Đề cương ôn tập Hóa học 8 - Chương I: Công thức hóa học và hóa trị - Phạm Thị Kim Huệ

Đề cương ôn tập Hóa học 8 - Chương I: Công thức hóa học và hóa trị - Phạm Thị Kim Huệ

I. Lý thuyết:

1. Công thức hóa học:

1.1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax

- Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn: x = 1. VD: Cu, Ag, Fe, Ca, C, S,

- Với các phi kim ở trạng thái khí, thường: x= 2. VD: O2; Cl2; H2; N2; .

1.2. Công thức hóa học của hợp chất: AxByCz .

1.3. Ý nghĩa của công thức hóa học:

- Nguyên tố nào tạo ra chất.

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.

- Phân tử khối của chất.

2. Hóa trị:

2.1. Cách xác định:

- Quy ước: Hóa trị của hiđro là I; hóa trị của oxi là II.

- Ví dụ: HCl (axit clohiđric) – Clo có hóa trị I;

NaOH (Natri hiđroxit) – hóa trị của nhóm OH là I

H2SO4 (axit sunfuric) – hóa trị của nhóm SO4 là II (mẹo: nhóm SO4 liên kết với 2 nguyên tử hiđro nên SO4 có hóa trị II).

2.2. Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

 

docx 3 trang yunqn234 7420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học 8 - Chương I: Công thức hóa học và hóa trị - Phạm Thị Kim Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ HÓA TRỊ
Lý thuyết:
Công thức hóa học:
Công thức hóa học của đơn chất: Ax
Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn: x = 1. VD: Cu, Ag, Fe, Ca, C, S,
Với các phi kim ở trạng thái khí, thường: x= 2. VD: O2; Cl2; H2; N2; .
Công thức hóa học của hợp chất: AxByCz .
Ý nghĩa của công thức hóa học:
Nguyên tố nào tạo ra chất.
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
Phân tử khối của chất.
Hóa trị:
Cách xác định:
Quy ước: Hóa trị của hiđro là I; hóa trị của oxi là II.
Ví dụ: HCl (axit clohiđric) – Clo có hóa trị I; 
NaOH (Natri hiđroxit) – hóa trị của nhóm OH là I
H2SO4 (axit sunfuric) – hóa trị của nhóm SO4 là II (mẹo: nhóm SO4 liên kết với 2 nguyên tử hiđro nên SO4 có hóa trị II).
Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Vận dụng:
Tính hóa trị của một nguyên tố:
Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị
Viết công thức dạng chung 
Áp dụng QTHT: a.x = b.y
Rút ra tỉ lệ xy=ba (tối giản phân số)
Viết CTHH.
Cách ghi nhớ hóa trị:
Hóa trị I: H, Br, Hg, Ag, Na, Cl, K, Li. → Đọc là: Hết Bạc Na Lo Kiếm Liền
Hóa trị II: Mg, Ca, Ba, Pb, Cu, Hg, Fe, Zn, Be, O. → Đọc là: Mẹ Cản Ba Phá Cửa hàng Sắt Kẽm
Hóa trị III: Al và Fe
Hóa trị IV: Si
Nhóm có nhiều hóa trị:
Cacbon: IV, II
Chì: II, IV
Crom: III, II
Nito: III, II, IV
Photpho: III, V
Lưu huỳnh: IV, II, VI
Mangan: IV, II, VII
Bài tập vận dụng:
Dạng 1: Viết CTHH, nêu ý nghĩa CTHH, tính phân tử khối
Câu 1: Viết công thức hóa học, gọi tên và tính phân tử khối của các hợp chất được hình thành bởi:
a, 1C và 4H	b, 1C và 2 O	c, 1N và 3H	d, 1Ca và 1O	e, 1K, 1Mn và 4 O	f, 1Cu, 1S và 4 O
Câu 2: Nêu ý nghĩa công thức hóa học của các phân tử các chất sau, tính phân tử khối của chúng:
ZnCl2
H2SO4
CuSO4
CO2
HNO3
Al2O3.
Dạng 2: Bài tập hóa trị
Câu 3: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau :
Si (IV) và H
P (V) và O
Fe (III) và Br (I)
Ca và N (III)
Ba và O
Ag và O
H và F (I)
Ba và nhóm (OH)
Al và nhóm (NO3)
Cu (II) và nhóm (CO3)
Na và nhóm (PO4) 
Mg và nhóm (SO4)
Câu 4: Tìm hóa trị của các nguyên tố sau, biết:
S hóa trị II, K2S, MgS, Cr2S3, CS2
Cl hóa trị I: KCl, HCl, BaCl2, AlCl3.
Fe2O3, CuO, N2O3, SO4.
NH3, C2H2, HBr, H2S.
Nhóm CO3 và SO4 hóa trị II : ZnCO3, BaSO4, Li2CO3, Cr2(SO4)3.
Nhóm NO3 và OH hóa trị I : NaOH, Zn(OH)2, AgNO3, Al(NO3)3.
Câu 5: Tìm CTHH sai, nếu sai sửa lại, trong các chất sau:
AlCl4, Al2O3, Al(OH)2, Al3(SO4)2.
FeCl3, CaOH, KSO4, S2O6.
ZnOH, Ag2O, NH4, N2O5, MgO.
CaNO3, CuCl, Al2(CO3)3, BaO.
Na2SO4, C2H4, H3PO4, Cr2O4.
Câu 6: Biết hóa trị của K(I), H(I) và Ca(II), tính hóa trị của nhóm nguyên tử (SO4); (H2PO4); (PO4); (CrO4); (CO3) trong các hợp chất sau: H2CrO4; Ca9H2PO4)2; K3PO4; K2CO3; H2SO4; CaCO3.
Câu 7: Xác đinh hóa tri của các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của oxi là II:
CO2; SO3; FeO; Fe2O3; Mn2O7; SiO; Hg2O; MnO; CuO; N2O3; Al2O3
Câu 8*: Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XO4) hóa trị III. Biết rằng phân tử A nặng bằng phân tử H2SO4.
a. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố X
b. Viết tên, kí hiệu hóa học của A và công thức hóa học của A
Câu 9*: Hợp chất của nguyên tố X có hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó X chiếm 53% về khối lượng. a, Tìm nguyên tử khối, viết kí hiệu hóa học và tên nguyên tố X.
b, Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất.
B. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Cho một số công thức hóa học: MgCl, Ba3(SO4)2, Na2O, KCO3, HSO4. Số công thức hóa học viết sai?
2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 2: Công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ: 
NO2	B. NO	C. N2O	D. N2O5
Câu 3: Công thức hóa học được tạo bởi Fe (III) và O là:
FeO	B. Fe3O4	C. Fe2O3	D. Fe3O2
Câu 4: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al :
 I	B. II	C. III	D. IV
Câu 5: Cho công thức hóa học của X với oxi XO, YH3 vậy công thức của hợp chất giữa X và Y là:
	A . XY	B. X2Y3	C. X3Y2	D. X2Y
Câu 6: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH)3. Phân tử khối của oxit là 78. Nguyên tử khối của M là:
A. 24 	 B. 27 	 C. 56 D. 64 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoa_hoc_8_chuong_i_cong_thuc_hoa_hoc_va_hoa.docx