Đề kiểm tra chat luong học kỳ I môn Vật lý – lớp 10

Đề kiểm tra chat luong học kỳ I môn Vật lý – lớp 10

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 120°. Độ lớn của hợp lực là

 A. 60 N. B. 90 N. C. 30N. D. 15 N

Câu 2: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn

 A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.

 C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

 A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.

Câu 4: Hai lực F1 = F2 hợp với nhau một góc α. Hợp lực của chúng có độ lớn

 A. F = F1 + F2 B. F = F1 – F2 C. F = 2F1cos α D. F = 2F1cos (α/2)

Câu 5: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

 A. 40 N. B. 20 N. C. 2 N D. 100 N

Câu 6: Quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực của bóng tác dụng lên tường

 A. 700 N B. 550 N C. 450 N D. 350 N

 

doc 2 trang ngocvu90 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chat luong học kỳ I môn Vật lý – lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT PHUC LOI 
ĐỀ KIỂM TRA CHAT LUONG HỌC KỲ I 
Môn: Vật lý – Lớp 10
Thời gian làm bài: 50 phút; 
Họ và tên: 
Mã đề thi 001
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 
Câu 1: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 120°. Độ lớn của hợp lực là
	A. 60 N.	B. 90 N.	C. 30N.	D. 15 N
Câu 2: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn
	A. tác dụng vào cùng một vật.	B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
	C. không bằng nhau về độ lớn.	D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
	A. trọng lương.	B. khối lượng.	C. vận tốc.	D. lực.
Câu 4: Hai lực F1 = F2 hợp với nhau một góc α. Hợp lực của chúng có độ lớn
	A. F = F1 + F2	B. F = F1 – F2	C. F = 2F1cos α	D. F = 2F1cos (α/2)
Câu 5: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là
	A. 40 N.	B. 20 N.	C. 2 N	D. 100 N
Câu 6: Quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực của bóng tác dụng lên tường
	A. 700 N	B. 550 N	C. 450 N	D. 350 N
Câu 7: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc là
	A. 1,5 m/s².	B. 2 m/s².	C. 4 m/s².	D. 8 m/s².
Câu 8: Với các quy ước thông thường trong SGK, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức
	A. g = 	B. g = 	C. g = 	D. g = 
Câu 9: Đơn vị đo hằng số hấp dẫn
	A. kg m / s²	B. Nm² / kg²	C. m / s².	D. N m / s
Câu 10: Một vật khối lượng 10 kg ở trên mặt đất có gia tốc rơi tự do go = 10 m/s². Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R: bán kính Trái Đất) thì có trọng lượng là
	A. 100 N.	B. 50 N.	C. 25 N.	D. 10 N.
Câu 11: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực đàn hồi bằng 5N. Khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của lò xo là
	A. 22cm	B. 28cm	C. 40cm	D. 48cm
Câu 12: Người ta treo một vật có khối lượng 0,3kg vào đầu dưới của một lò xo, đầu trên cố định, thì lò xo dài 31 cm. Khi treo thêm một vật 200g nữa thì lò xo dài 33 cm. Lấy g = 10 m/s². Độ cứng của lò xo là
	A. 80 N/m	B. 10 N/m	C. 100 N/m	D. 150 N/m
Câu 13:Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm xa của vật 18m. Tính vo. Lấy g = 10m/s².
	A. 19 m/s	B. 13,4 m/s	C. 10 m/s	D. 3,16 m/s
Câu 14: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu khối lượng của vật đó giảm 2 lần thì hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
	A. tăng 2 lần.	B. tăng 4 lần.	C. giảm 2 lần.	D. không đổi.
Câu 15: Một ôtô có khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt dạng cung tròn với tốc độ là 36km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10m/s². Áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất là
	A. 11 950 N	B. 11 760 N	C. 14 400 N	D. 9 600 N
Câu 16: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ vo = 10 m/s từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều vận tốc đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Lấy g = 10 m/s² Phương trình quỹ đạo của vật là
	A. y = 10t + 5t²	B. y = 5x	C. y = 0,05x²	D. y = 0,1x² + 5x
Câu 17: Công thức cộng vận tốc:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 18: Khi khoảng cách giữa hai vật tăng lên gấp 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:
A. Giảm 3 lần.	B. Tăng 3 lần.	C. Tăng 9 lần.	D. Giảm 9 lần.
Câu 19: Một chất điểm chuyển động theo phương trình: x = 2t2 + 10t + 20 (m,s). Quãng đường chất điểm đi được trong giây thứ 4 là:
A. 92 m	B. 72 m	C. 24 m	D. 44 m
Câu 20: Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2.
A. y = 0,1x2	B. y = 0,05 x2	C. y = 10t + 10t2	D. y = 10t + 5t2
II. TỰ LUẬN: ( 5điểm)
 Bai 1. Một vật có khối lượng m = 2kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo cùng phương với phương chuyển động của vật và có độ lớn là 20N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là m = 0,3. Lấy g = 10m/s2. 
a) Tính gia tốc của vật.
b) Tính vận tốc và quãng đường vật đi được sau 3s chuyển động?
c) Lực kéo phải thay đổi như thế nào để vật chuyển động thẳng đều? 
Bai 2. Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi treo vào đầu dưới lò xo vật khối lượng thì chiều dài lò xo bằng 25 cm, còn khi treo vật thì chiều dài bằng 28 cm. Lấy 
 a) Tìm chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo.
 b) Vẽ đồ thị lực đàn hồi của lò xo theo chiều dài lò xo thay đổi từ 12 cm đến 28 cm. 
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_10.doc