Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tuần 5 đến 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hiệp Thành
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần
1. Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ:
*.Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân.
- Biết được tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất.
*. Về kỹ năng: Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa CD.
2. Phẩm chất và các năng lực được hình thành phát triển:
*. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ và có trách nhiệm,
*. Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,.
+ Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên, khí hậu Việt Nam
- Một số tranh ảnh hoặc băng đĩa hình thể hiện t/đ của nội lực đến đ/hình bề mặt TĐ.
2. Đối với học sinh:
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:1p
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày cấu tạo trái đất.
Câu 2: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
Câu 3: Quan sát hình 7.2 so sánh sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương?
3. Bài mới
Khởi động
1. Mục tiêu
- Giúp cho học sinh nhớ lại những kiến thức cơ bản về nội lực, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ
- Tìm ra những nội dung mà HS chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức cho bài học.
2. Phương pháp: hoạt động cá nhân
3. Phương tiện: các hình ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về nội lực, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’)
Bước 3. Học sinh trả lời, học sinh nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Giáo viên dẫn dắt vào bài học
Ngày soạn: 4/9/2019 TUẦN 5 TIẾT 9 Bài 8. TÁC ĐỘNG NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần 1. Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ: *.Về kiến thức - Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân. - Biết được tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất. *. Về kỹ năng: Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa CD. 2. Phẩm chất và các năng lực được hình thành phát triển: *. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ và có trách nhiệm, *. Năng lực: + Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,.. + Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên: - Bản đồ tự nhiên, khí hậu Việt Nam - Một số tranh ảnh hoặc băng đĩa hình thể hiện t/đ của nội lực đến đ/hình bề mặt TĐ. 2. Đối với học sinh: Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:1p 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Trình bày cấu tạo trái đất. Câu 2: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng? Câu 3: Quan sát hình 7.2 so sánh sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương? 3. Bài mới Khởi động 1. Mục tiêu - Giúp cho học sinh nhớ lại những kiến thức cơ bản về nội lực, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ - Tìm ra những nội dung mà HS chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức cho bài học. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: các hình ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về nội lực, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Học sinh trả lời, học sinh nhận xét, bổ sung. Bước 4. Giáo viên dẫn dắt vào bài học * Hoạt động 1. tìm hiểu về nội lực 1. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: sách giáo khoa 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK trang 29 Trình bày khái niệm nội lực và nguyên nhân. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (3’) Bước 3. Gọi học sinh lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG I. NỘI LỰC - Nội lực: Lực phát sinh bên trong lòng đất. - Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất như: năng lượng phân hủy của các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học Năng lượng trong lòng đất là nguồn năng lượng khổng lồ do đó con người đang hướng tới tận dụng nguồn năng lượng sạch này (địa nhiệt) * Hoạt động 2. Tìm hiểu về tác động của nội lực 1. Mục tiêu - Biết được tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất. - Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh. 2. Phương pháp: hoạt động nhóm 3. Phương tiện: SGK, hình ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 29 - 31, hình ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ. Sau đó GV chia HS thành 4 nhóm - Nhóm 1,2. tìm hiểu vận động theo phương thẳng đúng. Hiện nay loài người đang ở giai đoạn nào của biển? nêu hướng khắc phục của bản thân. - Nhóm 3,4. tìm hiểu vận động theo phương nằm ngang. Liên hệ thực tế ở Việt Nam về các hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gảy Bước 2. Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ và sau đó trao đổi với nhóm để thống nhất phương án trả lời (10’) Bước 3. Đại diện nhóm lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG II. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC: Thông qua các vận động kiến tạo, hoạt động động đất, núi lửa 1. Vận động theo phương thẳng đứng: - Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ TĐ theo phương thẳng đứng. - Diễn ra trên một diện tích lớn. - Thu hẹp, mở rộng DT lục địa một cách chậm chạp, lâu dài. 2. Vận động theo phương nằm ngang: Làm cho vỏ TĐ bị dồn ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác gây ra hiện tượng: a Hiện tượng uống nếp - Do tác động của lực nằm ngang. - Xảy ra ở vùng đá có độ dẽo cao. - Đá bị xô ép, uốn cong thành nếp uốn. b. Hiện tượng đứt gãy - Do tác động của lực nằm ngang. - Xảy ra ở vùng đá cứng. - Đá bị gãy, vỡ chuyển dịch tạo ra địa hào, địa luỹ. * Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa. * Hoạt động 3. Vận dụng, mở rộng 1. Mục tiêu: nhằm khắc sâu kiến thức đặc biệt là các em HSG 2. Phương pháp: cá nhân 3. Phương tiện: SGK, tư liệu tham khảo trên mạng 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh bằng hiểu biết của bản thân, nội dung đã học hãy Xác định được những khu vực núi uốn nếp, những địa hào, địa lũy trên bản đồ. Nêu VD, liên hệ vùng uốn nếp, núi lửa ở Việt Nam. * Tích hợp môi trường: Nâng lên hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy => hiện tượng động đất, núi lửa, sóng thần. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Học sinh trả lời Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức cho HS. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thời gian 5p 1. Mục tiêu: nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm 2. Phương pháp: cá nhân 3. Hệ thống câu hỏi Câu 1: Nội lực không phải là lực: Phát sinh ở bên trong Trái Đất. Do nguồn năng lượng của bức xạ MT gây ra. Do nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất sinh ra. Tác động đến địa hình bề mặt TĐ thông qua các vận động kiến tạo Câu 2. Phần trồi lên của hiện tượng đứt gãy được gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. đại dương. D. hẻm vực. Câu 3. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. nguồn năng lượng trong lòng đất. B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân. C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. D. nguồn năng lượng từ đại dương. Câu 4. Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng có đặc điểm là A. xảy ra rất nhanh và trên một S lớn. B. xảy ra rất nhanh và trên một S nhỏ. C. xảy ra rất chậm và trên một S lớn. D. xảy ra rất chậm và trên một S nhỏ. Câu 5. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng A. đứt gãy. B. biển tiến. C. uốn nếp. D. kiến tạo. 4. Hoạt động nối tiếp -1P - GV nhắc nhở, kiểm tra việc hoàn thiện các nội dung y/c của bài học. - Đọc trước ND bài 9 * Tổng kết tiết học. V. RÚT KINH NGHIỆM ........... .. TUẦN 5 TIẾT 10 Bài 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần 1. Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ: *.Về kiến thức - Trình bày được khái niệm ngoại lực, NN sinh ra và các tác nhân của ngoại lực. - Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. *. Về kỹ năng: Quan sát và nhận xét tác động của quá trình phong hoá đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, CD *. Về thái độ : Biết được tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt trái đất làm biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng và bảo vệ môi trường. 2. Phẩm chất và các năng lực được hình thành phát triển: *. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ và có trách nhiệm, *. Năng lực: + Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ + Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên: - SGK - Tranh ảnh thể hiện tác động của quá trình ngoại lực. 2. Đối với học sinh: Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:1p 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Câu 2: Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt trái đất ? Quan sát hình 8.3 cho biết thế nào là địa hào, địa lũy? 3. Bài mới Khởi động 1. Mục tiêu - Giúp cho học sinh nhớ lại những kiến thức cơ bản về ngoại lực, tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ - Tìm ra những nội dung mà HS chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức cho bài học. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: các hình ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về ngoại lực, tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Một vài học sinh trả lời, học sinh nhận xét, bổ sung. Bước 4. Giáo viên dẫn dắt vào bài học * Hoạt động 1. Tìm hiểu về ngoại lực 1. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm ngoại lực và nguyên nhân. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: sách giáo khoa 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 32, để trình bày khái niệm ngoại lực và nguyên nhân. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (3’) Bước 3. Gọi học sinh lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG I. NGOẠI LỰC - Là lực có nguồn gốc từ bên ngoài trên bề mặt Trái Đất. - Nguyên nhân chủ yếu là do: nguồn năng lượng của bức xạ MT. * Hoạt động 2. Tìm hiểu về tác động của ngoại lực 1. Mục tiêu - Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. - Quan sát và nhận xét tác động của quá trình phong hoá đến địa hình bề mặt TĐ qua tranh ảnh, hình vẽ,.. 2. Phương pháp: hoạt động nhóm 3. Phương tiện: sgk, hình ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 32 - 34, hình ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ. Sau đó GV chia HS thành 6 nhóm - Nhóm 1,2. tìm hiểu phong hóa lí học. Tại sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh? - Nhóm 3,4. tìm hiểu phong hóa hóa học. Kể tên 1 vài dạng địa hình cac–xtơ mà em biết. - Nhóm 5,6. tìm hiểu phong hóa sinh học. Kể một vài hoạt động KT của con người có tác dụng phá hủy đá. Bước 2. Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ và sau đó trao đổi với nhóm để thống nhất phương án trả lời (10’) Bước 3. Đại diện nhóm lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC - Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ thông qua các quá trình ngoại lực: phá trình phá huỷ đá ở chổ này, bồi tụ ở chổ kia do tác động của TO, nước chảy, sóng biển, băng hà - Quá trình ngoại lực: 1. Qúa trình phong hoá: Là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do sự tác động của nhiệt độ, nước, O2, CO2, a xít trong tự nhiên và sinh vật. a. Phong hoá lí học: Là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau nhưng không làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học của chúng. Nguyên nhân là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật. b. Phong hoá hoá học: Là quá trình phá huỷ chủ yếu làm biến đổi thành phần , t/c hoá học của đá và khoáng vật.Nguyên nhân: H2O và các hợp chất hoà tan trong H2O, CO2,O2,axít hữu cơ thông qua các phản ứng hoá học. c. Phong hoá sinh học: Là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của các sinh vật như: vi khuẩn, nấm, rể cây Bị gió, nước cuốn đi SP Phủ trên bề mặt đá gốc * Hoạt động 3 . Vận dụng, mở rộng 1. Mục tiêu: nhằm khắc sâu kiến thức đặc biệt là các em HSG 2. Phương pháp: cá nhân 3 Phương tiện: SGK, 4 Tiến trình hoạt động: Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh bằng kiến thức đã học và kiến thức bộ môn Hóa học hãy trình bày quá trình tạo thạch nhũ trong các hang động. Tại sao ở h. mạc phong hóa lí học lại phát triển? Nêu một số công thức hóa học của một số lọai khóang vật tạo đá, VD: thạch anh-SiO2, Hêmatit-FeO3, Silicat (H2SiO3, H2SiO4), liên hệ để giải thích. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Học sinh trả lời Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức * Tích hợp môi trường: lở đất, trượt, bồi tụ, các hoạt động của con người làm thay đổi bề mặt đất, thay đổi môi trường sinh thái. Lập bảng quá trình phong hóa theo mẫu sau ND Phong hoá lí học Phong hoá hoá học Phong hoá sinh học Khái niệm Là sự phá huỷ về mặt cơ học làm thay đổi kích thước của đá Là quá trình phá huỷ làm thay đổi T/phần HH và k/vật của đá Là quá trình phá huỷ làm thay đổi kthước,T/phần h2 và k/v của đá Ng/ nhân Do sự thay đổi T0, tác động của dòng nước (đóng băng, dòng chảy) Do sự tác động của nước & các chất hoà tan trong nước và SV Do sự tác động của sinh vật: vi khuẩn, nấm, rễ cây Kết quả Đá bị rạn nứt và vỡ thành mảnh vụn. - Thay đổi TP hoá học và khoáng vật của đá - H/thành dạng địa hình Cacxtơ ở vùng đá vôi. Đá vừa bị vỡ ra, vừa thay đổi thành phần hóa học và khoáng vật. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thời gian 5p 1. Mục tiêu: nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm 2. Phương pháp: cá nhân 3. Hệ thống câu hỏi Câu 1. Ngoại lực là gì? A. Lực do con người sinh ra. B. Lực sinh ra do các tầng mắc ma chuyển động. C. Lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. D. Lực bên ngoài tác động đến tầng mắc ma. Câu 2. Những tác nhân sinh ra ngoại lực là A. khí hậu, núi lửa, sinh vật. B. khí hậu, các dạng nước, sinh vật. C. khí hậu, các dạng nước, động đất. D. băng hà, các dạng nước, sinh vật. Câu 3. Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở đâu? A. Bề mặt Trái Đất. B. Tầng sinh quyển. C. Tầng ba dan. D. Tầng grannít. Câu 4. Vì sao phong hóa lí học lại diễn ra mạnh ở hoang mạc? A. Do t0 thay đổi rất lớn giữa ngày và đêm. B. Do nước đóng băng. C. Do có nhiều cát. D. Do có nhiều bão cát. Câu 5. Hiện tượng đá vôi bị phong hóa hóa học gọi là gì? A. Quá trình cacxtơ. B. Quá trình phio. C. Đá hình nấm. D. Khe rãnh xói mòn. 4. Hoạt động nối tiếp -1P - GV nhắc nhở, kiểm tra việc hoàn thiện các nội dung y/c của bài học. - Đọc trước ND bài 9 ( TT) * Tổng kết tiết học. V. RÚT KINH NGHIỆM ........... Ký duyệt của TCM . Nguyễn Thị Ngọc Hân ........... Ngày soạn: 13/9/2019 TUẦN 6 TIẾT 11 Bài 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ: *.Về kiến thức - Phân biệt các khái niệm: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất . - Phân tích được mối quan hệ giữa ba quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. *. Kĩ năng: Quan sát, nhận xét tác động của các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ. *. Về thái độ: Biết được tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt trái đất làm biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng và bảo vệ môi trường. 2. Phẩm chất và các năng lực được hình thành phát triển: *. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ và có trách nhiệm, *. Năng lực: + Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ + Năng lực chuyên biệt: thiết lập sơ đồ,.. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên: - SGK - Tranh ảnh thể hiện tác động của quá trình ngoại lực. 2. Đối với học sinh: Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:1p 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ mặt trời? Câu 2: Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, hóa học và sinh vật. 3. Bài mới: Khởi động 1. Mục tiêu - Giúp cho HS nhớ lại những kiến thức cơ bản về ngoại lực, tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ - Tìm ra những nội dung mà HS chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức cho bài học. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: các hình ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về ngoại lực, tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Một vài học sinh trả lời, học sinh nhận xét, bổ sung. Bước 4. Giáo viên dẫn dắt vào bài học * Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình bóc mòn 1. Mục tiêu: Trình bày được một vài T/đ của quá trình ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: sgk 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 35, 36 để trình bày khái niệm và các dạng của quá trình bóc mòn. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (3’) Bước 3. Gọi học sinh lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG 2/ Quá trình bóc mòn: - Là quá trình các tác nhân ngoại lực làm các sp phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu của nó. - Các dạng bóc mòn: + Xâm thực: Do nước chảy, tạo ra các rãnh nông, khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông suối. + Thổi mòn: Do gió, tạo ra các hố trũng thổi mòn, đá rổ tổ ong, đá sót hình nấm. + Mài mòn: Do sóng biển, tạo ra hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ. + Địa hình băng tích (phio): Do băng hà, tạo thành phio, đá trán cừu,... * Hoạt động 2. Tìm hiểu về tác động của ngoại lực 1. Mục tiêu: Trình bày được một vài t/đ của quá trình ngoại lực đến địa hình bề mặt TĐ. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: sách giáo khoa 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 37 để trình bày khái niệm, điều kiện và hình thức của quá trình vận chuyển và bồi tụ (nêu lên mối quan hệ giữa các quá trình với nhau). Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Gọi học sinh lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG 3/ Quá trình vận chuyển. - Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Điều kiện: phụ thuộc vào động năng của quá trình, kích thướt và trọng lượng của vật liệu, điều kiện địa lí tự nhiên của mặt đệm. - Hình thức vận chuyển: vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của ngoại lực cuốn theo; vật liệu nặng chịu thêm tác động của trọng lưc. 4/ Quá trình bồi tụ: - Là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy. - Điều kiện: phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực. - Hình thức: + Khi động năng giảm dần, các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi. + Khi động năng giảm đột ngột, tất cả các vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. - Kết quả: tạo nên các dạng địa hình bồi tụ. * Hoạt động 3 . Vận dụng, mở rộng 1. Mục tiêu: nhằm khắc sâu kiến thức đặc biệt là các em HSG 2. Phương pháp: cá nhân 3. Phương tiện: SGK, 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1. GV yêu cầu HS bằng kiến thức đã học và kiến thức Phân tích được mối quan hệ giữa 3 quá trình bóc mòn,vận chuyển và bồi tụ. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Học sinh trả lời Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức * Tích hợp môi trường: Động đất, núi lửa và tác động của nó tới con người và làm thay đổi MT sống con người. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thời gian 5p 1. Mục tiêu: nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức 2. Phương pháp: cá nhân 3. Hệ thống câu hỏi 1/ Phân biệt các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. Nêu ví dụ các dạng địa hình do các tác nhân đó gây nên trên lãnh thổ nước ta. 2/ Các quá trình này mang lại những tích cực và tiêu cực gì đối với hoạt động kinh tế và cuộc sống con người? Các quá trình Bóc mòn Vận chuyển Bồi tụ Xâm thực Mài mòn Thổi mòn Khái niệm Là qúa trình làm ch/ dời các sp đã bị phong hoá khỏi vị trí ban đầu Là q/ trình di chuyển các VL từ nơi này đến nơi khác Là quá trình tích tụ(tích luy) các vật liệu bị phá huỷ Nguyên nhân Do sự tác động của nước chảy . Do tác động của nước, sóng biển, băng hà Do sự tác động của gió Do sự tác động của trọng lực và động năng Do động năng của các VL giảm dần trong q/trình v/chuyển. Kết quả Khe rãnh, thung lũng sông, suối Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ Hố trũng, đá sót hình nấm, bề mặt đá rỗ tổ ong Vật liệu phong hoá bị di chuyển Vật liệu tích tụ lại: bãi bồi, đồng bằng phù sa, cồn cát, bãi biển, ĐH được cao dần lên Tóm lại: Các quá trình ngoại lực làm cho bề mặt TĐ có xu hướng bị san bằng. 1. So sánh 2 quá trình phong hóa và bóc mòn 2. Phân biệt các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ 4. Hoạt động nối tiếp -1P - GV nhắc nhở, kiểm tra việc hoàn thiện các nội dung y/c của bài học. - Đọc trước ND bài 10 * Tổng kết tiết học. V. RÚT KINH NGHIỆM ........... ........... TUẦN 6 TIẾT 12 Bài 10. THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT. NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần 1. Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ: *.Về kiến thức - Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TG. - Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo. *. Về kỹ năng: Xác định được trên bản đồ các vùng núi trẻ (Hymalaia, Anpơ, Coocđie, Anđét) các vành đai động đất, núi lửa (TBD, Địa Trung Hải,ĐTD và nêu nhận xét. 2. Phẩm chất và các năng lực được hình thành phát triển: *. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ và có trách nhiệm, *. Năng lực: + Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ + Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên: - Bản đồ các mảng kiến tạo các vùng động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TG. - Bản đồ TNTG. - Tập bản đồ TG- các châu lục. 2. Đối với học sinh: Sưu tầm một số hình ảnh về tác động của nội lực và ngoại lực lên bề mặt trái đất. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:1p 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1 : Tại sao ở BBC vào mùa hè có ngày dài đêm ngắn ? Câu 2 : Trên đường XĐ thì độ dài ngày và đêm trong năm như thế nào ? giải thích 3. Bài mới Khởi động 1. Mục tiêu - Giúp cho học sinh nhớ lại những kiến thức cơ bản về nội lực, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ - Tìm ra những nội dung mà HS chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức cho bài học. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: các hình ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về nội lực, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Một vài học sinh trả lời, học sinh nhận xét, bổ sung. Bước 4. Giáo viên dẫn dắt vào bài học * Hoạt động 1. Nội dung 1 của bài thực hành 1. Mục tiêu - Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TG. - Xác định được trên bản đồ các vùng núi trẻ (Hymalaia, Anpơ, Coocđie, Anđét) các vành đai động đất, núi lửa (TBD, Địa Trung Hải,ĐTD) 2. Phương pháp: hoạt động nhóm 3. Phương tiện: sgk, hình ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 38, bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ, bản đồ các mảng kiến tạo. Sau đó GV chia HS thành 4 nhóm - Nhóm 1,2. xác định các vùng núi trẻ, vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ. - Nhóm 3,4. . xác định các vùng núi trẻ, vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ. Bước 2. Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ và sau đó trao đổi với nhóm để thống nhất phương án trả lời (10’) Bước 3. Đại diện nhóm lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức * Hoạt động 2. Nội dung 2 của bài thực hành 1. Mục tiêu - Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo. - Xác định được trên bản đồ các vùng núi trẻ (Hymalaia, Anpơ, Coocđie, Anđét) các vành đai động đất, núi lửa (TBD, Địa Trung Hải,ĐTD) 2. Phương pháp: hoạt động nhóm 3. Phương tiện: sgk, hình ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 38, bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ, bản đồ các mảng kiến tạo. Sau đó GV chia HS thành 4 nhóm - Nhóm 1,3. nhận xét sự phân bố các vùng núi trẻ, vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất. - Nhóm 2,4. nhận xét sự phân bố các vùng núi trẻ, vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất . * HS K – G: Sự phân bố các vành đai động đất , núi lửa , các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo có gì liên quan với nhau ? Bước 2. Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ và sau đó trao đổi với nhóm để thống nhất phương án trả lời (10’) Bước 3. Đại diện nhóm lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức Nội dung 1.Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ 2.Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ Có sự trùng lặp về vị trí giữa các vùng: động đất, núi lửa.. có liên quan đến các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của Thạch Quyển. 3. Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất , núi lửa , các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo. - Các vành đai động đất, núi lửa, các vành đai sinh khoáng và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh. - Sự phân bố động đất, núi lửa theo khu vực . Núi lửa thường tập trung thành 1 số vùng lớn: vành đai núi lửa TBD, khu vực Đông Phi Hoạt động núi lửa cũng là kết quả của các thời kì kiến tạo ở trong lòng Trái Đất, có liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng . IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Thời gian 3p 1. Mục tiêu: nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm 2. Phương pháp: cá nhân 3. Câu hỏi ? Các vùng động đất, núi lửa, vành đai sinh khoáng, núi trẻ phân bố ở những vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo. A. Đúng. B. Sai. 4. Hoạt động nối tiếp -1P - GV nhắc nhở, kiểm tra việc hoàn thiện các nội dung y/c của bài học. - Đọc trước ND bài 11 * Tổng kết tiết học. V. RÚT KINH NGHIỆM ........... Ký duyệt của TCM . Nguyễn Thị Ngọc Hân ........... Ngày soạn: 13/9/2019 TUẦN 7 TIẾT 13 Bài 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần 1. Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ: *.Về kiến thức - Biết khái niệm khí quyển - Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí. - Biết khái niệm frông và các frông, hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đối với khí hậu. - Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí *. Về kỹ năng: Nhận biết nội dung kiến thức qua: Hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ. 2. Phẩm chất và các năng lực được hình thành phát triển: *. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ và có trách nhiệm, *. Năng lực: + Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ + Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, lược đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên: - Vẽ to các hình: 11.1 ; 11.2; 11.3; và bảng 11 2. Đối với học sinh: Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:1p 2. Kiểm tra bài cũ:-Không 3. Bài mới Khởi động 1. Mục tiêu - Giúp cho HS nhớ lại ~ kiến thức cơ bản về khí quyển, sự phân bố T0 ko khí trên TĐ. - Tìm ra những nội dung mà HS chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức cho bài học. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: các hình ảnh về các tầng khí quyển, phân phối bức xạ MT. 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV y/c HS nêu ~ hiểu biết của mình về khí quyển, sự phân bố T0 ko khí trên TĐ. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Một vài học sinh trả lời, học sinh nhận xét, bổ sung. Bước 4. GV dẫn dắt vào bài học * Hoạt động 1. tìm hiểu về khí quyển 1. Mục tiêu: Biết khái niệm khí quyển 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: SGK 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV y/cầu HS đọc thông tin SGK/39, để trình bày khái niệm khí quyển, vai trò của khí quyển. Vai trò của lớp ô dôn đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật? hiện nay tầng ô dôn như thế nào? Nguyên nhân, biện pháp khắc phục? * Tích hợp môi trường: Sự ô nhiễm môi trường và suy thoái tầng ô zôn => ả/h đến sự sống của con người. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (3’) Bước 3. Gọi học sinh lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG I. KHÍ QUYỂN - Là lớp không khí bao quanh TĐ, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là MT. - Có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên TĐ - Là lớp vỏ bảo vệ TĐ. * Hoạt động 2. Tìm hiểu về các khối khí 1. Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí. 2. Phương pháp: hoạt động cá nhân 3. Phương tiện: sgk 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 40, để trình bày nguyên nhân hình thành và tính chất các khối khí. Liên hệ với Việt Nam. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Gọi học sinh lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG 2. Các khối khí a. Nguyên nhân hình thành các khối khí: không khí ở tầng đối lưu, tuỳ theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. b. Tính chất của các khối khí - Khối khí cực rất lạnh kí hiệu A - Khối khí ôn đới lạnh kí hiệu P - Khối khí chí tuyến rất nóng kí hiệu là T - Khối khí Xích đạo nóng ẩm kí hiệu là E ( Nếu khối khí kiểu hải dương (ẩm) kí hiệu thêm chữ m; nếu ở lục địa (khô) kí hiệu thêm chữ c. Riêng ở Xích Đạo chỉ có kiểu hải dương nên kí hiệu là Em) * Hoạt động 3. tìm hiểu về Frông 1. Mục tiêu: Biết khái niệm frông và các frông, hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đối với khí hậu. 2. Phương pháp: hoạt động cặp HS 3. Phương tiện: sách giáo khoa 4. Tiến trình hoạt động Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 40, để biết khái niệm frông và các frông, hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đối với khí hậu. Liên hệ ở Việt Nam đặc biệt là ảnh hưởng của dảy hội tụ nhiệt đới. Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5’) Bước 3. Gọi học sinh lên trình bày, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức NỘI DUNG 3. Frông a. Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí ký hiệu là
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_10_tuan_5_den_8_nam_hoc_2019_2020_truong.docx