Đề thi đề xuất - Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi lớp 10 - Môn thi: Sinh học

Đề thi đề xuất - Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi lớp 10 -  Môn thi: Sinh học

Câu 1: (3,5 điểm)

a. Việc đặt tên khoa học cho mỗi loài sinh vật dựa trên những nguyên tắc nào?

Dựa vào nguyên tắc đó hãy xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài cà chua Solanum lycopesium và loài khoai tây Solanum tuberosum.

b. Tại sao nói tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống?

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất? vì sao?

b. Dựa vào những đặc điểm nào trên tiêu bản để nhận biết tế bào động vật, tế bào thực vật?

c. Một loại bào quan nào trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng.

d. Vì sao ti thể được xem là bào quan “bán tự trị”?

Câu 3:(2,0 điểm)

Trên bàn thí nghiệm có sẵn 1 cốc hạt ngô đã ủ 1 ngày, phẩm nhuộm cacmin indigo 0,2%; nước cất; đèn cồn và diêm; kính hiển vi; kim mũi mác; phiến kính và lá kính; đĩa kính; lưỡi dao cạo.

a. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng tỏ tính thấm của tế bào.

b. Nhận xét kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.

 

doc 3 trang ngocvu90 5390
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất - Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi lớp 10 - Môn thi: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đề thi đề xuất
2. Kỳ thi: Chọn học sinh giỏi lớp 10
3. Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 180 phút
4. Đơn vị: Trường THPT B Thanh Liêm
5. Nội dung đề thi
Câu 1: (3,5 điểm)
a. Việc đặt tên khoa học cho mỗi loài sinh vật dựa trên những nguyên tắc nào?
Dựa vào nguyên tắc đó hãy xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài cà chua Solanum lycopesium và loài khoai tây Solanum tuberosum.
b. Tại sao nói tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất? vì sao?
b. Dựa vào những đặc điểm nào trên tiêu bản để nhận biết tế bào động vật, tế bào thực vật?
c. Một loại bào quan nào trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng.
d. Vì sao ti thể được xem là bào quan “bán tự trị”?
Câu 3:(2,0 điểm)
Trên bàn thí nghiệm có sẵn 1 cốc hạt ngô đã ủ 1 ngày, phẩm nhuộm cacmin indigo 0,2%; nước cất; đèn cồn và diêm; kính hiển vi; kim mũi mác; phiến kính và lá kính; đĩa kính; lưỡi dao cạo.
a. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng tỏ tính thấm của tế bào.
b. Nhận xét kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
Câu 4:(3,0 điểm)
Trong những nhận đinh sau đây, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai?
a. Nitragin và Azotobacterin là những kháng sinh mới được tạo ra từ xạ khuẩn.
b. Vi nấm chỉ sinh sản bằng bào tử.
c. Trong tế bào chất của các vi sinh vật, đều có các bào quan tương tự nhau: riboxom, ti thể, bộ máy gongi, mạng lưới nội chất.
d. Khi lên men rượu, không nên mở nắp bình rượu ra xem.
e. Vi sinh vật là nhóm phân loại quan trọng trong hệ thống phân loại sinh học.
f. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
Câu 5: (4,5 điểm)
a. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính enzim bằng cách nào?
b. Hô hấp nội bào gồm mấy giai đoạn? Vị trí xảy ra của mỗi giai đoạn?
c. Phân biệt pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở cây xanh?
Câu 6: (2,0 điểm)
ADN có những đặc tính gì giúp nó thực hiện đươc chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?
Câu 7: (3,0 điểm)
Một loài ruồi có bộ NST lưỡng bội 2n= 12.
a. Xét 5 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Tất cả các tế bào con đều thâm gia giảm phân tạo giao tử. Tính số giao tử được tạo ra.
b. Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho các tế bào tại mỗi vùng: sinh sản, tăng trưởng, chín.
 -------------HẾT---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3,5đ)
a. Tên khoa học của mỗi loài sinh vật được đặt theo nguyên tắc tên Latinh, tên kép nghĩa là tên có ít nhất 2 từ. 0,5đ
- Từ thứ nhất là chỉ tên chi của loài đó, được viết hoa. Ví dụ: Solanum. 0,5đ
- Từ thứ 2 là tên loài- nghĩa là từ chỉ đặc điểm của loài( màu sắc, kích thước, nơi phát hiện, người phát hiện...). 0,5đ
- Dựa vào tên khoa học của cà chua và khoai tây thì có thể xá định được mối quan hệ họ hàng gần gũi của 2 loài này là cùng chi Solanum. 0,5đ
b. Tế bào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, vì: 
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. 0,5đ
- Mọi hoạt động sống( chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,....) đều diễn ra ở tế bào. 0,5đ
- Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng. 0,5đ
Câu 2:(2,0đ)
a. Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất. Vì: tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn, tế bào mang bệnh, tế bào già, tế bào bị tổn thương. 0,5đ
b. 0,5đ
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
- Thành tế bào cứng, thường có góc cạnh, hình dạng ổn định.
- Thường không có hình dạng ổn định, dạng hình cầu.
- Không bào lớn, làm cho nhân bị ép sát màng sinh chất.
- Không bào nhỏ hay không có, nhân thường ở trung tâm.
- Có lục lạp, thiếu trung thể
- Có trung thể, thiếu lục lạp.
c. Bào quan đó là không bào. Tế bào thực vật có không bào trung tâm lớn, hút nước và gia tăng kích thước làm cho tế bào trương lên. Do đó tế bào nhanh chóng tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp nên các chất cân thiết. 0,5đ
d. Ti thể được xem là bào quan “bán tự trị” vì:
- Có chứa ADN, ARN các loại và riboxom riêng.
- Ti thể có hệ tổng hợp riêng của mình.
- Nhiều loại protein của ti thể được tổng hợp từ lưới nội chất hạt trong tế bào theo mã của gen trong NST của nhân. 0,5đ
Câu 3:(2,0đ)
a. Thiết kế thí nghiệm chứng tỏ tính thấm của tế bào:
- Dùng kim mũi mác tách 10 phôi từ hạt ngô. Lấy 5 phôi cho vào ống nghiệm, đun sôi cách thuỷ 5 phút. Sau đó, đem cả phôi chưa đun và đun cách thuỷ ngâm vào thuốc nhuộm cacmin indigo 0,2% khoảng 2 giờ. 0,5đ
- Sau đó rửa sạch phôi, dùng dao cạo cắt phôi thành các lát mỏng, đặt lát cắt lên phiến kính trong 1 giọt nước cất, đậy lá kính rồi quan sát dưới kính hiển vi. 0,5đ
b. Nhận xét kết quả và rút ra nhận xét:
- Nhận xét: các lát phôi sống không nhuộm màu, còn phôi bị đun cách thuỷ( đã chết phôi) nhuộm màu thuốc nhuộm. 0,5đ
- Kết luận:
Phôi sống do màng sinh chất có khả năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Phôi chết màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu. 0,5đ
Câu 4:(3,0đ) mỗi ý đúng 0,5đ.
a. Sai. Nitragin và Azotobacterin là phân bón vi sinh.
b. Sai. Vi nấm sinh sản bằng nảy chồi, phân đôi và tạo bào tử, ngoài ra còn sinh sản hữu tính.
c. Sai. Chỉ có riboxom là có mặt trong tất cả các tế bào vi sinh vật.
d. Đúng. Vì lên men rượu có sự tham gia của nấm men. Nấm men là vi sinh vật kị khí không bắt buộc. Khi không có oxi, nấm men gây nên hiện tượng lên men rượu, biến gluco thành CO2 và rượu etilic. Khi có đủ oxi, nấm men oxi hoá gluco thành CO2 và H2O mà không tạo rượu làm cho rượu bị nhạt.
e. Sai. Vi sinh vật chỉ là tập hợp những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
f. Sai. Nấm và một số loại tế bào động vật cũng có thành tế bào.
Câu 5:(4,5đ)
a. Cách tự điều chỉnh: mỗi ý 0,5đ
- Thay đổi pH môi trường.
- Sử dụng chất ức chế.
- Sử dụng chất hoạt hoá.
- Giảm nồng độ enzim.
b. Hô hấp nội bào gồm 3 giai đoạn chính. 0,5đ
Vị trí xảy ra: 1,0đ
+ Đường phân: xảy ra ở tế bào chất.
+ Chu trình Crep: xảy ra ở chất nền ti thể.
+ Chuỗi chuyền electron: xảy ra ở màng trong ti thể.
c. Phân biệt: 1,5đ
Pha sáng
Pha tối
- Xảy ra ở màng tilacoit, cần ánh sáng.
- Nguyên liệu: nước, NADP+, ADP.
- Sản phẩm: NADPH, ATP, O2.
- Xảy ra trong chất nền lục lạp, khi có hoặc không có ánh sáng.
- Nguyên liệu: ATP, CO2, NADPH.
- Sản phẩm: chất hữu cơ, NADP+, ADP, nước.
Câu 6:(2,0đ) mỗi ý đúng 0,5đ
Có khă năng lưu trữ thông tin ở dạng bền vững dưới dạng bộ ba cần cho việc cấu tạo, sinh sản và hoạt động của tế bào.
Có khả năng sao chép chính xác để thông tin di truyền có thể được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thông tin chứa đựng trong ADN được dung để tạo ra các phân tử ARN, protein thông qua quá trình phiên mã, dịch mã.
Có khả năng biến đổi (đột biến) với tần số thấp.
Câu 7:(3,0đ)
a. Số giao tử: - Số tế bào con sinh ra qua nguyên phân: 5* 24= 80. 0,5đ
+ Nếu là các tế bào sinh tinh, số giao tử tạo thành là: 80*4= 320. 0,5đ
+Nếu là các tế bào sinh trứng, số giao tử tạo ra là: 80*1= 80. 0,5đ
b. Số NST đơn môi trường cung cấp:
- Tại vùng sinh sản: 5*(24-1)*12= 900. 0,5đ
- Tại vùng tăng trưởng: vùng này không xảy ra phân bào. Do đó, số NST cần được môi trường cung cấp là 0. 0,5đ
- Tại vùng chín: 80*12= 900. 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_de_xuat_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_10_mon_thi_sinh.doc