Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình - Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2021-2022

Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình - Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Làm cho học sinh hiểu được khái niệm bất phương trình (hệ bất phương trình) bậc nhất hai ẩn.

- Biết xác định miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Giúp học sinh thấy được khả năng áp dụng vào bài toán thực tế của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (điển hình là bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản).

2. Năng lực

 - Năng lực tự học:Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thựcsáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

 

doc 13 trang Dương Hải Bình 7330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình - Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: ..
Tổ: TOÁN
Ngày soạn: ../ ../2021
Tiết: 
Họ và tên giáo viên: 
Ngày dạy đầu tiên: ..
CHƯƠNG IV: BẤT ĐẲNG THỨC – BẤT PHƯƠNG TRÌNH
BÀI 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Đại số: 10
Thời gian thực hiện: ..... tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm cho học sinh hiểu được khái niệm bất phương trình (hệ bất phương trình) bậc nhất hai ẩn.
- Biết xác định miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Giúp học sinh thấy được khả năng áp dụng vào bài toán thực tế của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (điển hình là bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản).
2. Năng lực
 - Năng lực tự học:Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.
3. Phẩm chất 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. 
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thựcsáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 - Kiến thức về bất phương trình bậc nhất và cách vẽ đường thẳng có dạng . 
 - Máy chiếu.
 - Bảng phụ, phấn, thước kẻ.
 - Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
a) Mục tiêu: Tiếp cận với bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản để hình thành kiến thức mới.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh tìm tòi các kiến thức mới liên quan bài học.
H1- Giáo viên giới thiệu bài toán thực tế có liên quan đến sự tối ưu (làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, để chi phí thấp nhất, ) để khơi gợi cho học sinh sự tò mò, khám phá vấn đề.
H2- Giáo viên hướng dẫn lời giải phần đầu cho học sinh để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, cũng như tìm ra cách gọi ẩn số, biểu diễn các ẩn theo giả thiết đã cho.
c) Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS
L1- Học sinh chú ý lắng nghe, theo dõi và ghi chép các kiến thức mới..
L2- Học sinh trả lời từng ý theo sự hướng dẫn của giáo viên để viết ra được một dạng biểu thức có chứa hai ẩn (có thể có học sinh biết câu trả lời và cũng có học sinh không trả lời được đáp án).
d) Tổ chức thực hiện: 
*) Chuyển giao nhiệm vụ : GV giới thiệu một bài toán thực tế về sự tối ưu trong lĩnh vực kinh tế.
Bài toán: Một công ty kinh doanh thương mại chuẩn bị cho một đợt khuyến mại nhằm thu hút khách hàng bằng cách tiến hành quảng cáo sản phẩm của công ty trên hệ thống phát thanh và truyền hình. Chi phí cho 1 phút quảng cáo trên sóng phát thanh là 800.000 đồng, trên sóng truyền hình là 4.000.000 đồng. Đài phát thanh chỉ nhận phát các chương trình quảng cáo dài ít nhất là 5 phút. Do nhu cầu quảng cáo trên truyền hình lớn nên đài truyền hình chỉ nhận phát các chương trình dài tối đa 4 phút. Theo các phân tích, cùng thời lượng một phút quảng cáo, trên truyền hình sẽ có hiệu quả gấp 6 lần trên sóng phát thanh. Công ty dự định chi tối đa 16.000.000 đồng cho chi phí quảng cáo. Hỏi công ty cần đặt thời lượng quảng cáo trên sóng phát thanh và truyền hình như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
*) Thực hiện: HS lắng nghe, theo dõi, ghi chép. 
*) Báo cáo, thảo luận: 
Gọi thời lượng công ty đặt quảng cáo trên sóng phát thanh là (phút), trên truyền hình là (phút).
- GV hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức bằng cách gọi ra các ẩn phù hợp cho bài toán, hướng dẫn học sinh biểu diễn các ẩn theo các giả thiết đã biết để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
Câu trả lời: Bài toán đặt ra là xác định sao cho biều thức đạt giá trị lớn nhất, với các điều kiện .
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
- Dẫn dắt vào bài mới.
 ĐVĐ. Dạng của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?
Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và các bước biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên hệ trục .
b)Nội dung: Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau
H1: Nhắc lại khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. Vẽ đường thẳng trên hệ trục tọa độ 
H2: So sánh giá trị của vế trái và vế phải của phương trình khi thay tọa độ điểm vào phương trình .
H3: Nêu khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó. Cho ví dụ minh họa.
c) Sản phẩm:
L1: Phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng 	
L2: Vế trái bằng 0 nhỏ hơn vế phải bằng 3.
L3: BPT bậc nhất hai ẩn có dạng tổng quát là: trong đó .
Nghiệm của bất phương trình là cặp số sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng .
Ví dụ: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có một nghiệm là .
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa, nêu câu hỏi. 
HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.
Thực hiện
Cá nhân học sinh thực hiện.
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn và gọi học sinh lên bảng trình bày.
Báo cáo thảo luận
Học sinh trình bày được cách vẽ đường thẳng
L1:	Cho 	
	Đường thẳng là đường thẳng qua hai điểm 
Học sinh khác nhận xét.
L2: 
L3: BPT bậc nhất hai ẩn có dạng tổng quát là: trong đó .
Nghiệm của bất phương trình là cặp số sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng .
Ví dụ: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có một nghiệm là .
Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
Giáo viên nhận xét bài làm và các ý kiến phát biểu của tất cả học sinh.
Giáo viên chốt kiến thức: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm.
Giáo viên chuyển ý vào phần Biểu diễn miền nghiệm.
II. BIỂU DIỄN HÌNH HỌC MIỀN NGHIỆM CỦA BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
a) Mục tiêu: Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung: Giáo viên học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau
H4: Nêu khái niệm miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
H5: Nêu các bước biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
H6: Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình .
H7: Biểu diễn trên cùng hệ trục của H6 miền nghiệm của hai bất phương trình
 và 
c) Sản phẩm:
L4: Trong mp, tập hợp các điểm có toạ độ là nghiệm của bậc nhất hai ẩn được gọi là miền nghiệm của nó. Cụ thể: Đường thẳng chia mặt phẳng thành hai nửa mp, một trong hai nửa mp đó (kể cả bờ) là miền nghiệm của bpt ; nửa mp kia (kể cả bờ) là miền nghiệm của bpt ; miền nghiệm của bpt bỏ đi đường thẳng là miền nghiệm của bpt 
L5: Qui tắc thực hành biểu diễn miền nghiệm của bpt (1):
B1: Vẽ đường thẳng ;
B2: Lấy một điểm không thuộc (thường lấy gốc toạ độ );
B3: Tính và so sánh với ;
B4: Kết luận:
+ Nếu thì nửa mp bờ chứa là miền nghiệm của (1).
+ Nếu thì nửa mp bờ không chứa là miền nghiệm của (1).
Chú ý: Miền nghiệm của (1) bỏ đi đường thẳng là miền nghiệm của bpt 
L6: Vẽ đường thẳng đã lưu bảng (sản phẩm L1)
	Lấy tọa độ điểm 
	Tính 
	Kết luận: miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ (không kể bờ) chứa điểm 
L7: Các bước tương tự, vẽ được hình bên dưới
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Đặt vấn đề tọa độ điểm không phải là nghiệm của bất phương trình Vậy ta có thể biểu diễn tập hợp nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn không?
HS thực hiện các nhiệm vụ:
	+ Đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi H4, H5.
	+ Thảo luận hoàn thành H6, H7.
Thực hiện
GV: Chia lớp thành nhóm cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi trên. Quan sát theo dõi và giúp đỡ các em thực hiện nhiệm vụ.
	+ Gọi một học sinh trả lời H4. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
	+ Gọi một học sinh trả lời H5. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
	+ Gọi 2 học sinh lên bảng hoàn thành H6, H7.
HS: Đọc sách giáo khoa, thảo luận với bạn kế bên để hoàn thành nhiệm vụ.
Báo cáo thảo luận
Học sinh nêu được khái niệm miền nghiệm và các bước biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Học sinh trình bày được miền nghiệm của các bất phương trình
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh.
GV tóm lại:
1) Qui tắc thực hành biểu diễn miền nghiệm của bpt (1):
B1: Vẽ đường thẳng ;
B2: Thay tọa độ điểm không thuộc (thường lấy gốc toạ độ ) vào bất phương trình. Chỉ xảy ra một trong hai trường hợp: đúng hoặc sai.
B3: Kết luận:
+ Nếu kết quả ở bước 2 đúng thì nửa mp bờ chứa là miền nghiệm của (1).
+ Nếu kết quả ở bước 2 sai thì nửa mp bờ không chứa là miền nghiệm của (1).
2) Miền trong tam giác không tô trong hình vẽ là biếu diễn miền nghiệm chung của ba bất phương trình được gọi miền biểu diễn nghiệm của hệ bất phương trình .
Hãy chỉ ra miền nghiệm của hệ bất phương trình trên hình vẽ?
III. BÀI TOÁN KINH TẾ
a) Mục tiêu: Học sinh biết tìm cực trị của biểu thức trên miền đa giác là miền nghiệm của một hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung: Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết cực trị của biểu thức trên miền đa giác chỉ đạt được ở một trong đỉnh của đa giác.
Bài toán: Trong một cuộc thi pha chế, mỗi đội chơi được sử dụng tối đa 24 g hương liệu, 9 lít nước và 210 g đường để pha chế nước cam và nước táo. Để pha chế 1 lít nước cam cần 30 g đường, 1 lít nước và 1 g hương liệu; pha chế 1 lít nước táo cần 10 g đường, 1 lít nước và 4g hương liệu. Mỗi lít nước cam nhận được 60 điểm thưởng, mỗi lít nước táo nhận được 80 điểm thưởng. Hỏi cần pha chế bao nhiêu lít nước trái cây mỗi loại để được số điểm hưởng là lớn nhất.
c) Sản phẩm:
	Gọi lần lượt là số lít nước cam và nước táo được pha chế .
	Tổng khối lượng đường pha chế là nên ta có bất phương trình: 
	Tổng số lít nước pha chế là nên ta có bất phương trình: .
	Tổng khối lượng hương liệu pha chế là nên ta có bất phương trình: 
	Vậy ta có hệ bất phương trình: 
	Miền nghiệm của hệ bất phương trình này là ngũ giác như hình vẽ.
	Số điểm thưởng là: , ta có:
	Vậy số điểm thưởng lớn nhất bằng điểm khi pha chế 4 lít nước cam và 5 lít nước táo.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
HS: Nhận đề bài toán, thảo luận tìm lời giải.
Thực hiện
 GV: Cho học sinh thực hiện. Quan sát học sinh hoạt động. Gợi ý học sinh bằng một số câu hỏi sau:
	+ Đề bài hỏi gì? Gọi ẩn?
	+ Tính tổng số mỗi loại nguyên liệu (đường, nước, hương liệu)?
	+ Tổng số mỗi loại nguyên liệu phải nhỏ hơn hoặc bằng số lượng ban đầu đã có.
	+ Như vậy ta có hệ gồm bao nhiêu bất phương trình?
	+ Cách biểu diễn miền nghiệm của hệ bpt bậc nhất hai ẩn?
	+ Xác định tọa độ các đỉnh của miền đa giác nghiệm của hệ.
	+ Biểu thức tính tổng số điểm thưởng?
	+ Tính giá trị biểu thức tổng điểm tại các đỉnh của đa giác nghiệm.
HS: Học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi gợi ý và hoàn thành bài toán
Báo cáo thảo luận
HS báo cáo kết quả thảo luận của mình khi được giáo viên yêu cầu, các nhóm khác nhận xét và đề suất cách giải khác nếu có.
Học sinh trình bày lời giải
Gọi lần lượt là số lít nước cam và nước táo được pha chế .
	Tổng khối lượng đường pha chế là nên ta có bất phương trình: 
	Tổng số lít nước pha chế là nên ta có bất phương trình: .
	Tổng khối lượng hương liệu pha chế là nên ta có bất phương trình: 
Vậy ta có hệ bất phương trình: 
	Miền nghiệm của hệ bất phương trình này là ngũ giác như hình vẽ.
	Số điểm thưởng là: , ta có:
	Vậy số điểm thưởng lớn nhất bằng điểm khi pha chế 4 lít nước cam và 5 lít nước táo.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. 
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho việc luyện tập.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Thực hiện được cơ bản các dạng bài tập trong SGK: Làm được bài tập biểu diễn hình học miền nghiệm của BPT và hệ BPT bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Trong các cặp số sau đây, cặp nào không thuộc nghiệm của bất phương trình: 
 A. B. C. 	 D. 
Câu 2: Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng chứa điểm 
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 3. Miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa điểm nào sau đây?
A. .	B. . 	C. .	D. 
Câu 4. Miền nghiệm của bất phương trình là phần mặt phẳng không chứa điểm nào?
A. .	B. .	C. .	D. .
 Câu 5. Phần không gạch chéo ở hình sau đây là biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình nào trong bốn hệ A, B, C, D ?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 6. Cho hệ bất phương trình có tập nghiệm . Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng ?
A. .
B. .
C. Biểu diễn hình học của là nửa mặt phẳng chứa gốc tọa độ và kể cả bờ , với là là đường thẳng .
D. Biểu diễn hình học của là nửa mặt phẳng không chứa gốc tọa độ và kể cả bờ , với là là đường thẳng .
Câu 7. Cho hệ bất phương trình có tập nghiệm là . Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. .	B. .	C. .	D. .
 Câu 8. Miền nghiệm của bất phương trình là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 9. Giá trị nhỏ nhất của biết thức trên miền xác định bởi hệ là
A. khi .	B. khi .
C. khi .	D. khi .
Câu 10. Miền không bị gạch chéo (kể cả đường thẳng và ) là miền nghiệm của hệ bất phương trình nào? 
A. .	B. .
C. .	D. .
Câu 11. Biểu diễn hình học miền nghiệm hệ bất phương trình là (Phần gạch chéo, kể cả bờ không là miền nghiệm).
A. .	B. .
 	C. .	D. .
c) Sản phẩm: học sinh thể hiện trên bảng nhóm kết quả bài làm của mình.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 1
HS: Nhận nhiệm vụ,
Thực hiện
 GV: điều hành, quan sát, hỗ trợ 
HS: 4 nhóm tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
Báo cáo thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
a)Mục tiêu: Giải quyết một số bài toán ứng dụng bất phương trình bậc nhất hai ẩn trong thực tế.
b) Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Vận dụng 1: Trong một cuộc thi gói bánh vào dịp năm mới, mỗi đội chơi được sử dụng tối đa 20 kg gạo nếp, 2 kg thịt ba chỉ, 5 kg đậu xanh để gói bánh chưng và bánh ống. Để gói một cái bánh chưng cần 0,4 kg gạo nếp, 0,05 kg thịt và 0,1 kg đậu xanh; để gói một cái bánh ống cần 0,6 kg gạo nếp, 0,075 kg thịt và 0,15 kg đậu xanh. Mỗi cái bánh chưng nhận được 5 điểm thưởng, mỗi cái bánh ống nhận được 7 điểm thưởng. Hỏi cần phải gói mấy cái bánh mỗi loại để được nhiều điểm thưởng nhất. 
A. 50 cái bánh chưng. 	B. 40 cái bánh chưng. 
C. 35 cái bánh chưng và 5 cái bánh ống. 	D. 31 cái bánh chưng và 14 cái bánh ống.
Vận dụng 2: Trong một cuộc thi pha chế, mỗi đội chơi được sử dụng tối đa 24 g hương liệu, 9 lít nước và 210 g đường để pha chế nước cam và nước táo. Để pha chế 1 lít nước cam cần 30 g đường, 1 lít nước và 1 g hương liệu; pha chế 1 lít nước táo cần 10 g đường, 1 lít nước và 4 g hương liệu. Mỗi lít nước cam nhận được 60 điểm thưởng, mỗi lít nước táo nhận được 80 điểm thưởng. Hỏi cần pha chế bao nhiêu lít nước trái cây mỗi loại để được số điểm thưởng là lớn nhất. 
A. 7 lít nước cam. 	B. 6 lít nước táo. 	
C. 4 lít nước cam, 5 lít nước táo. 	D. 6 lít nước cam, 3 lít nước táo
Vận dụng 3: Một gia đình cần ít nhất 900 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit trong thức ăn mỗi ngày. Mỗi kg thịt bò chứa 800 đơn vị protein và 200 đơn vị lipit. Mỗi kg thịt lợn chứa 600 đơn vị protein và 400 đơn vị lipit. Biết rằng gia đình này chỉ mua tối đa 1,6 kg thịt bò và 1,1 kg thịt lợn; giá tiền 1 kg thịt bò là 45 nghìn đồng, 1kg thịt lợn là 35 nghìn đồng. Hỏi gia đình đó phải mua bao nhiêu kg thịt mỗi loại để số tiền bỏ ra là ít nhất. 
A . 0,3 kg thịt bò và 1,1 kg thịt lợn. 	B. 0,6 kg thịt bò và 0,7 kg thịt lợn. 	C. 1,6 kg thịt bò và 1,1 kg thịt lợn. 	D. 0,6 kg thịt lợn và 0,7 kg thịt bò. 
Vận dụng 4: Một phân xưởng có hai máy đặc chủng sản xuất hai loại sản phẩm kí hiệu là I và II. Một tấn sản phẩm loại I lãi 2 triệu đồng, một tấn sản phẩm loại 2 lãi 1,6 triệu dồng. Muốn sản xuất 1 tấn sản phẩm loại I dùng máy trong 3 giờ và máy trong 1 giờ. Muốn sản xuất 1 tấn sản phẩm loại II dùng máy trong 1 giờ và máy trong 1 giờ. Một máy không thể dùng để sản suất đồng thời 2 loại sản phẩm. Máy làm việc không quá 6 giờ trong một ngày, máy một ngày chỉ làm việc không quá 4 giờ. Hãy đặt kế hoạch sản xuất sao cho số tiền lãi cao nhất.
	A. triệu đồng.	B. triệu đồng.	C. triệu đồng.	D. triệu đồng.
Vận dụng 5: Trong một đợt dã ngoại, một trường học cần thuê xe chở 140 người và 9 tấn hàng. Nơi thuê xe có hai loại xe A và B, trong đó xe A có 10 chiếc và xe B có 9 chiếc. Một xe loại A cho thuê với giá 4 triệu đồng và một xe loại B cho thuê với giá 3 triệu đồng. Biết rằng mỗi xe loại A có thể chở tối đa 20 người và 0,6 tấn hàng, mỗi xe loại B có thể chở tối đa 10 người và 1,5 tấn hàng. Gọi là số xe loại A và là số xe loại B được thuê sao cho chi phí thuê là thấp nhất. Khi đó bằng:
	A. .	B. .	C. .	D. .
c) Sản phẩm: Sản phẩm trình bày của 4 nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập số 2 vào cuối tiết học của bài
HS: Nhận nhiệm vụ,
Thực hiện
Các nhóm HS thực hiện tìm tòi, nghiên cứu và làm bài ở nhà .
Chú ý: Việc tìm kết quả tích phân có thể sử dụng máy tính cầm tay
Báo cáo thảo luận
HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm vào đầu tiết sau
 Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. 
- Chốt kiến thức tổng thể trong bài học.
- Hướng dẫn HS về nhà tự xây dựng tổng quan kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
*Hướng dẫn làm bài
+ Vận dụng 4
+ Giáo viên chốt lại hệ bất PT có được là (2) tìm để đạt giá trị lớn nhất.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Giao việc
Tính giá trị của L tại đỉnh O
Tính giá trị của L tại đỉnh A
Tính giá trị của L tại đỉnh I
Tính giá trị của L tại đỉnh C
Kết quả
O(0;0)L=0
A(2;0)L=4
I(1;3)L=6,8
C(0;4)L=6,4
Giáo viên chốt lại
 đạt giá trị lớn nhất khi . 
Vậy để có số tiền lãi cao nhất mỗi ngày sản xuất 1 tấn sản phẩm loại I và 3 tấn sản phẩm loại II.
+ Vận dụng 5
Gọi lần lượt là số xe loại và . Khi đó, số tiền cần bỏ ra để thuê xe là 
Ta có xe loại chở được người và tấn hang; xe loại chở được người và tấn hàng.
Suy ra xe loại và xe loại chở được người và tấn hàng.
Ta có hệ bất phương trình sau: 
Bài toán trở thành tìm giá trị nhỏ nhất của trên miền nghiệm của hệ .
Miền nghiệm của hệ là tứ giác (kể cả bờ) 
Ta có .
Suy ra nhỏ nhất khi 
Như vậy để chi phí thấp nhất cần thuê 5 xe loại và 4 xe loại . Chọn A.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_10_chuong_4_bat_dang_thuc_bat_phuong_trin.doc