Đề cương ôn tập chuong 1 Vật lí 10 – Chương trình cơ bản – Gv: Phạm Bá Thành

Đề cương ôn tập chuong 1 Vật lí 10 – Chương trình cơ bản – Gv: Phạm Bá Thành

A. LÍ THUYẾT:

I. Chuyển động cơ – Chất điểm

1. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

2. Chất điểm: Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.

3. Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.

1. Vật làm mốc và thước đo

- Vật làm mốc là vật thường cố định, và gắn với gốc tọa độ.

- Thước đo để đo độ dài đoạn đường của vật đi được.

 

doc 19 trang ngocvu90 10041
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập chuong 1 Vật lí 10 – Chương trình cơ bản – Gv: Phạm Bá Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LÍ THUYẾT:
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm: Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.
3. Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
- Vật làm mốc là vật thường cố định, và gắn với gốc tọa độ.
- Thước đo để đo độ dài đoạn đường của vật đi được.
2. Hệ toạ độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng)
- Toạ độ của vật ở vị trí M : x = 
	0	 	 M 	 	 x+
b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng)
- Toạ độ của vật ở vị trí M : 	y+
+ Ngang: x = 	 	
	Y	 M
 + Dọc: y = 	
	0
	x	x+
III. Chuyển động thẳng đều
1. Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
2. Tốc độ trung bình.
- Biểu thức: (m/s)
- Vận tốc trong chuyển động thẳng đều: v = vtb = s/t
3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.
- Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Chú ý: x0 = 0A: là vị trí lúc ban đầu của vật; x = 0M là vị trí ở thời gian lúc sau của vật. 
- Quãng đường đi được của vật trong thời gian t là: s = AM = x - x0
- Hệ tọa độ:
	0	 A	 M	x+
	 x0	xt
 - Biểu thức: s = vtbt = vt
4. Phương trình chuyển động: x = xo + s = xo + vt
Chú ý: Với: xo là tọa độ ban đầu; v là vận tốc vật chuyển động
+ v > 0: vật chuyển động cùng chiều dương.
+ v < 0: vật chuyển động ngược chiều dương.
5. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. 
- Hệ toạ độ 2 trục 0x và 0y vuông góc. 	 x+ (m)
- Toạ độ của vật ở vị trí M : 	
+ trục Ngang: 0t trục biểu thị thời gian (s,h) 	
+ trục Dọc: 0x trục biểu thị vị trí vật (m,km)	
- Từ pt cđtđ: x=x0+vt ta vẽ đồ thị hình bên.
- Đồ thị chuyển động thẳng đều là đường thẳng 	 	 0	 	 t+(s)
IV. Chuyển động thẳng biến đổi đều. Vận tôc tức thời.
1. Vận tốc tức thời vt 
- Vận tốc tức thời là vận tốc của vật tại một thời điểm ta đang xét.
2. Véc tơ vận tốc tức thời.
- Điểm đặt trên vật.
- Hướng cùng với hướng chuyển động của vật. 0 x 	x+ 
- Độ lớn của vận tốc tức thời: vt = (m/s)
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều là vật chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian.
 - Vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian gọi là chuyển động nhanh dần đều.
 - Vận tốc tức thời giảm dần đều theo thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều.
4. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
 a) Khái niệm gia tốc: là đại lượng xác định bẳng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và thời gian biến thiên đó.
- Biểu thức độ lớn: a = (m/s2)
 Với : Dv = v – vo ; Dt = t – to
 - Nếu chọn chiều dương cùng chiều chuyển động thì đối với chuyển động thẳng nếu:
+ NDĐ: a > 0.
+ CDĐ: a < 0
 b) Véc tơ gia tốc.
- Nếu chọn chiều dương cùng chiều chuyển động thì đối với chuyển động thẳng nếu:
+ NDĐ: 	0 vật	x+ 	 0	 	 vật	 x+
+ CDĐ: 
5. Vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.
 a) Công thức tính vận tốc : v = vo + at
6. Đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều: s = vot + at2
7. Công thức liên hệ giữa a, v và s của chuyển động thẳng biến đổi đều: v2 – vo2 = 2as
8. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều: x = xo + vot + at2
9. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Hệ toạ độ 2 trục 0x và 0y vuông góc. v+ (m/s)	 v+ (m/s)
- Toạ độ của vật ở vị trí M : 	 vt v0
+ trục Ngang: 0t trục biểu thị thời gian (s,h) 	
+ trục Dọc: 0v trục biểu thị vận tốc (m/s,km/h)	
- Đồ thị: 	 v0	+ Nếu a>0 là đt đi lên.	a>0	a<0	
	+ Nếu a<0 là đt đi xuống.	 0	t(s)+	 0	vt t(s)+
V. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.
1. Sự rơi của các vật trong không khí.
+ Trong không khí không phải các vật nặng nhẹ khác nhau thì rơi nhanh chậm khác nhau.
+ Yếu tố quyết định đến sự rơi nhanh chậm của các vật trong không khí là do lực cản không khí lên vật và trọng lực tác dụng lên vật.	 0 (v0=0)	
2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).
 - Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. 
a. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.	 
+ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng .
+ Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.
+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.	 y+	
b. Các công thức của chuyển động rơi tự do: v = gt ; 	h = ; ; 	v2 = 2gh
c. Gia tốc rơi tự do.
+ Tại một nơi trên nhất định trên mặt Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g có giá trị không đổi là: g = 9,8m/s2 , hoặc làm tròn: g = 10m/s2.
VI. Chuyển động tròn đều.	 M	
1. Chuyển động tròn là vật chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn: 	 	 
3. Chuyển động tròn đều là vật chuyển động có quỹ đạo tròn 	 0	a 	 x+	
Và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
4. Tốc độ dài: v = = hằng số. 
- Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi.
- Véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
- Trong chuyển động tròn đều véc tơ vận tốc có phương luôn luôn thay đổi.
- Biểu thức vector: = 
5. Tần số góc, chu kì, tần số.
 a) Tốc độ góc.
 - Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quay quét được trong một đơn vị thời gian.
 - Biểu thức: = hằng số (rad/s)
 “Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi”.
b) Chu kì.
 - Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.
 - Biểu thức: T = (s)
 c) Tần số.
- Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.
 - Biểu thức: f = (vòng/s) hoặc (Hz).
 d) Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = rw
6.Véc tơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.
- Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. 
 - Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
- Độ lớn của gia tốc hướng tâm: aht = 
VI. Tính tương đối của chuyển động. Cộng vận tốc.
 1.Tính tương đối của quỹ đạo: Hình dạng quỹ đạo chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau - quỹ đạo có tính tương đối.
 2.Tính tương đối của vận tốc: Vận tốc của vật đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau - vận tốc có tính tương đối.
 3. Công thức cộng vận tốc
a, Trường hợp các vận tốc cùng phương , cùng chiều 
 +
 (1)
Trong đó:
 + 1 ứng với vật chuyển động
 + 2 ứng với hệi quy chiếu chuyển động
 + 3 ứng với hệ quy chiếu đứng yên
	v13 = v12 + v23
b, Trường hợp vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo.
 +
 |v1,3| = |v1,2 - v2,3|
Kết luận: Công thức (1) là công thức cộng vận tốc. Vận tốc tuyệt đối bằng tổng véc tơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
c. Trường hợp các vận tốc vuông góc: 
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Dạng 1. Tính tốc độ trung bình và quãng đường đi được
Bài 1. Một ô tô chuyển động nữa đoạn đường đầu tiên với vận tốc 12 km/h, nữa đoạn đường còn lại chuyển động với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian trên.
Bài 2. Một ô tô chuyển động trong 1/3 quãng đường đầu tiên với vận tốc 30 km/h, 1/3 quãng đường kế tiếp với vận tốc 20 km/h, phần còn lại ô tô chuyển động với vận tốc 10 km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động.
Bài 3. Một ô tô chuyển động trong 50 km đầu với vận tốc 25 km/h, 70 km còn lại ô tô chuyển động với vận tốc 35 km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt quãng đường đó.
Bài 4. Một ô tô chuyển động trong 5 giờ, biết trong hai giờ đầu ô tô chuyển động với vận tốc 60 km/h, 3 giờ còn lại ô tô chuyển động với vận tốc 40km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động
Bài 5. Một ô tô chuyển động trong 6 giờ. Trong 2 giờ đầu ô tô chuyển động với vận tốc 20 km/h, trong 3 giờ kế tiếp ô tô chuyển động với vận tốc 40 km/h, trong giờ còn lại ô tô chuyển động với vận tốc 14 km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động
Dạng 2. Viết được phương trình chuyển động thẳng đều, xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của các vật chuyển động thẳng đều. Phương trình có dạng tổng quát x = xo + v(t – to).
Bài 6. Một xe ô tô xuất phát từ thành phố A lúc 7 giờ sáng, chuyển động thẳng đều đến thành phố B với vận tốc 120 km/h, AB = 360 km.
a. Viết phương trình chuyển động của xe ô tô.
b. Tính thời gian và thời điểm xe đến B.
Bài 7. Một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng chuyển động thẳng đều tới B lúc 8 giờ 30 phút, khoảng cách từ A đến B là 250 km.
a. Tính vận tốc của xe.
b. Xe dừng lại ở B 30 phút và chuyển động ngược về A với vận tốc 62,5 km/h thì xe về đến A lúc mấy giờ?
Bài 8. Một vận động viên xe đạp xuất phát tại A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B với vận tốc 54 km/h. Khoảng cách AB = 135 km. Tính thời gian và thời điểm khi xe tới được B.
Bài 9. Một người chạy bộ từ A đến B lúc 5 giờ sáng với vận tốc 10 km/h, cùng lúc có một người chạy từ B đến A với vận tốc 15 km/h. Biết khoảng cách từ A đến B là s = 25 km. Tính thời gian và thời điểm 2 người gặp nhau.
Bài 10. Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động ngược chiều nhau, khởi hành cùng một lúc từ A và B cách nhau 100 km; xe đi từ A có tốc độ 20 km/h và xe đi từ B có tốc độ 30 km/h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe. Lấy gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu khởi hành.
b. Hai xe gặp nhau sau bao lâu và ở đâu.
c. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của hai xe.
Bài 11. Hai xe cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B trên một đường thẳng cách nhau 20 km, chuyển động đều, cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của xe từ A là 40 km/h, xe từ B là 20 km/h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ Ox, lấy A làm gốc tọa độ, chiều từ A đến B là chiều dương.
b. Tìm khoảng thời gian và vị trí hai xe gặp nhau.
Dạng 3. Tính theo phương trình chuyển động cho trước.
Bài 12. Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình x = 4 + 2t (m, s).
a. Cho biết vị trí ban đầu và tốc độ của vật.
b. Xác định vị trí của vật sau khi đi được 5 s.
Bài 13. Xác định vị trí ban đầu và tốc độ trung bình của vật có phương trình chuyển động là:
a. x = 50 – 10t (m, s)	b. x = 20t (m, s)
Dạng 4. Đồ thị.
O
Hình 1.1
5
10
x (m)
1
t (s)
O
Hình 1.2
10
x (m)
2
t (s)
8
12
I
II
1
t (h)
Hình 1.3
x (km)
O
Bài 14. Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ – thời gian như hình 1.1.
a. Viết phương trình chuyển động của vật.
b. Xác định vị trí của vật sau 10 s đầu tiên.
Bài 15. Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ – thời gian như hình 1.2.
a. Vận tốc của vật là bao nhiêu?
b. Viết phương trình chuyển động và tính thời gian để vật đi đến vị trí cách gốc tọa độ 90 m.
Bài 16. Đồ thị chuyển động của hai xe (I) và (II) được mô tả như hình 1.3.
a. Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi xe.
b. Dựa vào đò thị hãy xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Dạng 1. Xác định các đại lượng đặc trưng của chuyển động
Bài 1. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 40 km/h bỗng tăng ga và chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của ô tô, biết rằng sau khi ô tô chạy được quãng đường 1 km thì đạt vận tốc 60 km/h.
Bài 2. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h bỗng hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Tính gia tốc của ô tô, biết rằng sau khi ô tô chạy được quãng đường 200m thì ô tô dừng lại.
Bài 3. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h bỗng tăng ga và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s². Hỏi sau bao lâu ô tô đạt vận tốc 60 km/h.
Bài 4. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều và đạt tốc độ v = 60 km/h sau 1 phút.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu.
b. Tính quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó.
Bài 5. Một xe chuyển động không vận tốc đầu, sau 10 s xe đạt vận tốc 18 km/h.
a. Tính gia tốc của xe. Chuyển động của xe là chuyển động gì?
b. Sau 30 s tính từ lúc xuất phát, vận tốc của xe là bao nhiêu?
Bài 6. Một chiếc ca nô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, chuyển động thẳng chậm dần đều, sau nửa phút thì cập bến.
a. Tính gia tốc của ca nô?
b. Tính quãng đường mà ca nô đi được tính từ lúc tắt máy đến khi cập bến.
Bài 7. Một ô tô đang đi với tốc độ 54 km/h thì người lái xe thấy một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Tính thời gian hãm phanh.
Bài 8. Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe, biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.
Bài 9. Một xe sau khi khởi hành được 10 s thì đạt tốc độ 54 km/h.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Tính tốc độ của xe sau khi khởi hành được 5 s.
Bài 10. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều từ A đến B, sau 1 phút tốc độ của xe tăng từ 18 km/h đến 72 km/h.
a. Tính gia tốc của ô tô.
b. Tính thời gian khi ô tô đi từ A đến C nếu tại C xe có vận tốc 54 km/h.
Bài 11. Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 26 km/h thì xuống dốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s², đến cuối dốc đạt 72 km/h.
a. Tìm thời gian xe đi hết dốc.
b. Tìm chiều dài của dốc.
c. Tốc độ của ô tô khi đi đến nửa dốc.
Bài 12. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được các quãng đường liên tiếp nhau s1 = 24 m và s2 = 64 m trong cùng khoảng thời gian 4 s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật.
Dạng 2. Bài tập liên quan phương trình chuyển động.
Bài 13. Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình x = 5 + 10t – t² (m, s)
a. Xác định xo; vo; a và cho biết chuyển động nhanh dần hay chậm dần.
b. Xác định vị trí của xe khi đi được 2 s.
Bài 14. Phương trình chuyển động của một chất điểm là x = 10 + 5t + 4t² (m, s).
a. Tính gia tốc của chuyển động.
b. Tính tốc độ của vật lúc t = 1 s.
c. Xác định vị trí của vật lúc có tốc độ 7 m/s.
Bài 15. Ở đỉnh dốc, một xe đạp bắt đầu lao xuống dưới, khi đến chân dốc xe đạt vận tốc 6 m/s. Biết dốc dài 36 m. Chọn gốc tọa độ tại đỉnh dốc, chiều dương theo chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xe bắt đầu lao dốc.
a. Lập phương trình chuyển động. Chuyển động của xe là chậm dần đều hay nhanh dần đều?
b. Tính thời gian để xe đi hết con dốc.
Bài 16. Một xe máy bắt đầu xuất phát tại A với gia tốc 0,5 m/s², đi đến B cách A 30 km. Chọn A làm mốc, thời điểm xe xuất phát là mốc thời gian, chiều dương từ A đến B.
a. Lập phương trình chuyển động.
b. Tính thời gian để xe đi đến B.
c. Vận tốc của xe tại B là bao nhiêu?
Dạng 3. Chuyển động của hai vật cùng hệ quy chiếu.
Bài 17. Lúc 7 giờ, ô tô thứ nhất rời bến xuất phát từ A và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s² đến C. Cùng lúc đó ô tô thứ hai đi qua B với vận tốc 72km/h và hãm phanh nên chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 2 m/s² đến C, biết A, B, C thẳng hàng và AB = 100. Viết phương trình chuyển động của 2 xe và xác định thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau tại C?.
Bài 18. Lúc 7 giờ, ô tô thứ nhất đi qua A với vận tốc 36 km/ h và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s² đến B. Cùng lúc đó ô tô thứ hai đi qua B với vận tốc 60 km/h và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s² đến A, biết A cách B 200 km. Viết phương trình chuyển động của 2 xe và xác định thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau.
Bài 19. Một xe đi qua A với vận tốc là 30 km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều đến B với gia tốc 0,8 m/s². Cùng lúc đó xe thứ hai từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều về A cũng với gia tốc 0,8 m/s². A và B cách nhau 100 m.
a. Hai xe gặp nhau ở đâu? 	b. Tính quãng đường hai xe đi được khi gặp nhau.
Dạng 4. Đồ thị chuyển động.
2
6
12
t (s)
10
v (m/s)
A
B
C
Hình 1.4
O
5
10
15
t (s)
30
v (m/s)
A
B
C
Hình 1.5
O
20
Bài 20. Một chất điểm chuyển động có đồ thị vận tốc – thời gian như hình 1.4.
a. Lập phương trình vận tốc của vật trong từng giai đoạn.
b. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian.
Bài 21. Dựa vào đồ thị hình 1.5, hãy cho biết:
a. Tính chất của chuyển động và gia tốc của từng giai đoạn.
b. Lập công thức tính tốc độ trong từng giai đoạn.
Dạng 5. Tính quãng đường đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối cùng.
Bài 22. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s thì tăng ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s². Tính quãng đường ô tô đi được trong giây thứ 5.
Bài 23. Một ô tô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 10 m/s. trong giây thứ 8 xe đi được 28 m.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 10.
Bài 24. Một ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều, trong giây cuối cùng xe đi được quãng đường là 0,5 m. Tính gia tốc của xe và quãng đường đi được trong 2 giây cuối.
3. SỰ RƠI TỰ DO
Dạng 1. Tính thời gian rơi và vận tốc.
Bài 1. Cho một vật rơi từ độ cao h = 80m. Lấy g = 10 m/s². Hãy xác định
a. Thời gian rơi của vật.
b. Vận tốc của vật khi chạm đất.
c. Tính quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng.
Bài 2. Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s². Trong 2s cuối vật rơi được 180m. Tính thời gian rơi và độ cao nơi thả vật.
Bài 3. Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s², thời gian rơi là 10s.
a. Tính thời gian vật rơi một mét đầu tiên.
b. Thời gian vật rơi một mét cuối cùng.
Bài 4. Từ độ cao 20m một vật được thả rơi tự do. Lấy g = 10 m/s². Tính thời gian rơi và vận tốc của vật trước khi chạm đất 1s.
Bài 5. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s².
a. Tính thời gian rơi của vật và vận tốc khi chạm đất.
b. Tính vận tốc của vật khi còn cách mặt đất 9,6 m.
Dạng 2. Tính độ cao nơi thả vật và quãng đường rơi được.
Bài 6. Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4s. Lấy g = 10 m/s². Tính độ cao nơi thả vật và quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng.
Bài 7. Trước khi chạm đất 1s, một vật thả rơi tự do có vận tốc là 30m/s. Lấy g = 10 m/s². Tính độ cao nơi thả vật và quãng đường vật đi được trong giây thứ hai.
Bài 8. Một vật rơi tự do trong giây cuối rơi được 35m. Tính độ cao nơi vật bắt đầu rơi và thời gian từ lúc đó tới khi chạm đất.
Bài 9. Một vật được thả tại nơi có gia tốc g = 9,8 m/s². Tính quãng đường vật rơi được trong 4 s đầu và trong giây thứ 4.
Bài 10. Một hòn sỏi được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu vo = 4,9 m/s và khi chạm đất vận tốc của vật là 14,7 m/s. Lấy g = 9,8 m/s². Bỏ qua sức cản của không khí. Tính độ cao nơi ném.
4. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Bài 1. Một quạt máy có cánh quạt dài 20 cm, tốc độ dài của các điểm ở rìa cánh quạt là 10 m/s.
a. Tính tốc độ góc, chu kỳ và tần số của cánh quạt.
b. Tính góc mà cánh quạt quay được trong thời gian 5 s.
Bài 2. Một đu quay có bán kính 20 m, tốc độ dài của ca bin là 10 m/s.
a. Tính gia tốc hướng tâm của ca bin.
b. Tính quãng đường ca bin đi được và góc quay của ca bin trong thời gian 30 s.
Bài 3. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hết 27,3 ngày. Khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 3,84.105 km. Coi như Trái Đất đứng yên và quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là tròn. Tốc độ dài của Mặt Trăng đối với Trái Đất là bao nhiêu?
Bài 4. Vệ tinh nhân tạo cách mặt đất 200 km, quay quanh Trái Đất với vận tốc 8 km/s. Bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Chu kỳ quay của vệ tinh quanh Trái Đất là bao nhiêu?
Bài 5. Cho Trái Đất có bán kính R= 6400 km. Khoảng cách giữa trái đất với Mặt Trăng là 384000 km. Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất là 2,36.106 s. Hãy tính
a. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên xích đạo của Trái Đất.
b. Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng trong chuyển động quanh Trái Đất.
V. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG – CỘNG VẬN TỐC
Bài 1. Một chiếc thuyền chạy xuôi theo dòng nước đi được 30 km trong 1 giờ. Tính vận tốc của thyền so với nước. Biết vận tốc của nước so với bờ là 7 km.
Bài 2. Một chiếc thuyền máy xuất phát từ bến thuyền xuôi theo dòng nước, cùng lúc có một khúc gỗ cũng từ bến thuyền trôi theo dòng nước. Sau 30 phút, thuyền cách bến 10 km và cách khúc gỗ 8 km. Tính vận tốc của thuyền so với nước và vận tốc của nước so với bờ.
Bài 3. Một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông từ A đến B, sau đó lại ngược về A, biết AB = 60 km. Vận tốc của thuyền so với nước là 25 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 5 km/h. Tính thời gian chuyển động của thuyền.
Bài 4. Một chiếc thuyền xuôi theo dòng nước đi được quãng đường 40 km trong 2 giờ. Nếu dòng nước đứng yên thì thuyền đi được 30 km trong 2 giờ. Tính vận tốc của nước so với bờ.
C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ?
Chuyển động cơ là: 
A.sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.	
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.	 
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .	
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .
Câu 2. Hãy chọn câu đúng.
A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 3. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ ox có phương 
trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là:
A. x = x0 +vt.	B. .	C. .	D. 
Câu 4. Chọn đáp án sai.
A.Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: . 
D. Phương trình chuy ển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt.
Câu 5. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A.Có phương, chiều và độ lớn không đổi.	B.Tăng đều theo thời gian.
C.Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.	D.Chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 6. Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. 
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. 
C. Gia tốc là đại lượng không đổi. 
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 7. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).	B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dầu).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ). 	D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 8. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. 	
B. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
C. Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh. 	
D.Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
Câu 9. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu ). 	B. s = v0t + at2/2. ( a và v0 trái dấu ).
C. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ). 	D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
Câu 10. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là: 
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 11. Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.	
B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.	
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
Câu 12. Hãy chỉ ra câu sai? 
Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
A. Quỹ đạo là đường tròn.	B. Độ lớn tốc độ dài không đổi. 
C. Tốc độ góc không đổi. 	D. Hướng vectơ gia tốc không đổi.
Câu 13. Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:
A. Đặt vào vật chuyển động.	B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo.
C. Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.	D. Độ lớn a=v2/r.
Câu 14. Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:
A. .	B. .	
C. .	D. 
Câu 15. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc với chu kỳ T và giữa tốc độ góc với tần số f trong chuyển động tròn đều là:
A. .	B. .	
C. .	D. .
Câu 16. Công thức cộng vận tốc: 
A. 	B. 	
C. .	D. 
Câu 17. Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A.Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B.Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C.Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm.
Câu 18. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một kho ảng OA = x0 . Phương trình chuy ển động của vật là:
 A. x = x0 + v0t	B. x = x0 + v0t + at2/2	C. x = vt + at2/2	D. x = at2/2.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây không thể coi vật như là chất điểm?	
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống mặt đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 20. Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.
D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.
Câu 21. Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.	
B. Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.
C. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.	
D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
Câu 22. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h) 
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.	C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5khm/h.	
B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.	D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
Câu 23: Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều , điều kiện nào dưới đây là đúng?
A. a > 0; v > v0.	B. a 0; v v0.
Câu 24. Chỉ ra câu sai.
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
B.Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Véctơ gia tốc chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
Câu 25.Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
Câu 26. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 27. Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì :	
A. Hai vật rơi với cùng vận tốc.	B. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
C. Vận tốc của hai vật không đổi.	D. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ.
Câu 28. Câu nào đúng?
A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bánh kính quỹ đạo.
B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
C. Với v và cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
D. Với v và cho trước, gia tốc hướng tâm không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 29. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay đều.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 30. Chọn câu đúng.
A. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì có vận tốc dài lớn hơn.
B. Trong chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.
C. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ nhỏ hơn.
D. Trong các chuyển động tròn đều, với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.
Câu 31. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?
A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 32. Hành khách 1 đứng trên toa tàu a, nhìn qua cửa số toa sang hành khách 2 ở toa bên cạnh b. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bống 1 thấy 2 chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. a chạy nhanh hơn b.
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. b chạy nhanh hơn a.
C. Toa tàu a chạy về phía trước. toa b đứng yên.
D. Toa tàu a đứng yên. Toa tàu b chạy về phía sau.
Câu 33. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
A.v = 34 km/h.	B. v = 35 km/h.	C. v = 30 km/

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_chuong_1_vat_li_10_chuong_trinh_co_ban_gv_ph.doc