Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chủ đề: Axit sunfric. Muối sunfat

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chủ đề: Axit sunfric. Muối sunfat

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

 Cấu tạo và tính chất vật lý của H2SO4.

 Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và đặc.

 Cách pha loãng H2SO4 đặc.

 Nguyên nhân cách pha loãng H2SO4 đặc.

 Axit sunfuric loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của axit.

 Axit sunfuric đặc nóng có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.

2. Năng lực

2.1 Năng lực hóa học:

- Nhận thức hóa học:

Nêu được

 + Cấu tạo và tính chất vật lý của H2SO4.

 + Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và đặc.

 + Cách pha loãng H2SO4 đặc.

Giải thích được:

+ Nguyên nhân cách pha loãng H2SO4 đặc.

+ Axit sunfuric loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của axit.

+ Axit sunfuric đặc nóng có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.

2.2 Năng lực chung.

 Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu hóa học, vai trò, ứng dụng hóa học trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

 Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm thảo luận.

 Trung thực trong thực hành, báo cáo thí nghiệm.

 

doc 19 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 5490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chủ đề: Axit sunfric. Muối sunfat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: AXIT SUNFRIC- MUỐI SUNFAT
Môn: Hóa học, lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức.
 	Cấu tạo và tính chất vật lý của H2SO4.
 	Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và đặc.
 	Cách pha loãng H2SO4 đặc.
 	Nguyên nhân cách pha loãng H2SO4 đặc.
 	Axit sunfuric loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của axit.
 	Axit sunfuric đặc nóng có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
2. Năng lực
2.1 Năng lực hóa học:
- Nhận thức hóa học:
Nêu được
 + Cấu tạo và tính chất vật lý của H2SO4.
	+ Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và đặc.
	+ Cách pha loãng H2SO4 đặc.
Giải thích được:
+ Nguyên nhân cách pha loãng H2SO4 đặc.
+ Axit sunfuric loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của axit.
+ Axit sunfuric đặc nóng có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
2.2 Năng lực chung.
	Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu hóa học, vai trò, ứng dụng hóa học trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
	Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm thảo luận.
	Trung thực trong thực hành, báo cáo thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy vi tính 
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp đốt hóa chất, lọ tam giác 100 ml có nút nhám, chậu thủy tinh lớn , giá đỡ, đèn cồn, kẹp gỗ, đủa thủy tinh, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: Đồng lá, đinh sắt, dung dịch BaCl2, dung dịch Na2SO4, nước cất, đường saccarozơ và các dung dịch NaCl, HCl, AgNO3 ..
- Số lượng: 5 dụng cụ hóa chất.
- Phiếu học tập
- Bảng kiểm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a. Mục tiêu
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về axit ở lớp 9, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về tính chất hóa học của axit sunfuric loãngvà đặc thôngqua việc làm thí nghiệm.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
b. Nội dung
Phiếu học tập số 1
Với những dụng cụ và hóa chất đã có sẵn, hãy làm các TN sau:
TN1:Nhỏ từ từ 1ml axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa 3ml nước cất.
TN2:Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím.
TN3:Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng
TN4:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng.
TN5:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc , đun nóng, thêm cánh hoa hồng vào ống nghiệm và có nút bông tẩm dung dịch NaOH trên miệng ống nghiệm.
TN6: Rót 3ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ
TN7:Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng và ống nghiệm chứa muối Na2SO4,
Quan sát hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, xác định vai trò của axit trong từng phản ứng. Từ đó nêu tính chất hóa học của axit loãng và đặc, giải thích tại sao axit lại có tính chất hoá học đó.
c. Sản phẩm
+ Hiện tượng: 
TN 1: Quá trình hòa tan axit tỏa nhiệt.
TN 2: - Quỳ tím hóa đỏ. Vậy axit sunfuric là axít mạnh, làm quỳ tím hóa đỏ.
TN 3:- Khí thoát ra mạnh
 Zn + H2SO4ZnSO4 + H2
-Axỉt sunfric loãng tác dụng với kim loại mạnh tạo muối và H2
TN4: Không có hiện tượng. Vậy Axỉt sunfric loãng không tác dụng với kim loại yếu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.
TN5: - Có khí thoát ra làm nhạt màu cách hoa hồng.
-Dung dịch chuyển thành màu xanh (màu của muối Cu2+)
Cu+2H2SO4đặc→CuSO4+SO2+2H2O
Do khí SO2 có tính tẩy màu làm mất màu cánh hoa hồng.
TN6: - Axít chiếm nước của đường khiến đường hóa than
C12H22O11→ 12C+11H2O
-Do C tác dụng với axit H2SO4 đặc tạo khí làm cho khối than đen phồng tăng thể tích.
C+2H2SO4đặc→CO2+SO2+2H2O 
axit H2SO4đặc oxi hoa nhiều phi kim (C,S,P )
TN7: - Có kết tủa màu trắng tạo thành
 H2SO4 + BaCl2→BaSO4 +2HCl
Nhận biết gốc sunfát ta dung dịch chứa ion Ba2+.
=> + Axit sunfuric loãng là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất chung của axit.
+ Axit sunfuric đặc nóng có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
-HS không giải thích được tại sao axit H2SO4đặc có tính oxi hóa mạnh - HS phát triển được kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, nêu được các hiện tượng và giải thích được một số hiện tượng đó.
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tính oxi hóa mạnh của axit H2SO4đặc và không nêu nguyên nhân gay ra tính oxi hóa của axit loãng.
d. Tổ chức thực hiện
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất được giao đầy đủ về cho từng nhóm.
- GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành các thí nghiệm .
(Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thí nghiệm, GV nhắc lại một lần nữa để các nhóm đều nắm được).
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, . vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể tiến hành thí nghiệm luống cuống, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và thao tác tốt.
*Đánh giá:
Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu tính chất vật lý của axit sunfuric (5 phút)
a. Mục tiêu
Nêu được tính chất vật lý của axit sunfuric
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
b. Nội dung
Phiếu học tập số 2
1/ Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric. 
- Trạng thái: .....................................................................................
- Màu sắc: ........................................................................................
- Tính tan: ........................................................................................
2/ Trình bày cách pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc.
3/ Giải thích hiện tượng thí nghiệm pha loãng axit sunfuric đặc.
4/ Nêu tác hại của việc khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc không đúng cách và khi tiếp xúc da với axit sunfuric đặc.
c. Sản phẩm
I: Tính chất vật lí: (SGK)
Thí nghiệm: ống nghiệm nóng lên, quá trình hòa tan axit H2SO4 đặc tỏa nhiệt.
* Khi pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ axit vào nước và không được làm ngược lại.
Giải thích: H2SO4đ giống như dầu, nặng hơn nước, nếu cho nước vào axit, nước sẽ nổi lên mặt axit sẽ tỏa một lượng nhiệt lớn, khi này nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe kéo theo axit bay ra ngoài gây nguy hiểm.
Ngược lại khi cho axit vào nước thì axit sẽ dần chìm xuống nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch như vậy khi có phản ứng xảy ra thì lượng nhiệt sẽ được phân bố trong dung dịch
d. Tổ chức thực hiện
- HĐ nhóm:
- Cho học sinh quan sát bình đựng axit H2SO4 đặc và yêu cầu học sinh nêu những tính chất vật lí quan sát được.
- Hướng dẫn học sinh các thao tác pha loãng axit sunfuric đặc:
 + Sử dụng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm.
 + Nhỏ tư từ dung dịch H2SO4đặc vào ống nghiệm sao cho axit chảy từ từ theo thành ống nghiệm xuống.
 + Chạm đầu ngón tay vào đáy ống nghiệm nhận biết sự thay đổi nhiệt độ.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
* Đánh giá
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
2.2. Tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric loãng (7 phút)
a. Mục tiêu
- Viết được công thức cấu tạo của axit sunfuric.
- Nêu được tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric loãng.
- Giải thích được tính oxi hóa của axit sunfuric loãng. 
- Viết được các phương trình phản ứng thể tính chất hóa học của axit sunfủic loãng.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b. Nội dung
: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, giải thích tính axit và tính oxi hóa của axit sunfric loãng.
c. Sản phẩm
Tính chất hóa học:
- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ.
H2SO4loãng + 2NaOH→Na2SO4 + 2H2O
H2SO4loãng + CuO → CuSO4 + H2O
-Tác dụng với muối:
H2SO4loãng + BaCl2→BaSO4+ HCl
-Tác dụng với kim loại:
Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2
Zn + H2SO4loãng → ZnSO4 + H2
Cu + H2SO4loãng không xảy ra.
Phương trình tổng quát:
2 M+ nH2SO4loãng → M2(SO4 )n+ nH2
-n hóa trị thấp của kim loại nhiều hóa trị.
- M đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
- M2(SO4 )n là muối tan
* Nhận xét: 
- Axit sunfủic loãng là một axit mạnh.
- Tính oxi hóa của axit loãng là do H+ trong phân tử.
d. Tổ chức thực hiện
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, giải thích tính axit và tính oxi hóa của axit sunfric loãng.
GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm :
TN2:Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím.
TN3:Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng
TN4:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng.
+ HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng)
+ Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo phân tử và mức oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4 từ đó rút ra tính chất hóa học của axit.
+ GV mời HS viết một số PTHH minh họa tính axit của axit sunfuric loãng.
*Đánh giá
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
2.3. Tính chất của axit sunfuric đặc. (10 phút)
a. Mục tiêu
Nêu được tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfủic đậm đặc.
- So sánh được tính chất hóa học của axit sunfuric loãng axit H2SO4 đặc.
- Hoàn thành được phản ứng khi cho các đơn chất và hợp chất phản ứng với axit H2SO4 đặc.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
b. Nội dung
Phiếu học tập số 3
Hoàn thành các yêu cầu sau:
1/ Giải thích và nêu tính chất hóa học đặc trưng của axit H2SO4 đặc
2/ So sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng với H2SO4 đặc, giải thích và viết một số PTHH minh họa.
3/ Hoàn thành phản ứng khí cho H2SO4 đặc phản ứng với các phi kim ( C,S,P) và các hợp chất có tính khử H2S, FeO, KBr, HI Fe3O4, 
4/ Giải thích nguyên nhân tinh axit và tính oxi hóa của axit H2SO4 loãng và tinh oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc viết phương trình minh họa, ghi rõ mức oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất.
5/ Viết 4 phản ứng trong đó H2SO4 đặc thể hiện tính axit, so sánh sản phẩm tạo thành khi thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng.
c. sản phẩm
b. Tính chất của axit sunfuric đặc:
* Tinh oxi hóa mạnh:
- phản ứng với kim loại:
 +6 0 +2 +4
2H2SO4đ,n + Cu à CuSO4 + SO2 + 2H2O
 +6 0 +3 +4
6H2SO4đ,n + 2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý: Al,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội.
Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt):
M+H2SO4 ®M2(SO4)n + { SO2, S, H2S } + H2O
( n là hóa trị cao nhất của kim loại)
- Tác dụng với phi kim có tính khử:
2H2SO4đ,n + C à CO2 + 2SO2 + 2H2O
- Tác dụng với hợp chất có tính khử
4H2SO4đ,n + 2FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
*Kết luận: Axit H2SO4đặc có tính oxi hóa mạnh do S trong gốc SO42- của axit H2SO4 đặc có số oxi hóa cao nhất +6 nên có xu hướng giảm về các số oxi hóa thấp hơn khi tác dụng với chất có tính khử.
ÄTinh axit: Khi tác dụng với các chất không có tính khử
Vd: 3H2SO4 + Fe2O3 à Fe2(SO4)3 + 3H2O
d. Tổ chức thực hiện
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm :
TN5: Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc , đun nóng, thêm cánh hoa hồng vào ống nghiệm và có nút bông tẩm dung dịch NaOH trên miệng ống nghiệm.
TN6: Cho lá Fe vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc trong trường hợp không đun nóng và đun nóng.
-GV: Dẫn nhập về nguyên nhân oxi hóa mạnh của axit H2SO4 đậm đặc dựa vào mức oxy hóa của lưu huỳnh. Sau đó yêu cầu HS tham khảo SGK để thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 3.
HĐ chung cả lớp: GV mời 5 nhóm báo cáo tương ứng với 5 yêu cầu trong PHT, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức.
* Đánh giá
Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
2.4.Tính háo nước của axit sunfuric đậm đặc (7 phút)
a. Mục tiêu
Học sinh nắm được tác hại của việc khi tiếp xúc với axit sunfric đậm đặc.
- Úng dụng của tính hóa nước của axit sunfric đậm đặc.
b. Nội dung
HĐ nhóm: GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm :
Nhỏ dung dịch axit H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ hoặc cho HS xem video thí nghiệm.
c. Sản phẩm
Tính háo nước:
Một phần C tác dụng với axit H2SO4 đặc:
-Do C tác dụng với axit H2SO4đặc tạo khí làm cho khối than đen phồng tăng thể tích.
Lưu ý : axit H2SO4 đặc dùng để khô khí ẩm trừ các khí có tính khử và tính bazơ (NH3, H2S,...)
+ Da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric đặc phải hết sức thận trọng.
→KL: Axit H2SO4 đặc nóng ngoài tính axit mạnh còn có tính oxi hóa và tính háo nước
d. Tổ chức thực hiện
+ HĐ nhóm: GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm :
Nhỏ dung dịch axit H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ hoặc cho HS xem video thí nghiệm.
+ HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức
+ GV mời HS viết PTHH minh họa tính háo nước của axit H2SO4 đặc 
* Đánh giá
+Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
2.5. Ứng dụng và sản xuất axit sunfủic (7 phút)
a. Mục tiêu
-Nêu được ứng dụng của axit H2SO4
-Hiểu được phương pháp điều chế axit H2SO4.
- Các giai đoạn điều chế axit H2SO4
- Viết được phản ứng điều chế axit sunfuric.
b. Nội dung
+ Cho HS quan sát hình ảnh “ những ứng dụng của axit sunfuric”. Yêu cầu HS nêu những ứng dụng quan trọng? (trình chiếu)
+ GV mời học sinh trả lời câu hỏi: 
1/ trong ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, axit sunfuric là chất được sản xuất với khối lượng lớn nhất. 
2/ nêu những ứng dụng quan trọng của của axit H2SO4 .
c. Sản phẩm
*Ứng dụng
Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,chất giặt rử tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ....
*Điều chế:
Sản xuất axit sunfuric: bằng phương pháp tiếp xúc
Gồm 3 công đoạn chính:
- sản xuất SO2:
- sản xuất SO3 :
- hấp thụ SO3 bằng H2SO4 : gồm 2 giai đoạn:
 + giai đoạn 1: hấp thụ
 oleum
 + giai đoạn 2: pha loãng oleum
d. Tổ chức thực hiện
+ Cho HS quan sát hình ảnh “ những ứng dụng của axit sunfuric”. Yêu cầu HS nêu những ứng dụng quan trọng? (trình chiếu)
+ GV mời học sinh trả lời câu hỏi: 
1/ trong ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, axit sunfuric là chất được sản xuất với khối lượng lớn nhất. 
2/ nêu những ứng dụng quan trọng của của axit H2SO4 .
- GV cho HS xem hình ảnh “ các công đoạn sản xuất axit sunfuric”. Yêu cầu HS trả lời:
 + trong công nghiệp, người ta sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp nào?
 + phương pháp này có bao nhiêu công đoạn chính? Là những công đoạn gì?
 + với công đoạn sản xuất SO2 người ta đi từ nguyên liệu ban đầu là gì?
- GV: yêu cầu 2 HS lên bảng hoàn thành 2 phản ứng điều chế SO2 từ lưu huỳnh và quặng pirit?
- GV dựa vào hình ảnh, diễn giải công đoạn thứ 3 gồm 2 giai đoạn:
 + giai đoạn 1: hấp thụ
 + giai đoạn 2: pha loãng oleum
2.6. Muối sunfat
a. Mục tiêu
Phân loại muối suafat.
- Tính tan của muối sunfát.
- Nhận biết được gốc sunfat.
- Viết phương trình phản ứng muối sunfat với những hợp chất khác.
- Nêu được ứng dụng cúa một số muối sunfat quan trọng
b. Nội dung
+ Cho học sinh quan sát các lọ muối sunfat và rút ra có mấy loại muối sunfat? Kể tên? Cho vd?
+ Cho học sinh nêu tính tan của muối sunfat theo sách giáo khoa.
c. Sản phẩm
MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT
1.Muối sunfat
a.Phân loại: có 2 loại muối sunfat:
-Muối trung hòa (muối sunfat) chứa ion SO42-
-Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion hiđrosunfat HSO4-.
b.Tính tan
-Phần lớn muối sunfat đều tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan.
2.Nhận biết ion sunfat: dùng muối Ba2+
 Trắng
d. Tổ chức thực hiện
Cho học sinh quan sát các lọ muối sunfat và rút ra có mấy loại muối sunfat? Kể tên? Cho vd?
+ Cho học sinh nêu tính tan của muối sunfat theo sách giáo khoa.
+ HĐ nhóm: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng và ống nghiệm chứa dung dịch muối Na2SO4.
-Yêu cầu mỗi nhóm trình bày hiện tượng và nêu cách nhận biết ion sunfat.
- GV: yêu cầu HS lên bảng hoàn thành phản ứng nhận biết.
3. Hoạt động: Luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của axit sunfuric trong thực tiễn. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
b. Nội dung
Vòng 1
Câu 1: Người ta dùng hóa chất nào để phân biệt ion sunfat?
Câu 2: Những hợp chất nào phản ứng với axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc cho cùng sản phẩm?
Câu 3: Vì sao da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng ?
Câu 4: Giải thích nguyên nhân tính oxi hóa của axit H2SO4 đặc.
Câu 5: Nêu 3 chất gồm đơn chất và hợp chất phản ứng được với axit H2SO4 đặc mà không phản ứng với axit H2SO4 loãng.
Vòng 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
 	 A. Al. B. Mg. C. Na D. Cu.
Câu 2: Tính chất hóa học không phải của dung dịch H2SO4 loãng?
 A. Làm quỳ tím hóa đỏ. B. Tác dụng kim loại hoạt động.
 C. Tác dụng bazo và oxit bazo D. Háo nước
Câu 3: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
 A. Al, Fe, Au, Mg. B. Zn, Pt, Au, Mg. C. Al, Fe, Zn, Mg. D. Al, Fe, Au, Cr.
Câu 4: Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O. Tỉ lệ a:b là 
A. 1:1. B. 2:3. C. 1:3. D. 1:2.
Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
 A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 +SO2 + 2H2O
 B. Fe + S FeS
 C. S + O2 SO2
 D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2
Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:
 a. H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
 b. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
 c. 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
 d. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?
 A. (a) B. (c) C. (b) D. (d)
Câu 7: Cho các chất: KBr, S, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là 
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đăc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là 
A. Fe, Fe2O3. B. Fe, FeO. C. Fe3O4, Fe2O3. D. FeO, Fe3O4.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là 
A. 50,91%. B. 76,36%. C. 25,45% . D. 12,73%
Câu 10: Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là 
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít
c. Sản phẩm
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1.
Câu 1: Người ta dùng hóa chất nào để phân biệt ion sunfat?
Câu 2: Những hợp chất nào phản ứng với axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc cho cùng sản phẩm?
Câu 3: Vì sao da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng ?
Câu 4: Giải thích nguyên nhân tính oxi hóa của axit H2SO4 đặc.
Câu 5: Nêu 3 chất gồm đơn chất và hợp chất phản ứng được với axit H2SO4 đặc mà không phản ứng với axit H2SO4 loãng.
+ Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 4. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường.
b. Nội dung
Yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
Booc đô là loại thuốc trừ bệnh được sử dụng phổ biến. Đối với vải, nhãn booc đô được sử dụng trừ bệnh sương mai, ghẻ cành và một số bệnh hại khác. Em hãy tìm hiểu công thức của thuốc và cách pha chế thuốc.
c. Sản phẩm
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
d. Tổ chức thực hiện
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch) vào tiết học sau.
- GV giao việc, cung cấp hóa chất cho các nhóm và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet, để giải quyết các công việc được giao. 
- Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu 
hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Với những dụng cụ và hóa chất đã có sẵn, hãy làm các TN sau:
TN1:Nhỏ từ từ 1ml axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa 3ml nước cất.
TN2:Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím.
TN3:Cho viên Zn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H2SO4 loãng
TN4:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng , đun nóng.
TN5:Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 đặc , đun nóng, thêm cánh hoa hồng vào ống nghiệm và có nút bông tẩm dung dịch NaOH trên miệng ống nghiệm.
TN6: Rót 3ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ
TN7:Nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch H2SO4 loãng và ống nghiệm chứa muối Na2SO4,
Quan sát hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, xác định vai trò của axit trong từng phản ứng. Từ đó nêu tính chất hóa học của axit loãng và đặc, giải thích tại sao axit lại có tính chất hoá học đó.
Phiếu học tập số 2
1/ Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric. 
- Trạng thái: .....................................................................................
- Màu sắc: ........................................................................................
- Tính tan: ........................................................................................
2/ Trình bày cách pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc.
3/ Giải thích hiện tượng thí nghiệm pha loãng axit sunfuric đặc.
4/ Nêu tác hại của việc khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc không đúng cách và khi tiếp xúc da với axit sunfuric đặc.
Phiếu học tập số 3
Hoàn thành các yêu cầu sau:
1/ Giải thích và nêu tính chất hóa học đặc trưng của axit H2SO4 đặc
2/ So sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng với H2SO4 đặc, giải thích và viết một số PTHH minh họa.
3/ Hoàn thành phản ứng khí cho H2SO4 đặc phản ứng với các phi kim ( C,S,P) và các hợp chất có tính khử H2S, FeO, KBr, HI Fe3O4, 
4/ Giải thích nguyên nhân tinh axit và tính oxi hóa của axit H2SO4 loãng và tinh oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc viết phương trình minh họa, ghi rõ mức oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất.
5/ Viết 4 phản ứng trong đó H2SO4 đặc thể hiện tính axit, so sánh sản phẩm tạo thành khi thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
 	 A. Al. B. Mg. C. Na D. Cu.
Câu 2: Tính chất hóa học không phải của dung dịch H2SO4 loãng?
 A. Làm quỳ tím hóa đỏ. B. Tác dụng kim loại hoạt động.
 C. Tác dụng bazo và oxit bazo D. Háo nước
Câu 3: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
 A. Al, Fe, Au, Mg. B. Zn, Pt, Au, Mg. C. Al, Fe, Zn, Mg. D. Al, Fe, Au, Cr.
Câu 4: Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O. Tỉ lệ a:b là 
A. 1:1. B. 2:3. C. 1:3. D. 1:2.
Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
 A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 +SO2 + 2H2O
 B. Fe + S FeS
 C. S + O2 SO2
 D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2
Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:
 a. H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
 b. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
 c. 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
 d. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?
 A. (a) B. (c) C. (b) D. (d)
Câu 7: Cho các chất: KBr, S, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là 
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đăc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là 
A. Fe, Fe2O3. B. Fe, FeO. C. Fe3O4, Fe2O3. D. FeO, Fe3O4.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là 
A. 50,91%. B. 76,36%. C. 25,45% . D. 12,73%
Câu 10: Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là 
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít
 Bảng kiểm đánh giá hoạt động vận dụng
Mức 1
Mức 2
Mức 3
1. Tìm được công thức của thuốc
Biết được thuốc chứa CuSO4
Biết được thuốc chứa CuSO4 và CaO
Biết được thuốc chứa CuSO4 và CaO, nước, tỉ lệ pha
2. Pha chế được thuốc Booc Đô
Chưa đúng tỉ lệ
Đúng tỉ lệ
Nêu đúng tỉ lệ, hướng dẫn sử dụng và đảm bảo môi trường

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_chu_de_axit_sunfric_muoi_sunfat.doc