Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Bài: Bài học về lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Bài: Bài học về lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

1. Thời kì hình thành:

 - Trong chính cương vắn tắc của Đảng tháng 2/1930, đã đề cập tới việc “tổ chức ra quân đội công nông”.

 - Trong luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông” đến các đội Tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ, Đội du kích Nam Kì, Đội du kích Bắc Sơn, Đội du kích Ba Tơ, Đội Cứu quốc quân (các đội vũ trang đầu tiên đó là tiền thân của đội VNTTGPQ).

 - Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân được thành lập [ở Cao Bằng do đ/c Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy ,gồm 34 chiến sĩ (3 nữ) và 34 khẩu súng các loại, và từ đó ngày này trở thành ngày truyền thống của QĐND VN] và chiến công đầu tiên của đội VNTTGPQ là hạ đồn Phay Khắc và Nà Ngần.

 - Tháng 4/1945, tại Hội Nghị Quân Sự Bắc Kì của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức lực lượng vũ trang cả nước thành “Việt Nam Giải Phóng Quân”.

 

doc 4 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Bài: Bài học về lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU	
Bài học về lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam nằm trong phần giới thiệu những hiểu biết chung về quốc phòng - an ninh, góp phần giáo dục toàn diện học sinh về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng với lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân, sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang.
Căn cứ biên soạn: SGK lớp 10, SGV lớp 10.
NỘI DUNG
A- LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:
I. LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:
	1. Thời kì hình thành:
	- Trong chính cương vắn tắc của Đảng tháng 2/1930, đã đề cập tới việc “tổ chức ra quân đội công nông”.
	- Trong luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông” đến các đội Tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ, Đội du kích Nam Kì, Đội du kích Bắc Sơn, Đội du kích Ba Tơ, Đội Cứu quốc quân (các đội vũ trang đầu tiên đó là tiền thân của đội VNTTGPQ).
	- Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân được thành lập [ở Cao Bằng do đ/c Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy ,gồm 34 chiến sĩ (3 nữ) và 34 khẩu súng các loại, và từ đó ngày này trở thành ngày truyền thống của QĐND VN] và chiến công đầu tiên của đội VNTTGPQ là hạ đồn Phay Khắc và Nà Ngần.
	- Tháng 4/1945, tại Hội Nghị Quân Sự Bắc Kì của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức lực lượng vũ trang cả nước thành “Việt Nam Giải Phóng Quân”.
	2. Thời kỳ xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
	a/ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)
	* Quá trình phát triển:
	- Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam Giải Phóng Quân được đổi tên thành Vệ Quốc Đoàn.
	- Ngày 22/5/1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 71/SL thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam ; năm 1951 đổi tên thành Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và được gọi cho đến ngày nay. ( Đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội chủ lực đã có trên 30 vạn.
	- Ngày 7-4-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Quyết định thành lập bộ đội địa phương và đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng vũ trang địa phương đã phát triển trên phạm vi cả nước với các trung đoàn, tiểu đoàn).
	* Quá trình chiến đấu và chiến thắng:
	Những chiến công của QĐNDVN từ ngày toàn quốc kháng chiến:
	- Chiến thắng Việt Bắc-Thu Đông 1947
	- Chiến thắng trong chiến dịch biên giới (1950 )
	- Chiến dịch Trung du, đường 18, Hà Nam Ninh đầu năm 1951
	- Chiến dịch Tây Bắc 1952, Thượng Lào 1953
	- Chiến cuộc Đông Xuân (1953 -1954), mà đỉnh cao là thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
	Trong thời kì này xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình như: La Văn Cầu (đã nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao), chiến sĩ Bế Văn Đàn (đã dùng vai mình làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt địch, chiến sĩ Tô Vĩnh Diện (lấy thân mình chèn pháo), chiến sĩ Phan Đình Giót (lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội xung phong tiêu diệt địch) 
	b/ Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 - 1975)
	- 15-1-1961 các lực lượng vũ trang ở miền nam được thống nhất với tên gọi “ Quân giải phóng”. Những thắng lợi ở Ấp Bắc, Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài đã góp phần bẻ gãy chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”. Tiếp đó là thắng lợi trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” đánh bại 2 cuộc hành quân của Mĩ vào mùa khô 1965-1966, 1966- 1967 và đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ
	- Bị thất bại nặng nề trong chiến lược chiến tranh cục bộ, buộc Mĩ phải đơn phương xuống thang chiến tranh và áp dụng chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”, gây sức ép quốc tế, hòng buộc chúng ta phải khuất phục. Với truyền thống của quân đội anh hùng, quân đội ta đã thực hiện lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “ Đánh cho Mĩ cút” đánh dấu bằng trận điện biên phủ trên không 1972 và “ Đánh cho ngụy nhào” bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
	Trong kháng chiến chống Mĩ dã xuất hiện nhiều anh hùng, dũng sĩ diệt Mĩ như: Lê Mã Lương đã quan niệm “ Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”; Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân hô vang khẩu hiệu “ nhằm thẳng quân thù mà bắn”; Anh hùng Phạm Tuân đã lái máy bay Míc 2, bắn rơi pháo đài B52 của giặc Mĩ Tất cả những tấm gương đó mãi là niềm tự hào của QĐNDVN. 
	c. Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN:
	- Đất nước thống nhất, cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
	- Hiện nay Quân đội ta tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Quân đội ta tiếp tục tăng cường sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ QP – AN trong mọi tình huống; đồng thời tích cực tham gia các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch họa, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
KẾT LUẬN
Sau khi học xong nội dung về Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam sẽ giúp các em hiểu được những nét chính về thời kỳ hình thành, thời kỳ xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, ÔN LUYỆN
Trình bày thời kỳ hình thành của quân đội nhân dân.
Trình bày quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Trình bày quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân đội trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xăm lược
Ngày 14 tháng 9 năm 2016
GIÁO VIÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_10_bai_bai_hoc_ve_li.doc