA = 48, MB = (MA.20 + MB.v)/20 +V = 48, =>V = 20 lit Hoạt động vận dụng: dặn dò. Nhắc học sinh ôn: Tính chất hóa học của các chất vô cơ Làm bài tập về nhà V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn 27/8/2019 Tiết 2 Tự chọn 01: ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: a) Hs biết:Tên, kí hiệu hoá học, khối lượng nguyên tử và hoá trị của một số nguyên tố thường gặp.Phân loại các chất vô cơ, viết đúng CTPT và gọi tên các hợp chất vô cơ. b) Hs hiểu: Các khái niệm và định luật hoá học mở đầu 2. Kĩ năng:Viết đúng CTPT và gọi tên các chất vô cơ II. Chuẩn bị Hệ thống kiến thức và các dạng bài tập tương ứng III. Phương pháp Gv đặt vấn đề Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv IV. Nội dung tiết học 1. Ổn định lớp 2. Tiến trình lên lớp Hoạt động khởi động Tiết học sẽ giải quyết vấn đề: Ghi nhớ tên, kí hiệu, KLNT, hóa trị thường gặp của một số nguyên tố. Phân loại, viết đúng CTPT và cách gọi tên các chất vô cơ Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1:Nắm bắt thông tin về một số nguyên tố hoá học thường gặp. Cho HS hợp tác với nhau để nêu tên, viết kí hiệu, KLNT và hoá trị của các nguyên tố. Mục đích: Hs có thể viết đúng CTPT, làm bài tập định lượng Tìm hiểu Hs về bài ca hoá trị G thiệu bài ca hoá trị Gv kiểm tra xác nhận thông tin. Hoạt động 2: Phân loại các chất vô cơ. Cách gọi tên các chất vô cơ. Gv yêu cầu Hs nêu, dùng sơ đồ hình cây để liệt kê và phân loại các chất vô cơ. Gv lấy ví dụ từng loại và nêu cách gọi tên các chất: Oxit Vd: FeO: sắt (II) oxit; Fe2O3: Sắt (III) oxit; CaO: Caxi oxit; MgO: Magie oxit; SO2: Lưu huỳnh (IV) oxit Vd: CO: cacbon monooxit; CO2 : Cacbon đioxit Axit Vd HCl: Axit clohidric; H2S: Axit sunfuhidric H2SO3: Axit sunfurơ; HNO2: Axit nitrơ Bazơ Vd: NaOH: natri hidroxit , Fe(OH)2 sắt (II) hidroxit Muối Vd:Na2SO4: Natri sunfat; Na2SO3: Natri sunfit I.Một số nguyên tố hoá học thường gặp Tên n tố Kí hiệu KLNT Hoá trị Hidro H 1 I Natri Na 23 I Kali K 39 I Iot I 127 I,...,VII Bạc Ag 108 I Clo Cl 35,5 I,...,VII Magie Mg 24 II Kẽm Zn 65 II Bari Ba 137 II Oxi O 16 II Thuỷ ngân Hg 201 I,II Đồng Cu 64 (I), II Lưu huynh S II,IV,VI Phốt pho P 31 III, V II. Phân loại và gọi tên các chất vô cơ. Phân loại Tên gọi Đơn chất: Gọi theo tên nguyên tố Hợp chất Tên Oxit = Tên nguyên tố + Hoá trị ( nếu cần phân biệt) + “Oxit” Một số Oxit axit thường sử dụng tên riêng: CO2: khí cacbonic; SO2: khí sunfurơ Một số oxit sử dụng đầu ngữ để chỉ số lượng nguyên tử: mono- 1; đi-2, tri-3, tetra-4, penta-5 Tên Axit Tên Axit không có oxi = “Axit” + tên nguyên tố + đuôi “hidric” Tên Axit có oxi = “ Axit” + tên nguyên tố + đuôi “ic” (nếu nhiều oxi) H2SO4: Axit sunfuric; HNO3: Axit nitric Tên Axit có oxi = “ Axit” + tên nguyên tố + đuôi “ơ” (nếu ít oxi) Tên Bazơ = Tên nguyên tố kim loại + hoá trị nếu cần + “hidroxit” Tên Muối = Tên kim loại + tên gốc axit Axit nhiều oxi : đổi đuôi “ic”- “at” Axit it oxi: đổi đuôi “ơ” – “it” Hoạt động luyện tập Bài 1: Viết CTPT các chất có tên gọi sau: Đồng oxit, khí cacbonic, khí sunfuro, axit photphoric, natri hidrocacbonat, sắt (II) sunfat, magie cacbonat. Bài 2: Gọi tên các chất: FeS, CuS, NaHSO3, BaSO4, KHCO3 Hoạt độngvận dụng: Dặn dò. Nhắc học sinh ôn: Tính chất hóa học của các chất vô cơ Làm bài tập về nhà theo phiếu bài tập V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn 28/8/2019 Tiết 3 Tự chọn 02: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hs biết: Tính chất hoá học của các chất vô cơ. Tính chất vật lý của một số chất vô cơ (trạng thái, khả năng tan vào nước, màu sắc, mùi...) 2. Kĩ năng: Nhận dạng các bài tập thường gặp và vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài tập đó: Viết ptpư xảy ra giữa các chất vô cơ; nhận biết các chất vô cơ; bài tập tính C%, CM,... II. Chuẩn bị Hệ thống kiến thức và các dạng bài tập tương ứng III. Phương pháp: - Gv đặt vấn đề - Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv IV. Nội dung tiết học 1. Ổn định lớp 2. Tiến trình lên lớp Hoạt động khởi động: Tiết học nhằm mục đích gì? : ôn tập lại tính chất của các chất vô cơ Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Củng cố tính chất hoá học của các chất vô cơ. -Gv cho Hs nhắc lại thứ tự dãy HĐHH của KL Dãy HĐHH của KL (BeKetop): K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb HCu Hg Ag Pt Au Với H2O Với axit HCl, H2SO4 loãng Với HNO3, H2SO4 đặc nóng -Yêu cầu Hs lần lượt nêu các tính chất của KL Gv vấnđáp và minh hoạ bằng loạt pư: F2 + H2 2 HF ( ngay trong bóng tối) Cl2 + H2 2 HCl ( ánh sáng) Br2 + H2 2 HBr ( đun nóng) I2 + H2 2 HI ( đun nhiệt độ cao, pư thuận nghịch) S ( nóng chảy) + H2 H2S Gv hướng dẫn Hs nắm chắc tính chất củaoxit axit vàoxit bazơ. SO2 + H2O H2SO3 SO3 + H2O H2SO4 SO2 + NaOH NaHSO3 SO2 + NaOH Na2SO3 + H2O Na2O + H2O 2NaOH BaO + SO2 BaSO3 Na2O + H2SO4 2Na2SO4 +H2O FeO + HCl FeCl2 + H2O Oxit lưỡng tính vừa có tính chất củaoxit axit vừa có tính chất củaoxit bazơ. Oxit lưỡng tính Thí dụ:Al2O3, ZnO, Cr2O3 Vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ. Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 +2 NaOH 2NaAlO2 + H2O Oxit không tạo muối thì không có cả 2 tính chất trên III. Tính chất hoá học của các chất vô cơ Kim loại 1.Tác dụng với phi kim + Tác dụng với oxi oxit kim loại Hầu hết kim loại tác dụng trừ Au, Pt (và Ag) + Tác dụng với phi kim khác muối 2. Tác dụng vớiaxit Muối + H2 (ĐK: KL trước H, axit không có tính oxh mạnh như HNO3, H2SO4 đặc nóng) Với HNO3, H2SO4 đặc nóng hầu hết KL phản ứng, trừ Au, Pt nhưng không giải phóng H2 mà tạo thành Muối + H2O + SPP (chứa nguyên tố trung tâm của axit) 3. Tác dụng với nước (chỉ có KLK, Ca, Ba, Sr) 4. Tác dụng vớidd muối Muối + KL mới ĐK: KL tác dụng mạnh hơn (đứng trước) KL trong muối. II. Phi kim 1. Tác dụng với kim loại Muối hoặc oxit kim loại (nếu PK là oxi) ( xem lại ở phần Kim loại ) 2. Tác dụng với hiđro Hợp chất khí 3. Tác dụng với O2 oxit phi kim S + O2 SO2 III. Ôxit Oxit axit Oxit bazơ 1. Tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng (đa số) 2. Tác dụng với dd kiềm tạo thành muối axit hoặc muối TH và nước. 3. Tác dụng với oxit bazơ tan 1. Tác dụng với nước tạo thành bazơ tương ứng (một số) Chỉ có oxit của KLK, BaO, CaO, SrO tác dụng với nước tạo dd kiềm 2. Tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước 3. Tác dụng với oxit axit (một số) Chỉ có oxit của KLK, BaO, CaO, SrO tác dụng với oxit axit. IV. Axit 1.Làm đổi màu chỉ thị: quỳ tím màu đỏ 2. Axit + bazơ, ôxit bazơ Muối + Nước 3. Axit + kim loại(trước H) ( xem lại phần Kim loại) 4.Axit +muối Muối mới + Axit mới ( có chất kết tủa hoặc bay hơi , axit mới yếu hơn axit ban đầu) V. Bazơ 1. DD làm đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím hóa xanh;Phenolphtalein chuyển hồng 2. Tác dụng với dd axit Muối + H2O 3. dd bazơ + oxit axit ( xem phần Oxit axit) 4. dd bazơ + dd muối Muối mới + Bazơ mới(SP ít nhất 1 chất kết tủa, hoặc bay hơi) 5. Một số bazơ không tan dễ bị nhiệt phân huỷ VI. Muối 1. DD muối có thể làm quỳ tím đổi màu xanh, đổi màu đỏ hoặc không đổi màu tùy bản chất của muối. 2. DD muối+ kim loại (Xem phần Kim loại ) 3. DD muối + với axit ( Xem lại phần Axit) 4. DD muối + bazơ (Xem lại phần Bazơ ) 5. Muối cacbonat, muối nitrat, muối amoni dễ bị nhiệt phân huỷ Hoạt động luyện tập Bài tập củng cố về tính chất hóa học của muối Hoàn thành các ptpư sau: 1. Nhiệt phân Cu(NO3)2. 2. Nhiệt phân Fe(NO3)3. 3. Nhiệt phân Fe(NO3)2. 4. NaOH + NaHCO3 5. HCl + NaHCO3 6. (NH4 )2SO4 + KOH 7. MgSO4 + Ba(OH)2 8. NaAlO2 + HCl 9. Nhiệt phân NH4NO3 10.Nhiệt phân (NH4)2CO3 11. CuSO4 + Ba(OH)2 12. Nhiệt phân Ba(NO3)2 13.Nhiệt phân Ba(HCO3)2 14. K2SO4 dd + Ba 15. HCl + Pb(NO3)2 16. H2S + CuSO4 17. Na2S + Pb(NO3)3 18. HCl + FeCO3 19. H3PO4 + AgNO3 20. H2SO4 + Ca(NO3)2 V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn03/9/2019 Chương 1 NGUYÊN TỬ Tiết 4 Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết: - Đơn vị khối lượng của nguyên tử, kích thước của nguyên tử. - Kí hiệu, khối lương, điện tích của e, p, n. 2. Học sinh hiểu. - Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất của nguyên tố. - Nguyên tử có cấu tạo phức tạp và cấu tạo rỗng. II. Chuẩn bị. Tranh vẽ các hình 1., 1.2, 1.3 III. Phương pháp Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV.Nội dung tiết học 1.Ổn định 2. Tiến trình lên lớp Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: không kt đầu giờ -Giới thiệu nội dung, nhiệm vụ tiết học: Nguyên tử được cấu tạo như thế nào?, kích thước và khối lượng các loại hạt cơ bản là proton, notron, electron ra sao? Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: thành phần cấu tạo của nguyên tử. Gv: cấu tạo của nguyên tử gồm mấy phần? Gv: vỏ nguyên tử chứa hạt gì? Học sinh đọc sách giáo khoa. Chùm e bị lêïch về phíađiện dương vậy e mang điện gì? Gv: cho biết điện tích và khối lượng của e? Hoạt động 2: Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. Gv: sử dụng hình 1.3 mô tả thí nghiệm yêu càu học sinh nhận xét. Chùm tia anpha xuyên qua lá vàng chứng tỏ điều gì? Tại sao có tia anpha bị lệch và bị dội ngược trở lại? Học sinh đọc sách giáo khoa rút ra kết luận về khối lượng và điện tíchcủa các hạt p, n. Hoạt động 3: Tìm hiểu về kích thước và khối lượng nguyên tử. Học sinh đọc sách giáo khoa. Gv: cho biết đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân và e như thế nào? Gv: dựa vào số liệu vừa tính có nhận xét gì về nguyên tử. Cho biết đơn vị khối lượng của nguyên tử và phân tử là gì. CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ BÀI 1:THÀNH PHẦN NGUYÊN I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử - Nguyên tử: - vỏ nguyên tử(e) Hạt nhân nguyên tử(p,n) 1.Electron. a. Sự tìm ra electron.(sgk) b. Khối lượng và điện tích e. me = 9,1095.10-31kg qe = -1,602.10-19 C 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo rỗng các e chuyển động xung quanh hạt nhân tích điện dương. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử. 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. a. Sự tìm ra hạt proton. mp = 1,6726.10-27kg qp = + 1,602.10-19C b. Sự tìm ra nơtron. mn = 1,6748.10-27kg qn = o II. Kích thước và khối lượng nguyên tử. 1. Kích thước Nếu coi nguyên tử có hình cầu thì đường kính của nó khoảng 10-1nm. Nguyên tử H nhỏ nhất có bán kính khoảng 0,053 nm Đường kính hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn khoảng 10-5nm Đường kính của e vàp còn nhỏ hơn nhiều khoảng 10-8nm. e chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử. 2. Khối lượng nguyên tử. Để biểu thị khối lượng của nguyên tữ phân tử, e, p, n ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u 1u = 1/12 khối lượng nguyên tử C 1u =1,6605.10-19kg Hoạt động luyện tập - Em hãy cho biết cấu tạo của nguyên tử, điện tích và khối lượng của các hạt tạo nên nguyên tử Hoạt động vận dụng - Em hãy tưởng tượng rằng nếu trái đất đặc khít thì sẽ có kích thước như thế nào? - Củng cố bài V. RÚT KINH NGIỆM Ngày soạn 05/9/2019. Tiết 5,6 Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC- ĐỒNG VỊ I. Mục tiêu. 1. Học sinh biết: - Khái niệm về đơn vị điện tích hạt nhân, phân biệt số đơn vị điện tích hạt nhân và điện tích hạt nhân. - Kí hiệu nguyên tử. - kn đồng vị 2. Học sinh hiểu - Khái niệm về số khối, quan hệ giữa số khối và nguyên tử khối,nguyên tử khối tung bình, đồng vị. - Quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số p, e trong nguyên tử. - Khái niệm về nguyên tố hoá học và số hiệu nguyên tử. II. Chuẩn bị Chuẩn bị các phiếu học tập. III. Phương pháp. Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Nội dung tiết học. 1. Ổn định lớp 2. Tiến trình lên lớp Hoạt động khởi động: Bài cũ. - Nêu cấu tạo của nguyên tử, điện tích,khối lượng các hạt p, n, e. - Làm bài tập 4 sgk. Bài mới: Phân chia tiết : Tiết 5: Bài 2, mục I,II; Tiết 6: Bài 2, mục II, IV Tiết 5 Bài 2:HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (Mục I, II) Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Điện tíchhạt nhân. Gv: cấu tạo của nguyên tử gồm mấy phần? Gv: hạt nhân có những hạt gì? Gv: trong các hạt đó thì hạt nào mang điện? Và chúng mang điện gì? Gv: vậy điện tích hạt nhân do hạt nào quyết định và chúng mang điện tích gì? Hoạt động 2: Số khối. Học sinh dịnh nghĩa số khối, viết công thức tính số khối, nhận xét về số khối. Hoạt động 3: Định nghĩa ngtố. Học sinh đọc sách giáo khoa rút ra định nghĩa và cho vd. Gv: các nguyên tử nào sau đây là cùng một nguyên tố. 7A, 8B, 7C, 7D, 9F Học sinh đọc sách giáo khoa rút ra định nghĩa. Nếu ta có Z thì biết được những số gì trong nguyên tử? Hoạt động 5: củng cố Học sinh làm bài tập 1,2,4 sgk Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. Hạt nhân nguyên tử. 1. Điện tíchhạt nhân. Số đơn vị điện tích hạt nhân = số e = số p Vd: số đơn vị điện tích của Na là 11, vậy nguyên tử Na có 11p, 11e. Nguyên tử N có 7e vậy điện tích hạt nhân của N là 7+. 2. Số khối. Số khối = số p + số n A = Z + N Vd: Na có 11p và 12 n nên số khối bằng 23. II. Nguyên tố hoá học. 1. Định nghĩa. Nguyên tố là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân có tính chất hoá học giống nhau. Vd: các nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 8 đều là nguyên tố Oxi và chúng có tính chất hoá học giống nhau. 2. Số hiệu nguyên tử.(Z) Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố gọi là số hiệu của nguyên tố đó Z = số p = số e = số đơn vị điện tích hạt nhân. 3. Kí hiệu nguyên tử. AZX A: số khối Z: số hiệu nguyên tử X kí hiệu hoá học Hoạt động luyện tập Câu hỏi: 1, Với một kí hiệu nguyên tử bất kì, ta biết được những thông tin nào về nguyên tử? 2, Cho biết kí hiệu như sau: 3517Cl cho ta biết những gì về nguyên tử clo?. V. RÚT KINH NGIỆM Ngày soạn 05/9/2019. Tiết 6 Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC- ĐỒNG VỊ (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Học sinh biết: Khái niệm đồng vị nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. Cách xác định ngyên tử khối trung bình. 2. Học sinh vận dụng. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hoá học một cách bình thường. II. Chuẩn bị Tranh vẽ các đồng vị H. III. Phương pháp Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Nội dung tiết học 1. Ổn định: 2. Tiến trình lên lớp Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ:Cho một nguyên tử có tổng số hạt là 58 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. xác định điện tích hạt nhân của nguyên tử,số khối và kí hiệu của nguyên tử. - Dẫn dắt vào bài mới: Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: đồng vị Học sinh nghiên cứu các đồng vị của nguyên tử H cho biết các đồng vị có điểm gì khác nhau và giống nhau? Gv: Tại sao tính chất hoá học của các đồng vị giống nhau, một số tính chất vật lí khác nhau. Gv: Cho các nguyên tử sau nguyên tử nào là đồng vị của nhau: 5A, 29B, 5C. Hoạt động 2: Nguyên tử khối: Gv: đơn vị khối lượng nguyên tử là gì và có khối lượng là bao nhiêu? Gv: Nguyên tử C nặng 19, 9206 .10-27kg hỏi nguyên tử đó năng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử? HS giải cho 12. Gv: kết luận 12 chính là nguyên tử khối của C. Gv: thế nào là nguyên tử khối? Gv: tại sao có thể coi nguyên tử khối có thể bằng số khối của nguyên tử? Hoạt động 3: nguyên tử khối trung bình. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết nguyên tử khối trung bình là gì và cho biết công thức tính nguyên tử khối trung bình. III. Đồng vị: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số notron , do đó số A của chúng khác nhau. Các đồng vị được xếp vào cùng vị trí trong bảng tuần hoàn. Các đồng vị có tính chất hoá học giống nhau nhưng có một số tính chất vật lí khác nhau. IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình. 1. Nguyên tử khối: Nguyên tử khối của nguyên tử cho biết khối lương nguyên tử đó nặng hơn gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân nguyên tử A = Z + N. 2. Nguyên tử khối trung bình. Hoạt động luyện tập Câu hỏi: Clo có hai đồng vị 35Cl chiếm 75% và 37Cl chiếm phần còn lại tính nguyên tử khối trung bình của Cl. Hoạt động vận dụng - Củng cố. - Làm các bài tập 1,2,3,4 sgk. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn 10/9/2019 Tiết 7 Bài 3: LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu 1. Củng cố kiến thức: - Đặc tính của các hạt tạo nên nguyên tử. - Những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử. - Sự chuyển động của các e trong nguyên tử: obitan nguyên tử, hình dạng obitan nguyên tử. 2. Rèn luyện kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt tạo nên nguyên tử để giải các bài tập có liên quan. - Dựa vào các đại lượng đặc trưng cho nguyên tửđể giải các bài tập về nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. - Vẽ hình dạng các obitan s, p. II. Chuẩn bị Sơ đồ câm và phiếu học tập. III. Phương pháp Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở, trực quan, và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV.Nội dung tiết học 1 Ổn định: 2.Tiến trình lên lớp Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ:Cho biết sự chuyển động của các e trong nguyên tử, obitan nguyên tử, hình dạng các obitan s, p. - Bài mới: Củng cố lại kiến thức Luyện tập một số bài toán: Tính tổng khối lượng các loại hạt cơ bản trong 1 nguyên tử, so sánh tỷ lệ khối lượng các loại hạt đó; Tính khối lượng nguyên tử trung bình khi biết thành phần các đồng vị; Xác định thành phần đồng vị khi biết KLNT trung bình và thành phần các đồng vị còn lại. Bài toán các loại hạt p,n,e Viết CTPT các loại hợp chất được tạo nên từ các loại đồng vị khác nhau Hoạt động hình thành kiến thức Củng cố, hệ thống lại kiến thức: Gv sử dụng sơ đồ câm và phiếu học tập để củng cố trọng tâm cho học sinh. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn 12/9/2019 Tiết 8 Tự chọn 03: LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu. 1. Củng cố kiến thức. - Thành phần cấu tạo nguyên tử. - Những đặc trưng của nguyên tử. 2. Rèn kĩ năng. - Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử để làm bài tập về cấu tạo nguyên tử. II. Chuẩn bị: Các bài tập điển hình về 3 loại hạt p,n,e III. Phương pháp. Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Nội dung tiết học 1. Ổn đinh tổ chức: kt sĩ số 2. Tiến trình lên lớp: Hoạt động khởi động Giới thiệu mục tiêu của tiết học: làm quen với dạng bài tập toán về các loại hạt p,n,e . Cách giải toán và trình bày bài toán tự luận cơ bản. Phân loại một số dạng bài tập điển hình về toán 3 loại hạt p,n,e Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Phân loại bài tập, giới thiệu các bài tập từ dễ đến khó Hoạt động 2: Cách giải và trình bày bài tập Gv giới thiệu quy ước về cách đặt ẩn số Gv giới thiệu về cách giải quyết các tình huống cụ thể cho từng dạng bài cụ thể Hoạt động3: Gv ra bài mẫu cho HS vận dụng,Gv trình bày mẫu Dạng 1: Tìm p,n,e đối với 1 nguyên tử Bài 1: A là một nguyên tử có tổng số hạt cơ bản là 115. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25. Xđ số hiệu và số khối của nguyên tử. Viết cấu hình e. Gv: nhác lại các hạt cơ bản của nguyên tử trong đó hạt nào mang điện và không mang điện. I.Phân loại bài tập Theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp như sau: Dạng 1: tìm p,n,e đối với 1 nguyên tử Dạng 2: tìm p,n,e cho các nguyên tử đơn giản,hoặc các đồng vị. Dạng 3: tìm p,n,e cho các nguyên tử trong phân tử hoặc ion phức tạp II.Cách làm bài tập 1.Quy ước cách kí hiệu, đặt ẩn số số hạt p: Z số hạt n: N số hạt e: E hoặc cách đặt khác nếu tiện lợi hơn 2.Tính chất toán học của các ẩn số Z,N,E cho mỗi nguyên tử .Tổng số hạt mang điện là: Z+E =2Z =2E .Z=E vì nguyên tử trung hoà điện .Áp dụng tỷ lệ N/Z trong trường hợp số ẩn nhiều hơn số pt để biện luận, tìm kết quả Đối với các n tố có Z= 1....82 1< N/Z <1,52 ==>Đối với nguyên tử có Z 82 thì : Z (Với S = 2Z + N) III. Bài tập vận dụng Dạng 1: Tìm p,n,e đối với 1 nguyên tử Bài 1: Theo đề ta có hpt 2Z + N = 115 2Z – N = 25 Z = 35 N = 45 Vậy số hiêu của nguyên tử là 35, số khối là 80 1s22s22p63s23p63d104s24p5 Hoạt động luyện tập Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Bài 2: Một nguyên tử có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 18. Xđ số đơn vị điện tích hạt nhân, số khối và kí hiệu của nguyên tử. Hs: suy nghĩ và độc lập làm bài Trình bày bảng lời giải của cá nhân Gv: - Hướng dẫn ( nếu cần) Xác nhận kết quả trình bày của Hs khá giỏi, cho Hs khác nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung nếu cần. Bài 3: Một nguyên tử có tổng số hạt p,n,e là 34.. Xđ kí hiệu của nguyên tử đó. Gv hướng dẫn: Nếu số ẩn > số pt đại số thì nhớ kết hợp thêm: 1 ≤ N/Z ≤ 1,5 để giải hệ gồm các pt và bpt Bài 2: Hướng dẫn theo đề ta có: 2Z + N = 58 2Z – N = 18 ta có Z = 19 N = 20 Vậy : A = Z + N = 19 + 20 = 39 Số đơn vị điện tích hạt nhân 19 Kí hiệu nguyên tử : 3919K Bài 3: theo đề ta có: 2Z + N = 34 1 ≤ N/Z ≤ 1,5 à 9,7≤ Z≤ 11,3 ; Vì Z nguyên, nên: Z=10, N=24 (vô lí) hoặc Z=11, N=12 (hợp lí) Vậy nguyên tử cần tìm là 23 11Na Hoạt động vận dụng: Hs làm các bài tập sách BT Ngày soạn 12/9/2019 Tiết 9 Tự chọn 04: LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ (Tiếp theo) I. Mục tiêu. 1. Củng cố kiến thức. - Thành phần cấu tạo nguyên tử. - Những đặc trưng của nguyên tử. 2. Rèn kĩ năng. - Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử để làm bài tập về cấu tạo nguyên tử. II. Chuẩn bị: Các bài tập điển hình về 3 loại hạt p,n,e III. Phương pháp. Dùng phối hợp các phương pháp như đàm thoại, gợi mở và dùng các bài tập giúp học sinh phát hiện và nhận thức vấn đề. IV. Nội dung tiết học 1. Ổn đinh tổ chức: kt sĩ số 2. Tiến trình lên lớp: Hoạt động khởi động Giới thiệu mục tiêu của tiết học: - Rèn luyện kĩ năng giải toán các dạng bài về các loại hạt p,n,e với các bài tập từ dễ đến khó dần. -Bài cũ: Nguyên tử Y có tổng số hạt là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. Xác định số khối A và kí hiệu nguyên tử của Y. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động1: Dạng 2: Tìm p,n,e cho các nguyên tử đơn giản hoặc các đồng vị. Với đồng vị bền : Z ≤ N ≤ 1,52Z (*) Riêng với Z≤ 20: Z≤N≤1,23Z Nếu bài toán cho số hạt trong ion thì ta vẫn gọi số p, n, e trong ng.tử của nó là Z, N, E. Sau đó tính số hạt e trong ion đó theo E và điện tích của ion: +) Nếu ion là Aa+ thì số e =E - a +) nếu ion là: Bb- thì số e = E +b. Bài tâp: Bài 1: Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy xác định điện tích hạt nhân các nguyên tử A,B,C Bài 2:Có 2 đồng vị của X là X1 và X2. Tổng các loại hạt p,n,e trong 2 đồng vị X1 và X2là 106. Tổng số hạt không mang điện của X1 và X2 là 38. Tổng các loại hạt p,n,e trong X1 là 52. Xác định kí hiệu nguyê tử các đồng vị X1 và X2 Bài 3: Nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z. Tổng 3 loại hạt p,n,e trong nguyên tử X,Y và Z là 129. Số nơtron trong X hơn Y là 1 hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số nơtron. Xác định các đồng vị X,Y,Z. Hoạt động2: Dạng 3: tìm p,n,e cho các nguyên tử trong phân tử hoặc ion phức tạp (Học thêm sau) Dạng 2: Tìm p,n,e cho nhiều nguyên tử đơn giản hoặc các đồng vị của cùng một nguyên tố. Hướng dẫn: Z + (Z +1) + (Z+2) = 51 ==>Z = 16 ĐS: 16 S, 17 Cl, 18 Ar Hướng dẫn: X1 và X2 chỉ khác nhau về số nơtron, nên gọi số nơtron trong các đồng vị X1 và X2 lần lượt là N1 và N2. Số proton của X là Z Ta có: (2Z + N1) + (2Z + N2) = 106 N1 + N2 = 38 2Z + N1 = 52 Giải hệ pt ta được Z = 17, N1= 18; N2 = 20 X1 và X2là3517Cl ; X là 3717Cl Hướng dẫn: X,Y,Z chỉ khác nhau về số nơtron, nên gọi số nơtron trong các đồng vị X,Y,Z lần lượt là NX, NY, NZ; Số proton và electron trong cả 3 đồng vị đều là Z’ và E. ( Z’,E, NX, NY, NZ đều nguyên dương) Ta có hệ pt: (Z’ + NX + E) + (Z’ + NY + E) +(Z’ + NZ + E) = 129 Z’= E NX= NY +1 NZ= Z’ Đơn giản hệ: 7Z’+2NY =128 7+2 NY/Z’ =128/Z’ Mặt khác: 1≤ NY/Z’≤ 1,5 à12,8 ≤ Z’≤ 14,2 Vì Z’ nguyên nên Z’=13 hoặc Z’=14 Biện luận: Z’ 13 14 NY 18,5 15 Số khối AY - 29 Kết luận Loại Y là 2914Si Vậy nguyên tố R là Si gồm 3 đồng vị: Z là 2814Si ; Y là 2914Si ; X là 3014Si Hoạt động luyện tập: Bài 1: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm số p, n, e và số điện tích hạt nhân của R? Bài 2:Một nguyên tử có tổng số các hạt là 62 và có số khối nhỏ hơn 43. Tìm số p, số n, và khối lượng mol nguyên tử. Bài 3: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Tìm số p, n, e và số điện tích hạt nhân của R? Bài 4. Nguyên tố A có hai đồng vị X và Y. Tỉ lệ số nguyên tử của X : Y là 45 : 455. Tổng số hạt trong nguyên tử của X bằng 32. X nhiều hơn Y là 2 nơtron. Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính nguyên tử khối trung bình của A. ĐS: 20,1 Bài 5:Trong anion X3- tổng số hạt là 111, số e bằng 48% số khối. Tìm số p, n, e và số khối của X3-? Bài 4: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm số p, n, e và số điện tích hạt nhân của R? V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 15/9/2019 Tiết 10 Bài 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu. Học sinh biết. - Trong nguyên tử e chuyển động như thế nào? - Thế nào là lớp và phân lớp electron. - Số lượng các obitan trong mọt phân lớp và một lớp. - Dùng kí hiệu để phân biệt các lớp, phân lớp obitan. II. Chuẩn bị. Tranh vẽ mô hình vỏ nguyên tử, hình dạng các obitan s, p. III. Phương pháp. Sử dung phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với trực quan IV.Nội dung tiết học. 1. Ổn định lớp. 2. Tiến trìnhlên lớp Hoạt động khởi động Gv giới thiệu nhiệm vụ trọng tâm của bài học. Tách tiết cho bài học Tiết 10: bài 4. Mục I,II 1,2; Tiết 11- bài 4 (tiếp theo) Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1:tìm hiểu sự chuyển động của e trong nguyên tử các e chuyển động như thế nào trong nguyên tử H 16 thể hiên điều gì? Có phù hợp không? Hoạt động 2: Lớp electron., khảo sát xem e được sắp xếp như thế nào trong nguyên tử. Gv: Tuỳ vào trạng thái năng lượng này mà mỗi e có khu vực ưu tiên riêng. Gv đặc vấn đề: vạy hạt nhân hút e, e gần hạt nhân bị hút mạnh hơn, liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn người ta nói e gần nhân có mức năng lượng thấp và ngược lại.Vậy các e có mức năng lượng thấp thường xuyên có mặt ở khu gần hạt nhân và ngược l
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_co_ban_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_20.docx