Đề ôn kiểm tra học kỳ 1 - Môn Hóa học lớp 10 - Gv soạn: Trần Thị Quyên

Đề ôn kiểm tra học kỳ 1 - Môn Hóa học lớp 10 - Gv soạn: Trần Thị Quyên

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Vỏ nguyên tử được tạo nên từ các hạt

A. electron B. proton và nơtron C. electron và proton D. electron, proton và nơtron

Câu 2: Số oxi hóa của nitơ trong: NH4+ ; N2O ; NO2 lần lượt là:

A. +5; +3; -3 B. -3; +1; +4 C. +4; +2; +4 D. -3; +4; +4

Câu 3: Cho nguyên tử clo: . Tổng số hạt proton và nơtron của nguyên tử trên là

A. 35 B. 17 C. 52 D. 18

Câu 4: Hai nguyên tử nào là đồng vị của cùng một nguyên tố:

A. và B. và C. và D. và

Câu 5: Cho độ âm điện của Ba và Cl lần lượt là: 0,89 và 3,16. Vậy loại liên kết trong hợp chất BaCl2 là:

A. Liên kết cộng hóa trị không cực B. Liên kết cộng hóa trị có cực

C. Liên kết ion D. Liên kết kim loại

Câu 6: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử:

A. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 B. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

C. 2HgO 2Hg + O2 D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Câu 7: Nguyên tố Y ở chu kì 2, nhóm VIIA. Vậy cấu hình electron của anion Y- là

A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p4

 

doc 2 trang ngocvu90 4690
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ 1 - Môn Hóa học lớp 10 - Gv soạn: Trần Thị Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gv soạn: Trần Thị Quyên
ĐỀ ÔN KIỂM TRA HỌC KỲ 1- ĐỀ 1
Năm học 2020-2021
Môn: Hóa Học Lớp: 10 
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Vỏ nguyên tử được tạo nên từ các hạt
A. electron	B. proton và nơtron	C. electron và proton 	D. electron, proton và nơtron
Câu 2: Số oxi hóa của nitơ trong: NH4+ ; N2O ; NO2 lần lượt là:
A. +5; +3; -3	B. -3; +1; +4	C. +4; +2; +4	D. -3; +4; +4
Câu 3: Cho nguyên tử clo: . Tổng số hạt proton và nơtron của nguyên tử trên là
A. 35	B. 17	C. 52	 	D. 18
Câu 4: Hai nguyên tử nào là đồng vị của cùng một nguyên tố:
và 	B. và 	C. và 	D. và 
Câu 5: Cho độ âm điện của Ba và Cl lần lượt là: 0,89 và 3,16. Vậy loại liên kết trong hợp chất BaCl2 là: 
A. Liên kết cộng hóa trị không cực	B. Liên kết cộng hóa trị có cực	
C. Liên kết ion	D. Liên kết kim loại
Câu 6: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử:
A. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3	B. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O	
C. 2HgO 2Hg + O2	D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 7: Nguyên tố Y ở chu kì 2, nhóm VIIA. Vậy cấu hình electron của anion Y- là 
A. 1s22s22p63s1	B. 1s22s22p5	C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p4
Câu 8: Chỉ ra nội dung đúng khi nói về sự biến thiên tính chất của nguyên tố trong cùng một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Tính kim loại giảm dần	B. Độ âm điện tăng dần
C. Tính phi kim giảm dần	D. Bán kính nguyên tử giảm dần
Câu 9: Trong bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì?
A. 3	B. 4	C. 6	D. 7
Câu 10: Lớp M (n=3) chứa tối đa	A. 2e	B. 8e	C. 18e	D. 32e
Câu 11: Cho nguyên tử X (Z=19). X là nguyên tố
A. Kim loại	B. Phi kim	C. Khí hiếm D. Không xác định được
Câu 12: Hãy chọn câu đúng khi nói về hóa trị của Ca trong CaCl2 :
A. Ca có điện hóa trị là 2+.	B. Ca có cộng hóa trị là 4+. C. Ca có cộng hóa trị là 2.	D. Ca có cộng hóa trị là 4.
Câu 13: Nguyên tử A có cấu hình electron: 1s22s22p5. Công thức hợp chất khí của A với hidro là 
A. AH3	B. AH2	C. AH	D. A2H5
Câu 14: Hạt nhân nguyên tố nào có số hạt nơtron là 16
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 15: Trong phân tử nào sau đây chỉ tồn tại liên kết đơn : N2, O2, F2, CO2 ?
A. N2	B. O2	 C. CO2	 D. F2
II/ PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Cho các hợp chất NH3 và CaCl2.
a/ Hợp chất nào có chứa liên kết ion? Hãy viết quá trình hình thành hợp chất đó?
b/ Hợp chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị? Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo?
Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tổng số hạt electron, proton và nơtron là 34 hạt.
a/ Viết cấu hình electron của nguyên tử X? 
b/ Xác định số hiệu nguyên tử số khối A? Viết kí hiệu nguyên tử X?
c/ Hòa tan hoàn toàn m gam X vào một lượng nước dư, thấy thoát ra 8,96 lit khí không màu (ở đktc). Tính giá trị của m?
Câu 3: Hợp chất khí đối với hiđro của một nguyên tố R có công thức RH2, oxit cao nhất của nguyên tố R chứa 40% khối lượng của R. Xác định nguyên tố R?
Câu 4: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, dư, thu được Fe2(SO4)3, H2O và 3,36 lít khí SO2 (đktc) là chất khử duy nhất. Tính giá trị của m?
Gv soạn: Trần Thị Quyên 
ĐỀ ÔN KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - ĐỀ 2
Năm học 2020-2021
Môn: Hóa Học Lớp: 10 
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Nguyên tố Y có điện tích hạt nhân là 17+. Số khối là 35. Số nơtron là 
	A. 42 	B. 18	C. 35	 	D. 17	
Câu 2: Trong các hiđroxit dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. Mg(OH)2.	B. LiOH.	C. Al(OH)3.	D. NaOH.
Câu 3. Trong phân tử CO2, cacbon có 
	A. điện hoá trị là 2+ 	B. điện hoá trị là 4+	C. cộng hoá trị là 2 	D. cộng hoá trị là 4 
Câu 4. Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? 
	A. Điện tích hạt nhân 	B. Tính kim loại, tính phi kim 	
	C. Số electron lớp ngoài cùng 	D. Độ âm điện 
Câu 5: Cho các phản ứng dưới đây:
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Phản ứng mà HCl đóng vai trò là chất khử là A. (1).	B. (1) và (2).	C. (3).	D. (2).
Câu 6. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Oxit cao nhất của nguyên tố R là
	A. R2O3 	B. RO2	C. R2O5	D. RO3	
Câu 7. Trường hợp nào sau đây các chất đều tồn tại liên kết ion? 
	A. NaCl, K2O, MgO 	B. ZnCl2, Cl2, NH3 	C. Cl2, CaCl2, N2	D. MgO, H2S, Cl2 
Câu 8. Ion có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là 
	A. chu kì 2, nhóm VA	 	B. chu kì 2, nhóm VIIA 
	C. chu kì 3, nhóm IA 	D. chu kì 2, nhóm VIIIA . 
Câu 9. Cho các phản ứng sau:
(1). 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2	(2). CaO + H2O → Ca(OH)2
(3). Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2	(4). H2 + Cl2 → 2HCl 
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử? 
	A. (1) 	B. (4) 	C. (3 )	D. (2) 
Câu 10: Hạt mang điện tích âm cấu tạo nên nguyên tử là
A. proton.
B. hạt nhân. 
C. nơtron.
D. electron.
Câu 11: Liên kết hóa học được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu gọi là 
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết ion.
C. liên kết kim loại.
D. liên kết hiđro.
Câu 12: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố d?
A. 7Z.	B. 21X.	C. 19Y.	D. 13T.
Câu 13: X là nguyên tố phi kim có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị với hiđro. Số nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên là	A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 14. Số oxi hoá của Cl trong phân tử HClO, HCl, KClO3 lần lượt là 
A. +1, -1, +5 B. +1, +1, +5 	C. -1, +1, +1 	D. -1, +1, +5 
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 7; 8.	B. 5; 6.	C. 1; 2.	D. 7;9.
II/ PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: Cl2; HClO; NH3; CO2
Câu 2: Nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 19 hạt. Trong nhân, số hạt không mang điện hơn số hạt mang điện 1 hạt.
a/ Xác định số e, số p, số n, số khối A?
b/ Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn? Nêu tính chất hóa học cơ bản của R?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,75g kim loại X vào 300ml dung dịch HCl 1M, thấy thoát ra 2,8 lit khí (ở đktc). Xác định kim loại X và nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng? Biết thể tích dung dịch không thay đổi.
Câu 4: Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron?
a/ KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O.	b/ MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
c/ KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.	d/ K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_hoa_hoc_lop_10_gv_soan_tran_thi.doc