Bồi dưỡng thường xuyên Môđun 3 môn Thể dục THPT - Phần tự luận
Câu 1: Trình bày quan điểm của thầy/cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?
Trả lời:
Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.
Đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin.
Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.
Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất THPT tham khảo Câu 1: Trình bày quan điểm của thầy/cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”? Trả lời: Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá. Đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin. Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng. Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV. Câu 2: Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau: Trả lời: Dạy học truyền thống nặng về kết quả thành tích (thành quả) còn dạy học hiên đại thì hướng vào kỹ năng, phẩm chất năng lực của học sinh so với bản thân em. Với quan điểm đánh giá hiện đại nêu trên, việc đánh giá cần được tích hợp vào trong quá trình dạy học mới có thể hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Câu 3: Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao? Trả lời: HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Câu 4: Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh? Trả lời: Tạo ra nguyên tắc công bằng đối với học sinh cho kết quả khách quan, đáp ứng được mục tiêu giáo dục Câu 5: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín? Trả lời: Thông qua việc đánh giá giúp giáo viên và học sinh nhìn nhận được phẩm chất, năng lực đạt ở mức độ nào để phân tích nguyên nhân, hạn chế từ đó xây dựng các giải pháp tác động vào quá trình dạy học để nâng cao kết quả Câu 6: Thầy, cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên? Trả lời: Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Câu 7: Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì? Trả lời: Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. Câu 8: Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó? Trả lời: Thứ nhất là câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Thứ hai là câu tự luận trả lời có giới hạn, các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được phạm vi và độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra tự luận có câu hỏi mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời; do đó việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn. Câu 9: Trong quan sát để đánh giá, giáo viên có thể sử dụng những loại công cụ nào để thu thập thông tin? Trả lời: Tôi thường quan sát bằng trực quan. Quan sát về kỹ thuật động tác và sản phẩm cuối cùng của động tác đó để điều chỉnh cho phù hợp. Câu 10: Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? Trả lời: Tôi thường quan sát có nhận xét cụ thể về bài tập sau đó mới rút ra được điểm đúng điểm sai và đưa ra đánh giá cuối cùng. Trong dạy học môn GDTC, GV thường xuyên sử dụng các câu hỏi để kiểm tra việc tiếp thu kiến thức cũng như hình thành kĩ năng của HS. Các câu hỏi thường sử dụng có thể là câu hỏi ngắn, câu hỏi đúng sai, câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ và trả lời. Việc sử dụng các câu hỏi tùy thuộc vào mức độ mục tiêu cũng như nội dung cần kiểm tra. Câu 11: Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? Trả lời: Tôi thường quan sát có nhận xét cụ thể về bài tập sau đó mới rút ra được điểm đúng điểm sai và đưa ra đánh giá cuối cùng. Trong dạy học môn GDTC, GV thường xuyên sử dụng các câu hỏi để kiểm tra việc tiếp thu kiến thức cũng như hình thành kĩ năng của HS. Các câu hỏi thường sử dụng có thể là câu hỏi ngắn, câu hỏi đúng sai, câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ và trả lời. Việc sử dụng các câu hỏi tùy thuộc vào mức độ mục tiêu cũng như nội dung cần kiểm tra. Câu 12: Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào? Trả lời: Tôi thường đánh giá thông qua quá trình luyện tập của học sinh, thông qua quá trình luyện tập nhóm và thông qua đánh giá nhận xét của thành viên trong lớp, trong nhóm. Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi, trao đổi những ghi chép, lưu giữ của chính HS về những gì các em đã nói, đã làm, cũng như ý thức, thái độ của HS với quá trình học tập của mình cũng như với mọi người Qua đó giúp HS thấy được những tiến bộ của mình, và GV thấy được khả năng của từng HS, từ đó GV sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp hoạt động dạy học và giáo dục. Câu 13: Theo thầy/cô sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh không? Trả lời: Sản phẩm đòi hỏi HS phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, các kĩ năng có tính phức tạp hơn, và mất nhiều thời gian hơn. Sản phẩm này có thể đòi hỏi sự hợp tác giữa các HS và nhóm HS, thông qua đó mà GV có thể đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Câu 14: Theo thầy/cô sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh không? Trả lời: Sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh. Câu 15: Về mục tiêu đánh giá; căn cứ đánh giá; phạm vi đánh giá; đối tượng đánh giá theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác nhau? Trả lời: Về mục tiêu đánh giá; căn cứ đánh giá; phạm vi đánh giá; đối tượng đánh giá theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 khác nhau là chương trình mới cụ thể hơn về mục tiêu đánh giá và đối tượng được đánh giá và phạm vi đánh giá. Câu 16: Hãy tóm lược lại “Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Giáo dục thể chất theo Chương trình GDPT 2018” theo cách hiểu của thầy, cô? Trả lời: Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Giáo dục thể chất theo Chương trình GDPT 2018” theo cách hiểu của tôi là đánh giá toàn diện học sinh về phẩm chất và năng lực của học sinh. Câu 17: Theo thầy/cô với mỗi chủ đề/bài học có cần phải xác định được cả 3 thành phần năng lực Giáo dục thể chất hay không? Tại sao? Trả lời: với mỗi chủ đề/bài học cần phải xác định được cả 3 thành phần năng lực Giáo dục thể chất vì như thế mới đảm bảo được mục tiêu cần đạt, nội dung kiến thức và vận dụng kiến thức kỹ năng. Câu 18: Thầy/cô hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra? Trả lời: Xây dựng đề kiểm tra của tôi cũng theo 5 bước Bước 1: Xác định các mục tiêu đánh giá Bước 2: Thiết lập ma trận đề kiểm tra Bước 3: Biên soạn các dạng câu hỏi theo ma trận đề Bước 4: Xây dựng đề kiểm tra và hướng dẫn chấm Bước 5: Thử nghiệm phân tích kết quả, điều chỉnh và hoàn thiện đề Câu 19: Thầy/cô hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra? Trả lời: Xây dựng đề kiểm tra của tôi cũng theo 5 bước Bước 1: Xác định các mục tiêu đánh giá Bước 2: Thiết lập ma trận đề kiểm tra Bước 3: Biên soạn các dạng câu hỏi theo ma trận đề Bước 4: Xây dựng đề kiểm tra và hướng dẫn chấm Bước 5: Thử nghiệm phân tích kết quả, điều chỉnh và hoàn thiện đề Câu 20: Thầy, cô hiểu như thế nào về câu hỏi “tổng hợp” và câu hỏi “đánh giá”? Trả lời: Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng, dựa trên các tiêu chí đã đưa ra. Câu 21: Thầy, cô hãy đặt 3 câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức trong dạy học môn Giáo dục thể chất? Trả lời: E thấy động tác tay này đã đúng chưa? Với em giai đoạn chạy ngắn nào là quan trọng nhất? Độ dài bước chân của bạn đã chính xác chưa? Câu 22: Thầy, cô hãy đặt 2 câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của HS vào giờ học môn GDTC? Trả lời: E hãy thực hiện lại động tác ném rổ của bạn vừa thực hiện? Thầy muốn biết ý kiến của các em về các kỹ thuật trọng tâm của buổi học hôm nay? Câu 23: Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về việc xây dựng bài tập tình huống?? Trả lời: Để xây dựng bài tập tình huống Cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như cuộc sống của HS Có thể diễn giải theo cách nhìn của HS và để mở nhiều hướng giải quyết Chứa đựng mâu thuẫn và vấn đề có thể liên quan đến nhiều phương diện Cần vừa sức và có thể giải quyết trong những điều kiện cụ thể Cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau Có tính giáo dục, có tính khái quát hóa, có tính thời sự Câu 24: Thầy, cô hãy giải thích bài tập sau: tại sao khi thi đấu thể thao phải khởi động kỹ? Trả lời: Trong thi đấu thể thao phải khởi động kỹ để làm nóng các nhóm cơ giúp cho các nhóm cơ đàn hồi tốt trong quá trình vận động để giảm thiểu tối đa sự chấn thương trong tập luyện cũng như thi đấu. Câu 25: Hãy trình bày mục đích sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá? Trả lời: Sử dụng các sản phẩm học tập để giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá cho HS. Câu 26: Hãy trình bày cách sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá? Trả lời: GV sử dụng sản phẩm học tập để đánh giá sự tiến bộ của HS và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong các hoạt động thực hành, thực tiễn. Sử dụng các sản phẩm học tập để giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá cho HS. Câu 27: Thầy cô hãy cho biết quan điểm của mình về mục đích sử dụng hồ sơ học tập? Trả lời: Hồ sơ học tập có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng hai mục đích chính của hồ sơ học tập là: 1. Trưng bày/giới thiệu thành tích của HS 2. Chứng minh sự tiến bộ của HS về một chủ đề/lĩnh vực nào đó theo thời gian. Câu 28: Theo thầy, cô hồ sơ học tập nên quản lý thế nào? Trả lời: Với mục đích sử dụng hồ sơ học tập làm bằng chứng để đánh giá HS cuối kì hoặc cuối năm học. Vì vậy, hồ sơ này phải được lên kế hoạch giao cho HS lưu trữ, bảo quản, thông qua sự giám sát của phụ huynh. Câu 29: Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về bảng kiểm? Trả lời: Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không. Câu 30: Bảng kiểm trong dạy học theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác? Trả lời: Bảng kiểm ở chương trình GDPT 2018 khác chương trình cũ là thường chỉ rõ sự xuất hiện hay không xuất hiện (có mặt hay không có mặt, được thực hiện hay không được thực hiện) các hành vi, các đặc điểm mong đợi nào đó. Câu 31: Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá? Trả lời: Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó. Câu 32: Theo thầy, cô thang đánh giá nên chia 3 thang điểm hay 5 thang điểm tương ứng? Vì sao? Trả lời: Thang đánh giá nên chia 3 thang điểm vì người đánh giá sẽ khó phân biệt rạch ròi các mức độ với nhau. Câu 33: Thầy/cô cho ý kiến về việc sử dụng rubric cho học sinh đánh giá đồng đẳng về mặt định tính được hiệu quả? Trả lời: Đối với đánh giá định tính: Dựa vào sự miêu tả các mức độ trong bản rubric để chỉ ra cho HS thấy khi đối chiếu sản phẩm, quá trình thực hiện của HS với từng tiêu chí thì những tiêu chí nào họ làm tốt và làm tốt đến mức độ nào (mức 4 hay 5), những tiêu chí nào chưa tốt và mức độ ra sao (mức 1, 2 hay 3). Từ đó, dành thời gian trao đổi với HS hoặc nhóm HS một cách kĩ càng về sản phẩm hay quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ để chỉ cho họ thấy những điểm được và chưa được. Trên cơ sở HS đã nhận ra rõ những nhược điểm của bản thân hoặc của nhóm mình, yêu cầu HS đề xuất cách sửa chữa nhược điểm để cải thiện sản phẩm/quá trình cho tốt. Câu 34: Để đánh giá một rubric tốt thầy, cô sẽ đánh giá theo những tiêu chí nào? Trả lời: Các tiêu chí đánh giá Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học, chủ đề, môn học và xác định các kiến thức, kĩ năng mong đợi ở HS và thể hiện những kiến thức, kĩ năng mong đợi này vào các nhiệm vụ/bài tập đánh giá mà GV xây dựng. Xác định rõ các nhiệm vụ/bài tập đánh giá đã xây dựng là đánh giá hoạt động, sản phẩm hay đánh giá cả quá trình hoạt động và sản phẩm. Phân tích, cụ thể hóa các sản phẩm hay các hoạt động đó thành những yếu tố, đặc điểm hay hành vi sao cho thể hiện được đặc trưng của sản phẩm hay quá trình đó. Câu 35: Vấn đề nào thầy, cô cho là khó khăn nhất khi xây dựng rubric đánh giá? Trả lời: Vấn đề cho là khó khăn nhất khi xây dựng rubric đánh giá. Có thể sử dụng nhiều nhóm từ ngữ để miêu tả các mức độ từ cao đến thấp hoặc ngược lại như: thực hiện tốt, tương đối tốt, chưa tốt, kém hay những từ mô tả khác như luôn luôn, phần lớn, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ và nhiều nhóm từ ngữ khác, v.v Câu 36: Thầy, cô hãy đưa ra mục tiêu theo phẩm chất, năng lực trên cơ sở yêu cầu cần đạt của chủ đề sau? Trả lời: Mục tiêu theo phẩm chất, năng lực trên cơ sở yêu cầu cần đạt của chủ đề là: Biết một số hình thức, phương pháp cơ bản tự tập luyện TDTT và vận dụng những hiểu biết đó để rèn luyện sức khoẻ. biết sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ. Nắm được sơ lược về lịch sử, vai trò, tác dụng của môn thể thao đối với sức khoẻ và sự phát triển thể chất. Biết tập luyện theo tổ nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Câu 37: Thầy/cô hãy liệt kê một số từ ngữ thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt trong xác định mục tiêu chủ đề/bài học? Trả lời: Một số từ ngữ thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt trong xác định mục tiêu chủ đề/bài học. Biết thực hiện, biết sử dụng, nắm được động tác, nắm được kỹ thuật Câu 38: Cảm nhận của thầy, cô về ý nghĩa của bảng ma trận đánh giá chủ đề môn Giáo dục thể chất? Trả lời: Ý nghĩa của bảng ma trận đánh giá chủ đề môn Giáo dục thể chất. Nó giúp cho giáo viên dễ xác định được mục tiêu của bài học, xác định được phẩm chất năng lực của học sinh. Câu 39: Để lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn GDTC theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, cần xác định thông tin về bằng chứng năng lực, trả lời một số câu hỏi như thế nào? Trả lời: Để lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn GDTC theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, cần xác định thông tin về bằng chứng năng lực, trả lời một số câu hỏi: Đánh giá thành tố nào của năng lực Giáo dục thể chất? Tiêu chí tương ứng với thành tố năng lực đó là gì? Chỉ báo tương ứng với năng lực đó ở cấp THPT là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? Đánh giá phẩm chất nào? Tiêu chí tương ứng với phẩm chất đó là gì? Chỉ báo tương ứng với phẩm chất đó ở cấp THPT là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? Đánh giá năng lực chung nào? Đánh giá thành tố nào của năng lực chung đó? Tiêu chí tương ứng với thành tố năng lực đó là gì? Chỉ báo tương ứng với năng lực đó ở cấp THPT là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? Đánh giá năng lực đặc thù nào? Đánh giá thành tố nào của năng lực đặc thù đó? Tiêu chí tương ứng với thành tố năng lực đó là gì? Chỉ báo tương ứng với năng lực đó ở cấp THPT là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? Câu 40: Thầy, cô hãy mô tả mẫu phiếu học tập? Trả lời: Mô tả mẫu phiếu học tập. 1. Nội dung cần tìm hiểu 2. Tìm hiểu nội dung 3. Kết quả tìm hiểu nội dung 4. Chấm điểm phiếu học tập Câu 41: Thầy, cô hãy mô tả bảng ma trận mục tiêu? Trả lời: Mô tả bảng ma trận mục tiêu. NL I: NL Hoạt động thể thao. NL 1. NL Tìm hiểu về môn thể thao. NL 2. NL nhận thức về môn thể thao. NL 3. NL thực hiện và yêu thích môn thể thao. NLII: NL tự học và tự chủ. NLIII: NL giao tiếp và hợp tác. NL IV: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Câu 42: Với đặc thù môn học, giáo dục Giáo dục thể chất có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất nào? Trả lời: Với đặc thù môn học, giáo dục Giáo dục thể chất có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Câu 43: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển cho học sinh qua dạy học môn Giáo dục thể chất như thế nào? Trả lời: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được mô tả là sự tổng hòa của bốn năng lực thành phần, bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Câu 44: Theo thầy, cô phẩm chất, năng lực được đánh giá thông qua đâu? Trả lời: Phẩm chất, năng lực được đánh giá thông qua: Mục tiêu cần đạt về phẩm chất của môn GDTC ở trường THPT, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về phẩm chất (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS của cấp THPT. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Câu 45: Xin thầy, cô cho biết về xử lý kết quả đánh giá định tính và định lượng là như thế nào? * Xử lí dưới dạng định tính Các thông tin định tính thu thập hàng ngày trong quá trình dạy học, bao gồm: Các bản mô tả các sự kiện, các nhận xét thường nhật, các phiếu quan sát, bảng kiểm, phiếu hỏi, thang đo , thể hiện các chỉ báo đánh giá của GV, của phụ huynh, của bạn bè, HS tự đánh giá được tập hợp lại. GV lập thành các bảng mô tả đặc trưng hoặc ma trận có sử dụng các tiêu chí đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá, từ đó đưa ra các quyết định đánh giá như công nhận HS đạt hay chưa đạt yêu cầu của môn học. Để việc xử lí kết quả đánh giá dưới dạng định tính được chính xác và khách quan, GV cần dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt để đưa ra các tiêu chí đánh giá, mỗi tiêu chí lại gồm có các chỉ báo mô tả các biểu hiện hành vi đặc trưng để có bằng chứng rõ ràng cho việc đánh giá. * Xử lí dưới dạng định lượng Các bài kiểm tra thường xuyên, định kì có tính điểm sẽ được qui đổi theo hệ số, sau đó tính điểm trung bình cộng để xếp loại HS. Trong thực tế, các cơ quan chỉ đạo, quản lí giáo dục sẽ có các văn bản hướng dẫn chi tiết cách tính điểm trung bình, xếp loại kết quả đánh giá, GV cần tuân thủ các qui định này. Câu 46: Thầy cô chia sẻ hiểu biết của mình về phản hồi kết quả đánh giá? Thông tin bằng văn bản, thông tin bằng điện thoại, thông tin bằng sổ liên lạc, thông tin qua họp phụ huynh Thông tin bằng văn bản Thông tin qua điện thoại Thông qua họp phụ huynh HS Thông qua sổ liên lạc điện tử Câu 47: Thầy, cô chia sẻ hiểu biết của mình về đường phát triển năng lực học sinh? Trả lời: Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân HS. Căn cứ vào đường phát triển năng lực (là tham chiếu), GV xác định đường phát triển năng lực cho mỗi cá nhân HS để từ đó khẳng định vị trí của HS đang ở đâu trong đường phát triển năng lực đó. Câu 48: Thầy cô hãy chia sẻ hiểu biết của mình về việc Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh? Trả lời: Phân tích, giải thích bằng chứng Sử dụng bằng chứng thu thập, có thể tiến hành giải thích sự tiến bộ của HS như sau: Đánh giá kiến thức, kĩ năng HS đã có (những gì HS đã biết được, đã làm được) trong thời điểm hiện tại, Suy đoán những kiến thức, kĩ năng HS chưa đạt được và cần đạt được (những gì HS có thể học được) nếu được GV hỗ trợ, can thiệp phù hợp với những gì HS đã biết và đã làm được. Ở bước này, GV có thể cho HS làm các bài test phù hợp để xác định những gì HS có thể học được tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực và Rubric tham chiếu; Lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.. để giúp HS tiếp tục học ở quá trình học tập kế tiếp trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã có ở quá trình học tập ngay trước đó; Hợp tác với các GV khác để thống nhất sử dụng các phương pháp, công cụ thu thập bằng chứng, tập trung xác định những kiến thức, kĩ năng HS cần phải có ở quá trình học tập tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực, chia sẻ các biện pháp can thiệp, tác động và quan sát các ảnh hưởng của nó. Câu 49: Thầy, cô hãy đưa ra 2 mức độ cao trong năng lực vận động cơ bản trong môn GDTC THPT? Trả lời: 2 mức độ cao trong năng lực vận động cơ bản trong môn GDTC THPT: 1. Thực hiện thành thạo các hoạt động vận động cơ bản trong việc tập luyện nâng cao thể lực và phát triển các tố chất vận động. 2. Vận dụng kiến thức về vận động cơ bản để giải quyết vấn đề thực tiễn trong các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động ngoại khoá. Câu 50: Thầy, cô hãy đưa 3 biểu hiện ở mức 1 của năng lực vận động cơ bản của môn GDTC THPT? Trả lời: 3 biểu hiện ở mức 1 của năng lực vận động cơ bản của môn GDTC THPT: 1. Các tư thế vận động cơ bản của người tập. 2. Bước đầu phân biệt được các hoạt động đội hình đội ngũ , bài tập thể dục và bài tập thể lực. 3. Nhận biết được bài tập khởi động Câu 51: Thầy, cô hãy đưa ra 3 biểu hiện ở mức 2 của năng lực hoạt động thể dục thể thao của môn GDTC THPT? Trả lời: 3 biểu hiện ở mức 2 của năng lực hoạt động thể dục thể thao của môn GDTC THPT: 1. Thực hiện các bài tập thể dục từ đơn giản đến phức tạp. 2. Khai thác thông tin bài tập trên sách giáo khoa, băng đĩa .. 3. Tự tập luyện hàng ngày các kỹ thuật đã học. Câu 52: Thầy, cô hãy trình bày những hiểu biết của mình về cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học Trả lời: Kết quả của dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho biết HS đạt mức nào (đã/chưa biết, hiểu, làm được gì). Từ kết quả này, cần xác định mục tiêu tiếp theo (cần biết, hiểu, làm được gì) và cần xác định “bằng cách nào” HS đi được đến mục tiêu đó. Sự điều chỉnh, đổi mới PPDH giúp HS cách thức “tốt nhất có thể được” đi trên con đường này để đạt được mục tiêu dạy học. Câu 53: Thầy, cô hãy chia sẻ hiểu biết của mình về Định hướng điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học? Trả lời: Việc điều chỉnh, đổi mới PPDH ở đây được hiểu là vận dụng/điều chỉnh/cải thiện những phương pháp, kĩ thuật và hình tổ chức dạy học phù hợp, và đôi khi có thể đề xuất được biện pháp mới (kĩ thuật/PPDH hoặc hình thức tổ chức các hoạt động học) để HS chuyển được từ vị trí hiện tại đến vị trí tiếp theo.
Tài liệu đính kèm:
- boi_duong_thuong_xuyen_modun_3_mon_the_duc_thpt_phan_tu_luan.doc