Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Tiết 31: Hiểu biết cơ bản về ma túy

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Tiết 31: Hiểu biết cơ bản về ma túy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu đượctác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết.

2. Kỹ năng: Biết cách phòng, chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng.

3. Thái độ: Có ý thức tổ chức kỉ luật. Biết ý thức, trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý .

4. Định hướng các năng lực hình thành: Tư duy, liên hệ thực tế, vận dụng, năng lực hoạt động nhóm, năng lực hoạt động cá nhân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, sổ điểm, sách GDQP 10 nhà XBGD.

2. Chuẩn bị của học sinh: Trang phục đảm bảo, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: không.

2. Bài mới

2.1 Hoạt động khởi động .

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

Gv hỏi: có mấy loại ma túy?

Hs trả lời: Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số thực vật như cây thuốc phiện (anh túc), cây cần sa (cây gai dầu), cây coca (cocain).

Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được tổng hợp một phần từ một số loại ma tuý có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Morphin, heroin

Ma túy tổng hợp: Là nhóm các chất ma túy không có trong tự nhiên. Ma túy tổng hợp được tổng hợp nên từ các loại hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất): ví dụ: Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá.

2.2 Hoạt động hình thành kiến thức.

* Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm được các loại ma túy.

 

docx 4 trang yunqn234 6520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 10 - Tiết 31: Hiểu biết cơ bản về ma túy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
10A8
10A9
10A10
Ngày dạy
Tiết 31
HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MA TÚY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu đượctác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết.
2. Kỹ năng: Biết cách phòng, chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng.
3. Thái độ: Có ý thức tổ chức kỉ luật. Biết ý thức, trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý . 
4. Định hướng các năng lực hình thành: Tư duy, liên hệ thực tế, vận dụng, năng lực hoạt động nhóm, năng lực hoạt động cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, sổ điểm, sách GDQP 10 nhà XBGD.
2. Chuẩn bị của học sinh: Trang phục đảm bảo, SGK. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: không.
2. Bài mới
2.1 Hoạt động khởi động .
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
Gv hỏi: có mấy loại ma túy?
Hs trả lời: Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số thực vật như cây thuốc phiện (anh túc), cây cần sa (cây gai dầu), cây coca (cocain).
Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được tổng hợp một phần từ một số loại ma tuý có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Morphin, heroin
Ma túy tổng hợp: Là nhóm các chất ma túy không có trong tự nhiên. Ma túy tổng hợp được tổng hợp nên từ các loại hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất): ví dụ: Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá...
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm được các loại ma túy.
Nội dung
Hoạt động của GV - HS
1. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MA TÚY
1. Khái niệm chất ma tuý
- Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. 
- Đặc điểm của chất ma túy:
+ Là chất độc, có tính gây nghiện;
+ Có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo;
+ Khi đi vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng
+ Được quy định trong Danh mục của Chính phủ.
- Một số điểm chú ý:
+ Cấm sử dụng chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào dù chỉ một lần (lưu ý hình thức nếm)
	+ Quá trình tiếp xúc cần có dụng cụ bảo hộ
	+ Cơ sở xác định 1 chất có phải chất ma túy hay không cần căn cứ vào DM chất ma túy đượ tuy định trong các nghị định của Chính phủ và kết quả giám định của LLCSKTHS.
2. Phân loại các chất ma túy
a. Phân loại dựa vào nguồn gốc sản xuất ra các chất ma tuý.
- Là phương pháp phân loại mà người ta dựa vào nguồn nguyên liệu sản xuất ra các chất ma tuý. Theo phương pháp này thì các chất ma tuý được chia thành 3 nhóm Đó là:
+ Các chất ma tuý có nguồn gốc từ tự nhiên là những chất ma tuý có sẵn trong thiên nhiện như: Thuốc phiện, cần sa, lá, hoa, quả cây ca cao.
+ Các chất ma tuý có nguồn gốc bán tổng hợp là những chất ma tuý mà một phần nguyên liệu sản xuất ra chúng là chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên. Ví dụ như: heroine, được tạo ra qua quá trình axetilen hoá Morphine (morphin là chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên).
+ Các chất ma tuý tổng hợp toàn phần, là những chất ma tuý được sản xuất ra trong phòng thí nghiệm bằng nguồn nguyên liệu ban đầu là các hóa chất (tiền chất), chứ không phải là các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên hay bán tổng hợp. Điển hình như: Methamphetamine, Amphetamine.
b. Phân loại dựa vào đặc điểm cấu trúc hoá học của các chất ma tuý.
- Là phương pháp phân loại mà người ta căn cứ vào đặc điểm cấu trúc hoá học của các chất ma tuý, người ta phân loại các chất ma túy theo họ hợp chất. 
- Đây là phương pháp phân loại mà chủ yếu là các nhà khoa học họ nghiên cứu để phục vụ vào quá trình điều chế sản xuất ra những chất phục vụ vào việc nhận biết các chất ma tuý hay những loại thuốc dùng vào việc cai nghiện ma tuý.
c. Phân loại dựa vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng .
- Các chất ma tuý có hiệu lực thấp là những chất ma tuý có độ độc tính và khả năng gây nghiện thấp hơn.
- Độ độc tính của Heroine cao gấp khoảng trên 100 lần thuốc phiện, Heroine chỉ cần sử dụng từ 2 đến 3 lần là đã có thể nghiện, trong khi đó thì thuốc phiện thời gian gây nghiện của nó dài hơn
d. Phân loại dựa vào tác dụng của ma tuý đối với tâm lý người sử dụng:
các chất ma tuý an thần; chất ma tuý gây kích thích; các chất ma tuý gây ảo giác.
3. Các chất ma túy thường gặp
a.Nhóm chất ma túy an thần(thuốc phiện, morphine, He roine )
b. Nhóm chất ma túy gây kích thích
- ( doping) đây là chất độc thuộc bảng A, rất nguy hiểm
c. Nhóm chất ma túy gây ảo giác
- Cần sa, lysergide
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ma tuý 
 GV sử dụng phương pháp thuyết trình qua các ví dụ thật cụ thể .
- Ma túy là gì ?
- Em hiểu thế nào là ma tuý?
- HS dựa vào sgk trả lời:
Các chất ma tuý được quy định tại các danh mục do Chính phủ ban hành
- Gv kết luận:
 HS ghi các ý chính vào vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại các chất ma túy.
- Có mấy cách phân loại chất ma tuý? Theo em loại nào gây nghiện cao nhất?
- GV gọi 1 số HS trả lời :
 Gv hỏi : Lấy ví dụ về các chất ma tuý mà em biết ? 
- HS trả lời:
VD: Heroine, Amphetamine, Cần sa, thuốc phiện
Học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép bài đầu đủ.
Học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép bài đầu đủ.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu các chất ma túy thường gặp.
- Em hãy nêu các chất ma túy thường gặp?
- GV kết luận.
- HS ghi chép bài đầy đủ.
2.3. Hoạt động thực hành.
*Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức lý thuyết vào cuộc sống.
- là 1 học sinh em cần có biện pháp gì để phòng ngừa việc sử dụng ma túy đối với mọi người?
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng .
*Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, vận dụng mở rộng kiến thức đã học.
Hãy nêu 1 số ví dụ khi bị nghiện ma túy?
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
- Đọc SGK tìm hiểu về tác hại của tệ nạn ma túy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_10_tiet_31_hieu_b.docx