Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Nêu được các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình hóa học THCS.

- Vận dụng vào giải bài tập.

+ Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất

+ Phân biệt các loại hợp chất vô cơ

+ Cân bằng phương trình hoá học

2. Năng lực :

Năng lực chung

+ Năng lực hợp tác;

+ Năng lực giải quyết vấn đề;

+ Năng lực tổng hợp kiến thức;

+ Năng lực làm việc tự học;

Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các thí nghiệm hóa học.

 

doc 209 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 10
Thời gian thực hiện: tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình hóa học THCS. 
- Vận dụng vào giải bài tập.
+ Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất
+ Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
+ Cân bằng phương trình hoá học
2. Năng lực :
Năng lực chung
+ Năng lực hợp tác;	
+ Năng lực giải quyết vấn đề;	
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;	 
+ Năng lực làm việc tự học;
Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các thí nghiệm hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Huy động kiến thức đã học của HS, tạo điều kiện củng cố lại các kiến thức cũ 
b) Nội dung: Tái hiện các kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 và 9.
c) Sản phẩm: HS tham gia chò trơi trả lời các câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động trải nghiệm ở nhà 
Hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học
Hoạt động chung cả lớp
Gợi nhớ lại các kiến thức đã học, trình bày các kiến thức mà HS còn nhớ; nhóm khác bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Các khái niệm cơ bản
a) Mục tiêu: Củng cố lại các khái niệm cơ bản trong hóa học.
b) Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c) Sản phẩm: oxi
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động ở lớp
- GV chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành trò chơi ô chữ trong PHT số 1 
- Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- Hoạt động chung cả lớp: HS trả lời, các HS khác lắng nghe nhận xét. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
I. Các khái niệm cơ bản
Hoạt động 2: Phân loại các hợp chất vô cơ
a) Mục tiêu: Ôn lại sự phân loại các hợp chất vô cơ
b) Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 Hoạt động ở lớp
GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành trò chơi ô chữ trong PHT số 2 
Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2. 
Hoạt động chung cả lớp: Mời 4 nhóm lên báo cáo; các thành viên khác nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Phân loại các hợp chất vô cơ
C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học 
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d) Tổ chức thực hiện:
HS trả lời các câu hỏi trong phần IV
- HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để cùng giải quyết câu hỏi trong phần IV. 
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập
+ Kết quả trả lời các câu hỏi trong phần IV
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phần IV, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. 
1b,2b,3d,4a,5a,6b,7b,8b 
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
 Mức độ nhận biết: 
Câu 1: Cho công thức hóa học của một sô chất sau:Cl2, O3, CuO, NaOH, Fe, H2SO4, AlCl3. Số đơn chất và hợp chất là:
A. 2 đơn chất và 5 hợp chất.	B. 4 đơn chất và 3 hợp chất.
C. 3 đơn chất và 4 hợp chất.	D. 5 đơn chất và 2 hợp chất.
Câu 2: 
a. Dãy gồm các chất là oxit:
A. Na2O, HCl.	B. P2O5, NaOH.	C. CaO, Fe2O3.	D. SO3, H2SO4
b. Dãy gồm các chất là bazo:
A. KOH, HNO3.	B. NaOH, KOH.	C. KOH, Na2O.	D. KOH, CaO
c. Dãy gồm các chất là axit:
A. HCl, H2SO4.	B. H2SO4, H2O.	C. HCl, NaO.	D. H2SO4, Na2CO3
d. Dãy gồm các chất là muối:
A. CuSO4, Mg(OH)2.	B. Ca(HCO3)2, HCl.	C. ZnSO4, HNO3.	D. NaHCO3, CaCl2
Mức độ thông hiểu.
Câu 3: Biết Ba(II) và NO3(I) vậy công thức hóa học đúng là
A. BaNO3.	B. Ba2NO3.	C. Ba3NO3.	D. Ba(NO3)2.
Câu 4: Một oxit có công thức FexOy có phân tử khối là 160. Hóa trị của Fe là:
A. I.	B. II.	C. III.	D. IV.
Câu 5: Trong số các chất sau, chất nào làm quỳ tím hóa đỏ
A. H2O.	B. HCl.	C. NaOH.	D. Cu.
Câu 6: Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất nào sau đây:
A. Fe, CaO, HCl.	B. Cu, BaO, NaOH.	C. Mg, CuO, HCl.	D. Zn, BaO, NaOH.
Mức độ vận dụng.
Câu 7: Nếu cho 13 gam kẽm tác dụng hết với axit clohiđric thì thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 3 lit.	B. 3,3 lit.	C. 4,48 lít.	D. 5,36 lít
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 29,4 gam đồng(II) hidroxit bằng axit sunfuric.Số gam muối thu được sau phản ứng là
A. 48 g.	B. 9,6 g.	C. 4,8 g.	D. 24 g.
V. PHỤ LỤC 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các khái niệm cơ bản
Chia lớp ra thành 2 nhóm và tổ chức trò chơi ô chữ.
1. Những vật thể tự nhiên và nhân tạo được tạo thành từ các... (4 chữ cái).-> CHẤT
2. Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là... (6 chữ cái) -> HỖN HỢP
3. .... là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm (8 chữ cái) -> NGUYÊN TỬ
4. ... là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân (14 chữ cái) -> NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
5. ... biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó (12 chữ cái) -> KÍ HIỆU HÓA HỌC
6. ... là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học (7 chữ cái) -> ĐƠN CHẤT
7. ... là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất (6 chữ cái) -> PHÂN TỬ
8. ... dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 kí hiệu hóa học kèm chỉ số ở mỗi chân ký hiệu (14 chữ cái) -> CÔNG THỨC HÓA HỌC
9. ... của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác (6 chữ cái) -> HÓA TRỊ
10. ... là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác (13 chữ cái) -> PHẢN ỨNG HÓA HỌC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Phân loại các hợp chất vô cơ
Chia lớp làm 4 nhóm và hoàn thành bảng sau:
OXIT
AXIT
BAZƠ
MUÔI
Định nghĩa
Là hợp chất của .................................
.................................
Ví dụ:
Là hợp chất mà phân tử gồm ................................
........................................
Ví dụ:
Là hợp chất mà phân tử gồm ..................................
Ví dụ:
Là hợp chất mà phân tử gồm ................................
Ví dụ:
Công thức hóa học
Tên gọi
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
* Lưu ý: 
+ Nếu nguyên tố là kim loại có nhiều hóa trị thì trong tên kèm theo hóa trị.
+ Nếu phi kim có nhiều hóa trị thì trong tên kèm theo tiếp đầu ngữ.
Ví dụ:
- Axit không có oxi = Axit + tên phi kim + hiđric
Ví dụ:
- Axit có ít oxi = Axit + tên phi kim + ơ (rơ)
Ví dụ:
- Axit có nhiều oxi = Axit + tên kim loại + ic (ric)
Ví dụ:
Tên bazơ = Tên kim loại + hiđroxit
* Lưu ý: Kèm theo hóa trị của hóa trị của kim loại khi kim loại có nhiều hóa trị
Ví dụ:
Tên muối = Tên kim loại + tên gốc axit
* Lưu ý: Kèm theo hóa trị của hóa trị của kim loại khi kim loại có nhiều hóa trị
Ví dụ:
Tính chất hóa học
Tuần: Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Tiết 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 10
Thời gian thực hiện: tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình hóa học THCS. 
- Vận dụng vào giải bài tập.
Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài: 
+ Nồng độ dung dịch;
+ Tính lượng chất, khối lượng,...
2. Năng lực :
Năng lực chung
+ Năng lực hợp tác;	
+ Năng lực giải quyết vấn đề;	
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;	 
+ Năng lực làm việc tự học;
Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Huy động kiến thức đã học của HS, tạo điều kiện củng cố lại các kiến thức cũ 
b) Nội dung: Tái hiện các kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 và 9.
c) Sản phẩm: HS tham gia chò trơi trả lời các câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động trải nghiệm ở nhà 
- Hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học
Hoạt động ở lớp
- GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành câu hỏi trong PHT số 1 
- Hoạt động chung cả lớp: Gợi nhớ lại các kiến thức đã học, trình bày các kiến thức mà HS còn nhớ; nhóm khác bổ sung. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Các công thức tính cơ bản
a) Mục tiêu: Củng cố lại các khái niệm cơ bản trong hóa học . 
- Rèn kỹ năng tính toán hóa học.
b) Nội dung: Tái hiện các kiến thức về các công thức tính cơ bản.
c) Sản phẩm: + HS hoàn thành các nội dung trong PHT. 
+ HS có thể sơ đồ hóa được mối liên hệ giữa các khái niệm
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành bài tập trong PHT số 1 
- Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- Hoạt động chung cả lớp: HS trả lời, các HS khác lắng nghe nhận xét. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
I. Các công thức cơ bản
1. Khái niệm về mol :
a/ Định nghĩa: Mol là lượng chất chứa 6,023.1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion).
Vd: 1 mol nguyên tử Na (23g) chứa 6,023.1023 nguyên tử Na.
b/ Một số công thức tính mol :
* Với các chất rắn : 
* Với chất khí :
- Chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (OoC, 1atm) 
* Tính số mol từ số nguyên tử, phân tử n= 
 A: số phân tử hoặc nguyên tử;N = 6. 1023 nguyên tử hoặc phân tử
2. Định luật bảo toàn khối lượng
Khi có pứ: A + B → C + D
Áp dụng ĐLBTKL ta có:
 mA + m B = mC + mD ∑msp = ∑mtham gia
3. Nồng độ dung dịch :
a/ Nồng độ phần trăm (C%).	
b/ Nồng độ mol (CM hay [ ]) 	 Vdd : thể tích dung dịch(lit)
c/ Công thức liên hệ : mdd = V.D (= mdmôi +mct)
Hoạt động 2: Bài tập
a) Mục tiêu: - Ôn lại sự phân loại các hợp chất vô cơ
b) Nội dung: Tái hiện các kiến thức về sự phân loại các hợp chất vô cơ
c) Sản phẩm: Hoàn thành bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động ở lớp
- GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành PHT số 1
- Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- Hoạt động chung cả lớp: Mời 4 nhóm lên báo cáo; các thành viên khác nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài tập 
- HS tiến hành giải các bài tập trong PHT số 1.
C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức đã học 
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phần IV, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. 
d) Tổ chức thực hiện:
HS trả lời các câu hỏi trong phần IV
- HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để cùng giải quyết câu hỏi trong phần IV. 
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Mức độ vận dụng
Câu 1: Tính CM của 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO4.5H2O.
A. 0,5M.	B. 0,2M.	C. 0,78M.	D. 0,87M.
Câu 2: Tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%.
Câu 3: Hòa tan 23,5 gam K2O vào nước. Sau đó dùng 250ml dung dịch HCl để trung hòa dung dịch trên. Tính nồng độ mol HCl cần dùng.
A. 1,5M.	B. 2,0 M.	C. 2,5 M.	D. 3,0 M.
Câu 4: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là
A. 61,9% và 38,1%.	B. 50% và 50%.	C. 40% và 60%.	D. 30% và 70%.
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,98.	B. 9,88.	C. 9,1.	D. 8,22
V. PHỤ LỤC 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Một số công thức tính toán cơ bản
Chia lớp ra thành 4 nhóm và hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1. Mol là gì. Các công thức tính số mol.
Câu 2. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. 
Câu 3. Các công thức tính nồng độ dung dịch.
Bài tập 1) Tính số mol các chất sau:
3,9g K; 11,2g Fe; 55g CO2; 58g Fe3O4
6,72 lít CO2 (đktc); 10,08 lít SO2 (đktc); 3,36 lít H2 (đktc)
24 lít O2 (27,30C và 1 atm); 12 lít O2 (27,30C và 2 atm); 15lít H2 (250C và 2atm).
Bài tập 2) Tính nồng độ mol của các dung dịch sau:
 a) 500 ml dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4.
 b) 200ml dung dịch B chứa 16g CuSO4.
 c) 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O.
Bài tập 3) Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau:
 a) 500g dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4.
 b) 200g dung dịch B chứa 16g CuSO4.
 c) 200 g dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O. 
Tuần: Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
Tiết 3. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 10
Thời gian thực hiện: tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loạihạt).
- So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyêntử.
-I.1.a, I.2 ( HS tự đọc)
- II.Kích thước và khối lượng của nguyên tử (Hướng dẫn HS tự học)
2. Năng lực :
Năng lực chung
+ Năng lực hợp tác;	
+ Năng lực giải quyết vấn đề;	
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;	 
+ Năng lực làm việc tự học;
Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Huy động kiến thức đã học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Huy động các kiến thức đã được học về Bảng tuần hoàn ở HKI, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu các thông tin cơ bản của các nguyên tố halogen thông qua trò chơi “ AI NHANH HƠN ”?).
b) Nội dung: Tái hiện các kiến thức về thành phần nguyên tử đã học.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong PHT. 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động trải nghiệm ở nhà 
- Hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu KWL. 
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh: GV có thể gợi ý một số thông tin trước cho HS trong quá trình hoàn thành phiếu KWL: Thuật ngữ nguyên tử xuất hiện vào khoảng thời gian nào? Ai là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ đó? - Quan điểm của Đê-mô-crit về nguyên tử? Theo em quan điểm đó của Đê-mô-crit đã đúng hoàn toàn chưa? - Hãy định nghĩa chính xác nguyên tử là gì? Thành phần cấu tạo của nguyên tử như thế nào?
Hoạt động ở lớp
- GV cho HS quan sát video thí nghiệm: 
+ Mô phỏng thí nghiệm tạo ra tia âm cực của nhà bác học người Anh Tom-xơn vào năm 1897. 
+ Mô phỏng thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử của nhà bác học Rơ-dơ-pho vào năm 1911. 
- Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- Hoạt động chung cả lớp: Mời một số nhóm lên báo cáo; nhóm khác bổ sung.	
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử
a) Mục tiêu: Sự tìm ra electron, hạt nhân nguyên tử, cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. 
b) Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c) Sản phẩm: HS tóm lược kiến thức ghi vào vở, hoàn thành nội dung học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Tìm hiểu thành phần nguyên tử gồm
+ Electron : Sự tìm ra electron, khối lượng và điện tích của electron
+ Hạt nhân nguyên tử : sự tìm ra hạt nhân nguyên tử,câu tạo của hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton và hạt notron.
- Hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK, tiếp tục hoàn chỉnh các câu hỏi trong PHT
- Hoạt động nhóm: Trao đổi, giải thích cụ thể các kết quả thí nghiệm. 
- Hoạt động cả lớp: Mời đại diện nhóm trình bày, cả lớp hoàn chỉnh phần kiến thức. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử: 
* Vỏ nguyên tử chứa electron 
Những hạt tạo thành tia âm cực là các electron. 
* Hạt nhân gồm: 
	proton 	
nơtron 
- Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện tích dương là hạt nhân. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
Hoạt động 2: Kích thước và khối lượng của nguyên tử
a) Mục tiêu: Xác định được kích thước và khối lượng của nguyên tử. 
b) Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c) Sản phẩm: HS ghi vào vở để hoàn thành nội dung học tập. 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Tìm hiểu kích thước và khối lượng nguyên tử 
 + Kích thước
 + Khối lượng nguyên tử tính theo kg và tính theo u 
- Hoạt động cá nhân: HS nghiên cứu SGK và hoàn thành PHT số 2 
- Hoạt động nhóm: Trao đổi, thống nhất kết quả. 
- Hoạt động cả lớp: Mời đại diện nhóm trình bày, cả lớp hoàn chỉnh phần kiến thức. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử:
1. Kích thước:
- Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. 
- Đơn vị đo kích thước nguyên tử là và . 
(r nguyên tử : 10-1nm; r hạt nhân nguyên tử khoảng: 10-5nm; re,p: 10-8nm). 
Bán kính của nguyên tử H: 0,053 nm đường kính nguyên tử H: 0,106 nm. 
2. Khối lượng: Dùng đơn vị khối lượng nguyên tử (u) (hay đvC). 
1u bằng 1/12 khối lượng một nguyên tử đồng vị cacbon-12 ((19,9265.10-27kg). 
1u = 
C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về thành phần cấu tạo; kích thước và khối lượng của nguyên tử. 
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Mở rộng kiến thức cho HS. 
Giúp HS tăng thêm niềm đam mê khoa học, nghiên cứu khoa học. 
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: + HS xây dựng được sơ đồ tư duy về chuyên đề “Thành phần nguyên tử”. 
+ Kết quả trả lời các câu hỏi trong PHT số 3. 
Báo cáo sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Cho HS xây dựng sơ đồ tư duy về chuyên đề “Thành phần nguyên tử”
- Hoàn thành phiếu học tập số 3.
- HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để cùng giải quyết câu hỏi trong phiếu học tập số 3. 
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
HS về nhà đọc thêm tư liệu, lịch sử tìm ra mô hình nguyên tử.
GV hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo. 
- Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu về bảo vệ phóng xạ và giáo dục bảo vệ môi trường: đề phòng hiểm họa rò rỉ hạt nhân của các nhà máy điện nguyên tử và đề xuất xử lý chất thải trên cơ sở TCVL, TCHH của chúng.
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Các nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân và vỏ electron.
B. Tất cả các nguyên tử đều chứa đủ 3 loại hạt cơ bản proton, electron và nơtron.
C. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các electron.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của lớp vỏ electron.
B. Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân nguyên tử.
C. Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.
D. Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt proton.
Câu 3: Nguyên tử vàng (Au) có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là
A. +79.	B. -79.	C. -1,26.10-17C.	D. +1,26.10-17C.
Câu 4: Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là.
A. 2+.	B. 12+.	C. 24+.	D. 10+.
Câu 5: Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là.
A. 1.	B. 2,1.	C. 0,92.	D. 1,1.
Mức độ thông hiểu.
Câu 6: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 nơtron trong hạt nhân. (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là 26+. (4) Khối lượng nguyên tử của X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là.
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có khối lượng là 5,01.10-24 gam. Số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là
A. 1 và 0.	B. 1 và 2.	C. 1 và 3.	D. 3 và 0.
Mức độ vận dụng.
Câu 8: Cho biết nguyên tử crom có khối lượng là 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là.
A. 2,47 g/cm3.	B. 9,89 g/cm3.	C. 5,20 g/cm3.	D. 5,92 g/cm3.
Câu 9: Khối lượng riêng và khối lượng mol của canxi kim loại lần lượt là 1,55g/cm3 và 40g/mol. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Tính bán kính nguyên tử canxi.
Câu 10: Nguyên tử vàng có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44 và 197g/mol. Biết rằng khối lượng riêng của vàng kim loại là 19,36g/cm3. Hỏi các nguyên tử vàng chiếm bao nhiêu % thể tích trong tinh thể.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thảo luận nhóm trả lời nhanh các câu hỏi sau :
Câu hỏi 1. Nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? 
Câu hỏi 2. Từ các mô hình thí nghiệm, các em rút ra kết luận về: 
a. Sự tìm ra electron. 
b. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. 
Câu hỏi 3. Cho biết các hạt cấu tạo nên nguyên tử, khối lượng và điện tích của các loại hạt đó.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nội dung : Kích thước và khối lượng nguyên tử
 Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau :
Câu hỏi 1. Nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu coi nguyên tử là một khối cầu thì đường kính của nó khoảng bao nhiêu? Vậy kích thước và khối lượng nguyên tử, các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử được biểu thị bằng đơn vị đo lường nào và giá trị của chúng bằng bao nhiêu? Bán kính của nguyên tử H bằng bao nhiêu?
Câu hỏi 2. Có thể dùng đơn vị gam hay kg để đo khối lượng nguyên tử được không ? Tại sao người ta sử dụng đơn vị u (đvC) bằng 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị ? 
Câu hỏi 3. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau không?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Luyện tập
 Trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi và bài tập sau :
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
A. electron và proton.	B. nơtron và electron.	
C. proton và nơtron.	D. nơtron, electron và proton.
Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích là
A. electron.	B. electron và proton.	C. proton và nơtron.	D. nơtron và electron.
Câu 3: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.	
	A. 4 m.	B. 40 m.	C. 400 m.	D. 4000 m.
Câu 4: Khối lượng của 1 proton bằng khoảng bao nhiêu lần khối lượng của electron?
A. lần.	B. 1836 lần.	C. lần.	D. 1 lần.
Tuần: Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
Tiết 4 + 5: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 10
Thời gian thực hiện: tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
- Trình bày được số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron 
có trong nguyên tử. 
- Viết được kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. 
-Trình bày được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. 
- Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại. 
- Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
- Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn. Biết hợp tác tốt với nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Biết tìm kiếm, chọn lọc, xử lý các thông tin. 
2. Năng lực :
Năng lực chung
+ Năng lực hợp tác;	
+ Năng lực giải quyết vấn đề;	
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;	 
+ Năng lực làm việc tự học;
Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
Huy động kiến thức của học sinh tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới về hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chới chò trơi
c) Sản phẩm: 
+ HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tử khi đã học xong bài thành phần nguyên tử.
 + HS có thể nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu thêm về hạt nhan nguyên tử - nguyên tố hóa học – đồng vị - nguyên tử khối trung bình.
d) Tổ chức thực hiện:
+ Thi hỏi đáp nhanh
+ HS báo cáo phần K,W trong bảng KWL đã chuẩn bị (GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS tiết trước)
+ Hoạt động cá nhân: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho về nhà của tiết học trước.
+ Hoạt động nhóm: Chia lớp thành nhiều nhóm. Sau đó tiến hành cho các em trả lời nhanh một số câu hỏi trong phiếu học tập số 1 (giáo viên soạn) do ban tổ chức (do các em học sinh trong lớp được chọn, đảm vai) đưa ra. Thư kí tính điểm và tổng kết các hoạt động cuối tiết học và phát thưởng.
+ Các nhóm thảo luận và hoàn thành cột K và W trong phiếu KWL. 
( Đại diện một nhóm báo cáo bảng KWL, các nhóm khác bổ sung thêm).
- Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và phương pháp hỗ trợ.
HS có thể không nêu hết được những điều muốn tìm hiểu về nguyên tố hóa học – đồng vị, khi đó GV có thể có một số gợi ý khéo cho HS như : đưa ra kí hiệu nguyên tử, mô hình các đồng vị của nguyên tố hidro, NTKTB của H = 1.008 u
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Hạt nhân nguyên tử
a) Mục tiêu: * Hiểu và xác định được điện tích hạt nhân, số khối của nguyên tử.
* Rèn luyện được năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.
c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_20.doc