Giáo án Hóa học 10 - Học kì 2

Giáo án Hóa học 10 - Học kì 2

Ngày soạn

Tuần dạy

CHƯƠNG V: NHÓM HALOGEN

Tiết thứ 37: BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết được:

- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

2.Kĩ năng:

- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.

- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.

- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.

 

doc 95 trang ngocvu90 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần dạy
CHƯƠNG V: NHÓM HALOGEN
Tiết thứ 37: BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
2.Kĩ năng: 
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: giáo án. 
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Những nguyên tố thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn gọi là nhóm halogen? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về nhóm các nguyên tố này.
Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Vị trí của nhóm hal trong bảng tuần hoàn
Mục tiêu: Biết vị trí của hal trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nhóm hal
GV hỏi HS nhóm halogen gồm các ngtố nào?
Chúng nằm ở nhóm nào trong HTTH? 
Ở mỗi chu kì, chúng nằm ở vị trí nào?
GV lưu ý HS : Atatin được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân . Do đó, có thể xem At là nguyên tố phóng xạ. Ta không nghiên cứu At.
I. VỊ TRÍ:
 * Nhóm halogen gồm : Flo(F); Clo(Cl); Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) 
 * Các ngtố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng gần cuối các chu kì, ngay trước các ngtố khí hiếm.
Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
Mục tiêu: Biết cấu hình e chung của nguyên tử các nguyên tố hal, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố hal
- GV cho HS viết c.h.e của F, Cl và rút ra nhận xét GV đặt vấn đề: Vì sao các ngtử halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng 2 ngtử (Cl2, Br2)à Xu hướng liên kết của nguyên tử hal?
- HS trả lời.
- Hs viết quá trình hình thành phân tử hal
- GV gợi ý để HS nêu tchh cơ bản của halogen.
Gv thông tin
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ:
* Ngtử có 7e lớp ngoài cùng ( ns2 np5 )
* Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo 1 lk CHT không cực.
 + ® ® X- X ® X2
 CT e CT cấu tạo CTPT
* Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2 ngtử X. 
* Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu thêm 1e Þ Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.
Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chất
Mục tiêu: Biết sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, một số tính chất của hal
Phân tích dữ liệu ở bảng 11 tr 95 SGK.
GV cho HS xem và nhận xét:
 - TCVL (trạng thái, màu, tonc , tosôi )
 - Bán kính ngtử
 - Độ âm điện
GV giải thích vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hoá -1, các ngtố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có +1, +3, +5, +7.
Ghi chú: Flo có lớp e ngoài cùng là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Từ Clo ® Iot có phân lớp d còn trống, nên được kích thích sẽ có 3e, 5e, 7e độc thân.
Do đó trong các hợp chất Flo luôn có số oxi hoá –1, các halogen khác thể hiện số oxi hoá từ –1® +7.
HS dựa vào bán kính ngtử và độ âm điện để giải thích vì sao tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT 
 1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất:
 (Bảng 11 trang 95 SGK)
 Từ F đến I, ta thấy:
 * Trạng thái tập hợp: khí ® lỏng ® rắn.
 * Màu sắc: đậm dần
 * tonc , tosôi : tăng dần.
 2. Sự biến đổi độ âm điện:
 * ĐAĐ tương đối lớn.
 * Giảm dần từ F đến I
 * F có ĐAĐ lớn nhất nên chỉ có số oxi hoá -1, 0.
Các ngtố halogen khác có số oxi hoá -1, 0, +1, +3, +5, +7
 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất
 - Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành(Do lớp e ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau ns2 np5) 
 - Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hoá giảm dần từ Flo đến Iot.
 - Các đơn chất halogen oxi hoá được 
 + Hầu hết các kim loại® muối halogenua
 + H2 ® hợp chất khí không màu hiđro halogenua
 (khí này tan trong nước tạo dd axit halogen hiđric)
4. Củng cố: * Tổng kết 3 ý: 
- Nguyên nhân tính oxi hoá mạnh của các halogen.
- Nguyên nhân tính oxi hoá của halogen giảm dần từ Fà I.
 - Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành.
Phần dành cho HS khá, giỏi:
Câu 1: Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. 3s2 3p5 	B. 2s2 2p5 	C. 4s2 4p5 	D. ns2 np5 
Câu 2: Số liên kết cộng hóa trị tối đa có thể tạo ra bởi nguyên tử có cấu hình electron ngoài cùng là 3s2 3p5 là :
	A. 5 	B.3. 	 C. 2. 	 D. 7. 
Câu 3: Trong các Halogen sau: F2, Cl2, Br2, I2, halogen phản ứng với nước mạnh nhất là:
A. Cl2	B. Br2 	C. F2	D. I2
Câu 4:Cho các axit : HCl(1);HI(2);HBr(3).Sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần:
A.(1)>(2)>(3)	B.(3)>(2)>(1)	
C.(1)>(3)>(2)	D.(2)>(3)>(1)
Câu 5: Tính oxy hoá của các halogen giảm dần theo thứ tự sau:
A.Cl2 > Br2 >I2 >F2 	B. F2 > Cl2 >Br2 >I2 	
C. Br2 > F2 >I2 >Cl2 	D. I2 > Br2 >Cl2 >F2 
Câu 6: Số oxy hoá của clo trong các chất: HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là:
A. +1, +5, -1, +3, +7	B. -1, +5, +1, -3, -7 
C. -1, -5, -1, -3, -7	D. -1, +5, +1, +3, +7
Câu 7: Sắp xếp nào sau đây theo chiều tăng dần tính axit:
A. HClO > HClO2 > HClO3 > HClO4	
B.HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
C. .HClO3 < HClO4 < HClO < HClO2 	
D. HClO3 > HClO4 > HClO > HClO2 
5. Dặn dò:
- HS làm bài 1 8 trang 96 SGK.
- Chuẩn bị bài “Clo”
Ngày soạn
Tuần dạy
Tiết thứ 38: BÀI 22: CLO (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .
2.Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động, ý thức được sự độc hại của clo
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (8phút)
- Đặc điểm cấu hình e nguyên tử và cấu tạo phân tử của halogen?
- Tính chất hoá học đặc trưng của halogen?
- Tại sao flo chỉ có mức oxi hoá -1; 0 còn clo, brôm, iôt có mức oxi hoá -1; +1; +3; +5; +7?
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũ
Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tính chất vật lí 
Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của clo
- Gv trình chiếu hình ảnh lọ chứa khí clo
- Hs quan sát, nhận xét:
+ Trạng thái
+ Màu sắt
+ Mùi
- Gv thông tin thêm
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Ở điều kiện thường, Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc.
- Tỉ khối Þ Nặng hơn kh ông khí 2,5 lần.
- Tan vừa phải trong nước (ở 20oC, 1 lít nước hoà tan 2,5 lít Clo) tạo thành nước Clo có màu xanh nhạt. Clo tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- Khí Clo rất độc.
Hoạt động 2: Tính chất hoá học
Mục tiêu: Hiểu: Tính chất hoá học đặc trưng của clo là tính oxi hoá mạnh, phi kim mạnh; đồng thời còn thể hiện tính khử
- Gv: Đặc điểm cấu hình e của clo?
- Có 7e lớp ngoài cùng à Có xu hướng nhận 1e, thể hiện tính oxi hoá mạnh
- Gv yêu cầu học sinh viết quá trình nhận e của nguyên tử clo
- Clo là chất oxi hoáàTác dụng với chất khử nào?
- Gv trình diễn thí nghiệm kim loại Na, Fe, Cu tác dụng với khí clo
- Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH
- Gv trình diễn thí nghiệm H2 tác dụng với khí clo
- Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH
- Gv thông tin
- GV trình diễn thí nghiệm tính tẩy màu của nước Clo
- Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH
- Gv giải thích, lưu ý thành phần nước clo
- GV hướng dẫn Hs viết phản ứng với dd NaOH
- GV trình diễn thí nghiệm 
- Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH
- Tại sao clo đẩy được Br, I ra khỏi dung dịch muối?
à kết luận
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Clo là chất oxi hoá mạnh. Trong các phản ứng hoá học Clo dễ thu thêm 1e à ion Cl– 
 Cl + 1e à Cl–
Tác dụng với kim loại: à Muối Clorua
 Clo oxi hoá hầu hết kim loại lên mức oxh cao nhất:S
Tác dụng với hidrô:
Nếu tỉ lệ số mol H2:Cl2 = 1:1 thì hỗn hợp nổ mạnh.
Tác dụng với nước và dung dịch NaOH: Khi hoà tan vào nước, 1 phần Clo tác dụng chậm với nước.(vừa khử vừa oxi hoá)
 Axit clohidric Axit hipoclorơ
HClO: axit yếu (yếu hơn H2CO3), kém bền, có tính oxi hoá mạnh, nó phá hủy màu Þ nước Clo có tác dụng tẩy màu.
Cl2 + NaOH àNaCl + NaClO + H2O
Tác dụng với hợp chất: 
- Clo đẩy được halogen yếu hơn ra khỏi dung dịch muối
 Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 
 Cl2 + 2NaI à 2NaCl + I2 
- Với hợp chất khác:
 Cl2 + 2FeCl2à 2FeCl3 
 Cl2 + 2H2O + SO2 à 2HCl + H2SO4 
4. Củng cố: GV khắc sâu kiền thức trọng tâm của bài là tính oxi hóa mạnh của Clo (hỏi đáp)
Phần dành cho HS khá, giỏi:
Giáo viên làm thí nghiệm Fe + Cl2 trong phần tính oxi hóa của clo.
5. Dặn dò:
- HS về học bài và làm bài tập.
Ngày soạn
Tuần dạy
Tiết thứ 39: BÀI 22: CLO (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .
2.Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động, ý thức được sự độc hại của clo
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (8phút)
Nêu tính chất hóa học của Cl2? Viết phương trình hóa học minh họa.
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũ
Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Điều chế
Mục tiêu:Biết phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
- Hoạt động nhóm: Viết các phương trình phản ứng , cân bằng phản ứng oxi hóa khử , xác định chất khử , chất oxi hóa khi cho HCl đặc tác dụng với KClO3, MnO2, KMnO4, K2Cr2O7
- Đại diện các nhóm lên bảng viết 
- Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với chất oxi hoá mạnh(chất nào?)
Gv làm thí nghiệm điều chế KMnO4 + HCl
-GV: Yêu cầu hs nêu nội dung thí nghiệm 1àThay đổi dụng cụ(ống nhỏ giọt)
-GV hỏi tại sao phải thay đổi cách thực hiện thí nghiệm đchế và thử tính tẩy màu khí clo ẩm?
- Lưu ý: Làm đúng hướng dẫn, tránh tạo ra quá nhiều khí clo
- Gvthông tin về phương pháp diều chế clo trong công nghiệp, học sinh viết PTHH
GV giới thiệu sản phẩm điện phân , không đi sâu vào kĩ thuật điện phân. 
III. ĐIỀU CHẾ
Trong phòng thí nghiệm:
Cho axit HCl + Chất oxi hoá mạnh 
 KClO3 + 6HCl = KCl + 3Cl2 + 3H2O
Thí nghiệm: Điều chế khí Clo. Thử tính tẩy màu của khí Clo ẩm:
- Ống nghiệm: KMnO4 (bằng 2 hạt ngô)
- Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt chứa dd HCl đặc.
- Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm ở miệng ống nghiệm
- Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm
- Mở khoá ống nhỏ giọt cho 3-4 giọt HCl đặc vào KMnO4. 
Trong công nghiệp
Điện phân Natri Clorua (nóng chảy)
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
Hoạt động 4:Trạng thái tự nhiên và ứng dụng
Mục tiêu: Biết được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của clo
Gv hướng dẫn học sinh rút ra các điểm cần nắm
- Trạng thái tự nhiên.
- Ứng dụng.
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – ỨNG DỤNG (tự học có hướng dẫn)
1) Trạng thái tự nhiên:
 Trong tự nhiên, Clo tồn tại dạng hợp chất, chủ yếu là muối Clorua (NaCl). Muối NaCl có trong nước biển và muối mỏ, có trong khoáng vật như Cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl
2) Ứng dụng:
Sát trùng trong hệ thống cung cấp nước sạch.
Tẩy độc khi xử lý nước thải.
Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
Sản xuất axit Clohidric, Clorua vôi, . . .
4. Củng cố: GV khắc sâu kiền thức trọng tâm của bài là tính oxi hóa mạnh của Clo (hỏi đáp)
Phần dành cho HS khá, giỏi:
Giáo viên bổ sung một số phương trình hóa học điều chế Cl2 như
K2Cr2O7 + HCl→
PbO2 + HCl→
KClO3 + HCl→
HNO3 + HCl →
5. Dặn dò:
- HS làm bài 1 7 trang 101 SGK.
- Chuẩn bị bài “Hiđro clorua- Axit clohiđric- Muối clorua”
Ngày soạn:
Tuần dạy
Tiết thứ 40: 
BÀI 23: HIĐRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC- MUỐI CLORUA (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
Biết được: 
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử .
2.Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 
3.Thái độ: Tích cực, chủ động, ý thức được sự độc hại của clo
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm chứng minh tính axit và tính khử của HCl
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (8phút)
Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau:
 NaCl
KClO3 Cl2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 
 HCl
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũ
Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Hiđro clorua 
Mục tiêu: Biết cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của hiđro clorua
- Giữa H và Cl hình thành bởi loại liên kết gì? (Dựa vào độ âm điện)
- Hs trả lời
- Gv yêu cầu hs viết công thức e, công thức cấu tạo của hiđro clorua
- Gv phát vấn hs về tính chất của hiđro clorua à Kết luận
I. HIĐRO CLORUA:
1. Cấu tạo phân tử: Hợp chất cộng hoá trị, phân tử có cực 
 hay H-Cl
2. Tính chất:
- Hidro Clorua là chất khí, không màu, mùi xốc, độc.
 - Tỉ khối Þ Nặng hơn không khí.
 - Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl (0oC, gần 500lít HCl ­ hoà tan 1 lít nước).
Hoạt động 2: Axit clohiđric
Mục tiêu: Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học axit clohiđric
- Gv phát vấn hs về tính chất vật lí
- Axit có những tính chất hoá học đặc trưng nào?
- Hs trả lời
- Hs thực hiện thí nghiệm chứng minh theo nhóm để chứng minh tính axit của axit clohiđric
- Hs viết PTHH
- Gv kết luận về tính axit
Trong phản ứng điều chế clo từ KClO3, HCl đóng vai trò là chất gì?
- Hs trả lời
àVậy Cl trong HCl có số oxh -1 là mức thấp nhất nên thể hiện tính khử
Hs nghiên cứu SGK trả lời phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm.
GV làm thí nghiệm điều chế HCl trong phòng thí nghiệm
- Gv yêu cầu hs nêu cách tiến hành thí nghiệm 2
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra.
-GV nhắc nhở những yêu cầu thực hiện trong buổi thực hành: HS cẩn thận khi dùng H2SO4 đặc.
Lưu ý : Khi dừng thí nghiệm phải bỏ ống nghiệm (2) ra trước, sau đó mới tắt đèn cồn, để nước không dâng từ ống nghiệm (2) sang ống nghiệm (1) gây vỡ ống nghiệm.
Hs nghiên cứu SGK trả lời phương pháp điều chế HCl trong công nghiệp.
II. AXIT CLOHIĐRIC:
1. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng không màu, mùi xốc
- Khối lượng riêng D= 1,19g/cm3 
- Dung dịch HCl đậm đặc bốc khói trong không khí ẩm
2. Tính chất hoá học:
a) Tính axit: Axit HCl là axit mạnh
1.Làm quì tím (xanh) ® đỏ.
2.Tác dụng với kim loại (Đứng trước H)
Ví dụ: 	Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
	Al + 3 HCl ® AlCl3 + 3/2H2
3. Tác dụng với axit bazơ, bazơ
Ví dụ: 	2HCl + CuO ® CuCl2 + H2O
	2HCl + Mg(OH)2 ® MgCl2 + 2H2O
	HCl + NaOH ® NaCl + H2O
4. Tác dụng với muối:
HCl + Muối ® Muối Clorua + Axit (mới)
(Sản phẩm phải có muối clorua ¯ hay axit (mới) là axit yếu, dễ bay hơi).
Ví dụ: 	2HCl + CaCO3 ® CaCl2 + H2O + CO2 ­
	HCl + AgNO3 ® AgCl¯ + HNO3
	HCl + Na2SO4 
b)Tính khử:
Do trong phân tử HCl có số oxi hoá –1 (Thấp I)
Ví dụ: 	 
III. ĐIỀU CHẾ
Trong phòng thí nghiệm
Cho NaCl(r) + H2SO4 đđ (PP sunfat) 
NaCl (r) + H2SO4 đđ NaHSO4 + HCl
2NaCl (r) + H2SO4 đđ Na2SO4 + 2HCl
Khí HCl hoà tan vào nước ® dd axit HCl
Thí nghiệm: Điều chế axit clohiđric:
- Kẹp ống nghiệm (1) trên giá thí nghiệm
- Cho vào khoảng: 2g NaCl rắn + 3ml dd H2SO4 đặc
-Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L dẫn sang ống nghiệm (2) có chứa 3ml H2O.
- Đun nhẹ ống nghiệm (1) bằng đèn cồn.
Trong công nghiệp
- Tổng hợp từ H2 và Cl2
H2 + Cl2 àHCl
- Phương pháp sunfat (pư trên)
- Thu từ phản ứng clo hoá các hợp chất hữu cơ:
CH4 + Cl2 à CH3Cl + HCl
4. Củng cố: GV khắc sâu kiền thức trọng tâm của bài (hỏi đáp)
Phần dành cho HS khá, giỏi
Giới thiệu về HCl trong dạ dày
HCl là một axit mạnh nó có tính ăn mòn rất cao. Nhưng nó ở trong dạ dày của bạn vì nó là có lý do đấy. Axit HCL có thể tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong dạ dày của bạn: 
- HCl hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
- HCl ngăn ngừa các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra trong dạ dày và ruột; các chất này sẽ gây ra các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh tật và ung thư dạ dày.
- Axit HCl kích hoạt các chất thiết yếu như hooc môn và enzyme giúp tiêu hóa thức ăn.
- Axit HCl giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm: vitamin A, C, E, B6 và B12, canxi, magiê, kẽm, sắt ...
Vậy axit HCL có thể tiêu hóa dạ dày của bạn không?
Nếu axit HCL có tính axit mạnh như vậy, một khi nó có thể giúp tiêu hóa một bít tết thì tại sao nó không tiêu hóa dạ dày của bạn? Thật may mắn là không, bởi bên trong dạ dày của bạn có một lớp bảo vệ gọi là tế bào biểu mô. Chúng sản xuất và tiết ra một dung dịch bicarbonate phủ lớp dạ dày củ bạn.
Bicarbonate là chất kiềm, một bazơ do đó nó trung hoà axit tiết ra và quá trình này tạo ra nước. Việc cung cấp liên tục của bicarbonate bảo vệ dạ dày của bạn khỏi việc nó bị axit hòa tan.
Khi nào axit HCL trong dạ dày làm bạn khó chịu?
Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3)
Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5), người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ chua.
Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hidrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O
5. Dặn dò:
- HS làm bài 1, 2, 4, 6, 7 trang 106 SGK.
- Chuẩn bị phần điều chế HCl và muối clorua
Ngày soạn:
Tuần dạy:
Tiết thứ 41: 
BÀI 23: HIĐRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC- MUỐI CLORUA (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
Biết được: Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
2.Kĩ năng: 
- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
3.Thái độ: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (8phút) 
MnO2 Cl2 FeCl3 
NaCl HClAgCl 
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũ
Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Muối clorua 
Mục tiêu: Biết tính chất vật lí và ứng dụng của một số muối clorua; 
Phương pháp nhận biết ion clorua
- Gv yêu cầu hs xem SGK, cho biết tính tan của muối clorua
- Muối clorua nào có ứng dụng rất quan trọng của muối clorua trong đời sống và sản xuất?
- Ngoài ra, muối clorua còn có những ứng dụng nào?
- Hs trả lời
- Gv kết luận
IV. MUỐI CLORUA – CÁCH NHẬN BIẾT ION CLORUA (Cl–)
1/. Muối Clorua:
Đa số muối clorua tan trong nước, 1 số muối clorua không tan trong nước như: AgCl¯ (tr) ; ít tan như PbCl2¯(tr), CuCl¯(tr) . . .
2/.Ứng dụng:
+ NaCl: Muối ăn, đ/c NaOH, Cl2, nước Javel, axit HCl.
 + KCl: dùng làm phân Kali.
 + ZnCl2: Chất chống mục gỗ, t/d tẩy gỉ.
 + AlCl3: Chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
 + BaCl2 : trừ sâu bệnh.
Nhận biết:
- Thuốc thử: dd AgNO3
 - Dấu hiệu phân biệt: Khi nhỏ dd AgNO3 vào dd axit HCl hay dd muối Clorua tạo ¯ trắng (AgCl)
Cl– + AgNO3 ® AgCl¯ trắng + 
Hoạt động 2: Vận dụng
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận biết ion clorua, tính toán hoá học đơ n giản
- Hs thảo luận theo nhóm, viết sơ đồ nhận biết (5’)
- Kiểm tra kết quả làm việc các nhóm, đại diện 1 nhóm lên bảng, nhóm khác nhận xét
- Gv đánh giá, kết luận
HD: 
a) Dùng công thức CM = n/V; Đã có V, cần tìm n àDựa vào AgNO3 (tìm số mol)
b) Tương tự, dựa vào thể tích khí thu được để tìm số mol HCl, tìm nồng độ %:
- Hs làm việc theo nhóm, đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv đánh giá
Vận dụng:
1/. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết những dung dịch chứa trong 3 lọ mất nhãn sau: HCl, NaNO3, NaCl?
Giải:
Dùng quì tím nhận biết HCl (hoá đỏ)
Dùng dd AgNO3 nhận biết NaCl ( kết tủa trắng)
PTHH: NaCl + AgNO3 àAgCl↓+ NaNO3 
2/. BT7/106SGK:
a) Khối lượng AgNO3 có trong 200g dd 8,5%:
à 
 Xmol xmol
Số mol HCl = Số mol AgCl = 0,1 mol
à 
b) Số mol khí: 
PTHH: HCl + NaHCO3 à NaCl + CO2 + H2O
Số mol HCl = Số mol CO2 = 0,1 mol
Khối lượng HCl: m=n.M= 0,1. 36,5=3,65(g)
Nồng độ %:
4. Củng cố: GV khắc sâu trọng tâm cách nhận biết ion clorua
Phần dành cho HS khá, giỏi
Giáo viên làm thí nghiệm điều chế HCl trong phòng thí nghiệm.
- Kẹp ống nghiệm (1) trên giá thí nghiệm
- Cho vào khoảng: 2g NaCl rắn + 3ml dd H2SO4 đặc
-Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L dẫn sang ống nghiệm (2) có chứa 3ml H2O.
- Đun nhẹ ống nghiệm (1) bằng đèn cồn.
5. Dặn dò:
- HS làm bài 5.19,5.22 SBT
Ngày soạn
Tuần dạy
TIẾT 42: LUYỆN TẬP CLO, AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA. (TIẾT 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS phân biệt hiđroclorua và axit clohiđric.
- HS hiểu: Tính chất hoá học của axit clohiđric.
	 Nhận biết ion clorua.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên giáo án, câu hỏi và bài tập
HS ôn tập bài hiđroclorua và axit clohiđric, muối clorua.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hoá học của axit clohiđric. Lấy vd minh hoạ?
Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
- Tính chất hoá học của axit clohiđric:
- So sánh tính chất của khí HCl và dd HCl.
- Nhận biết Cl-?
Hoạt động 2:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
a) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2.
c) AgNO3 + HCl AgCl+ HNO3.
 (Trắng)
d) CaCO3 +2 HCl CaCl2 + CO2 + H2O
e) CaS + 2HCl CaCl2 + H2S
 (mùi trứng thối)
Hoạt động 3:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
- Quì tím nhận biết NaOH: xanh.
- Dd HCl nhận biết Na2S : mùi trứng thối.
- Dd AgNO3 nhận biết NaCl: kết tủa trắng AgCl.
- Còn lại là: NaNO3.
Hoạt động 4:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.(1)
0,8 0,8
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.(2)
0,8 0,8 0,8
nMnO2 = 69,6/87 = 0,8 mol.
Từ (1) và (2) :
nNaCl = nNaClO = 0,8 mol
CM(NaCl) = CM(NaClO) = 0,8/0,5 = 1,6M.
Hoạt động 5:
- Cho bài tập . HS hoạt động nhóm và trả lời:
nCl2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol.
nH2 = 10/22,4 = 0,446 mol
PT: H2 + Cl2 2HCl. (1)
HCl + AgNO3 AgCl+ HNO3. (2)
Từ (1) & (2) ta có: 
nHCl = nAgCl = 7,175/143,5 = 0,05 mol ( trong 50g dd HCl)
Gọi số mol Cl2 tham gia pư là x
Gọi số mol HCl tham gia pư là 2x
Mdd = 385,4 + 73x)g
 = x = 0,2.
H% = = 66,67%.
I. Lí thuyết:
1) Khí hiđroclorua hợp H2O tạo ra axit clohđric.
2) Tính chất hoá học của axit clohiđric:
- Làm quì tím hoá đỏ.
- TD với bazơ, oxit bazơ.
- Tác dụng với muối.
- Tác dụng với kim loại (trước H).
* KL:
- Thể hiện tính axit mạnh.
- Là chất oxi hoá khi td với kl trước H.
- Là chất khử khi td với chất oxi hoá mạnh.
3) Nhận biết Cl-:
- Thuốc thử: AgNO3.
- Hiện tượng: kết tủa trắng AgCl, không tan trong H2O và trong axit.
II. Bài tập:
1. Có 5 ống nghiệm đựng dd HCl, nêu hiện tượng và viết ptpư xảy ra khi cho mỗi chất sau vào từng ống:
a) Zn; b)Cu; c) AgNO3; d) CaCO3; d)CaS. 
2. Nhận biết các dung dịch. Viết ptpư:
NaCl, NaNO3, Na2S, NaOH.
3.Cho 69,6g MnO2 td hết với ddHCl đ. Toàn bộ lượng Cl2 sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dd NaOH 4M. Xác định nồng độ mol/l từng chất trong dd sau phản ứng (V không đổi).
4. Cho 10(l) H2 và 6,72 (l) Cl2 (đktc) td với nhau rồi hoà tan sp vào 385,4g H2O thu được dd A. Lấy 50g dd A cho td AgNO3 dư thu được 7,175g kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Củng cố dặn dò:
Phần dành cho HS khá, giỏi
Bài tập về Clo tác dụng với kim loại
Câu 1: Lấy một lượng kim loại M tác dụng với khí clo dư thu được 39 gam muối clorua. Cũng lượng kim loại đó tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch thu được 39,48 gam muối clorua khan. Hỏi kim loại M đem dùng là gì?
Câu 2: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (ở đktc) đã phản ứng là bao nhiêu?
Câu 3: Cho 2, 8 gam kim loại M (chưa biết hóa trị) tác dụng với khí clo dư thu được 8,125 gam muối clorua.
a. Hãy xác định kim loại M
b. Để hòa tan hết 8,4 gam kim loại M ở trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) ?
Ngày soạn
Tuần dạy
TIẾT 43	LUYỆN TẬP CLO, HIĐROCLORUA, AXIT CLOHIĐRIC TIẾT 2
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- HS khắc sâu cách nhận biết ion clorua .
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuỗi phản ứng.
II. CHUẨN BỊ:
GV chuẩn bị một số bài tập về nhận biết và chuỗi phản ứng.
HS ôn tập phần Clo, HCl, muối clorua.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học của dd HCl và viết 3 ptpư.
Bài mới:
Hoạt động GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Cho bài tập HS thảo luận nhóm và trả lời.
a) NaOH + HCl NaCl + H2O.
NaCl + H2O NaOH + 1/2H2 + 1/2Cl2.
NaCl Na + 1/2Cl2.
Cl2 + H2S S + 2HCl.
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3.
FeCl3 + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3AgNO3.
b) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HCl.
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O.
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2.
CO2 + H2O + 2CaOCl2 CaCO3 + CaCl2 + 2HClO.
Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O.
CaOCl2 + 2HCl Cl2 + CaCl2 + H2O.
CaCl2 Ca + Cl2.
 Hoạt động 2:
Cho bài tập HS thảo luận nhóm và trả lời.
Đáp án: b)
Hoạt động 3:
Cho bài tập. HS thảo luận nhóm và trả lời.
Dùng Na2SO4 để phân loại: Muối Ba2+ có kết tủa trắng BaSO4.
Dùng AgNO3 để nhận biết BaCl2 có AgCl Trắng.
Tương tự, dùng AgNO3 để nhận biết 2 muối Na+: NaCl có AgCl Trắng.
Viết ptpư.
Hoạt động 4:
Cho bài tập . HS thảo luận và trả lời.
Đáp án: b)
Theo ptpư nHBr = nNaOH
Theo đề: nHBr < nNaOH.
Hoạt động 5:
1/ MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.
a/87mol a/87mol
2KMnO4+14HCl2MnCl2+2KCl +5Cl2+8H2O
a/158mol 
K2Cr2O7 +14HCl2CrCl3 + 2KCl +3Cl2+7H2O
a/294mol 
Ta có: .
Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều Cl2 hơn.
- Đáp án: b).
2/ Theo PT(1) : nMnO2 = nCl2.
Theo PT(2) : nKMnO4 = 5/2nCl2 = 2,5nCl2.
Theo PT(3) : nK2Cr2O7 = 3nCl2.
Ta có 3n>2,5n>n.
Vậy dùng K2Cr2O7 được nhiều Clo hơn.
- Đáp án: c).
Hoạt động 6:
Cho bài tập . HS thảo luận và trả lời.
Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH, khi Clo tác dụng với dung dịch NaOH, ta thu được khí O2.
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.
BT1/ Viết phương trình biểu diễn chuỗi biến hoá sau:
a) NaOH NaCl Cl2 FeCl3 Fe(NO3)3
 S
b) 
CaOCl2 Cl2 CaCl2 CO2
 (6) (4)
Cl2NaClONaHCO3 Na2CO3 
BT2/Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào sau đây:
a) NaCl b) HCl c) KClO3 d) KMnO4.
BT3/ Có 4 dung dịch của các muối sau đựng trong 4 lọ riêng biệt: NaCl; NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết mỗi dung dịch.
BT4/ Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu nào sau đây:
a) Màu đỏ, b) màu xanh
c) Không đổi màu, d) Không xác định được
BT5/
Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl.
1/ Nếu các chất oxi hoá có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí Clo nhiều hơn?
a) MnO2, b) KMnO4 c) K2Cr2O7 
d) Các chất cho lượng Clo bằng nhau.
2/ 1/ Nếu các chất oxi hoá có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí Clo nhiều hơn?
a) MnO2, b) KMnO4 c) K2Cr2O7 
d) Các chất cho lượng Clo bằng nhau.
BT6/ Người ta điều chế khí Oxi nhưng có lẫn khí Cl2. Làm thế nào để thu được Oxi tinh khiết (Loại bỏ được tạp chất đó)?
Củng cố, dặn dò:
Phần dành cho học sinh khá, giỏi
Bài tập tính chất của HCl
Câu 1: Cho 5,25 gam hỗn hợp bột nhôm và magie vào dung dịch HCl dư, thu được 5,88 lít khí (đktc). Viết phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Câu 2: Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại X thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc).
a) Xác định X
b) Tính giá trị V.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Câu 3: Hòa tan 8,3 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HC1 dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch A.
a. Tín

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_10_hoc_ki_2.doc