Bài thuyết trình Sinh học Lớp 10 - Bài 29: Cấu trúc các loại virut
Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức
- Mô tả được hình thái và cấu tạo chung của virut.
- Trình bày được ba đặc điểm của virut, phân loại virut.
2, Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, video để rút ra kiến thức.
-Rèn kĩ năng phân tích, tư duy, khái quát kiến thức.
3. Thái độ:
-Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về một số bệnh do virut gây nên.
- Biết cách bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh đặc biệt là virut.
4. Phát triển năng lực:
- Tri thức sinh học: Hiểu biết về cấu trúc các loại virut
- Năng lực nghiên cứu sinh học: Phân tích thí nghiệm đưa ra giải thuyết để chứng minh.
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Sinh học Lớp 10 - Bài 29: Cấu trúc các loại virut", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Slide Hình ảnh minh họa Nội dung 1 Giới thiệu 2 Video sự tấn công của virut 3 Các em học sinh thân mến qua đoạn video clip các em thấy virut là nguyên nhân gây ra nhiều dịch bệnh ở người. Trong lịch sử loài người. Số người chết trong các trận dịch do virut còn lớn hơn tất cả các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, các cuộc chiến tranh,nạn đói, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Vậy, virut là gì? Virut có cấu tạo như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi đó co và các em cùng đi nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Bài 29: Cấu trúc các loại virut 4 Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm Bài 29: Cấu trúc các loại virut 5 Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức - Mô tả được hình thái và cấu tạo chung của virut. - Trình bày được ba đặc điểm của virut, phân loại virut. 2, Kĩ năng: -Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, video để rút ra kiến thức. -Rèn kĩ năng phân tích, tư duy, khái quát kiến thức. 3. Thái độ: -Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về một số bệnh do virut gây nên. - Biết cách bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh đặc biệt là virut. 4. Phát triển năng lực: - Tri thức sinh học: Hiểu biết về cấu trúc các loại virut - Năng lực nghiên cứu sinh học: Phân tích thí nghiệm đưa ra giải thuyết để chứng minh. 6 Cấu trúc bài học: Bài học gồm bốn phần: Đặc điểm chung về virut Cấu tạo Hình thái Phân loại 7 Sự phát hiện ra virut: Năm 1892 ở thành phố Pêtecbua của Nga, xảy ra một trận dịch bệnh khảm trên lá cây thuốc lá. Bệnh này lan lây rất nhanh, gây thiêt hại nặng nề cho nền kinh tế. Với các kiến thức đương thời thì các nhà khoa học cho rằng bệnh do một loài vi khuẩn nào gây nên và cử một sinh viên suất xắc có tến là D.I.Ivanopxki đến tận nơi có dịch bệnh để nghiên cứu Với suy nghĩ nguyên nhân gây bệnh là do một loài vi khuẩn nào đó nên D.I.Ivanopxki đã làm thí nghiệm như sau. 8 Ông lấy lá của cây thuốc lá bị bệnh . Sau đó nghiền lá lấy dịch chiết , dịch chiết được lọc qua nến lọc vi khuẩn và thu được dịch lọc. Đặc điểm của nến lọc vi khuẩn là giữa được tất cả vi khuẩn cho nên trong dịch lọc này hoàn toàn không chứa vi khuẩn. Ông lấy dịch lọc này nhiễm vào lá của cây thuốc lá không bị bệnh thì thấy cây không bị bệnh trở thành cây bị bệnh. Soi dưới kính hiển vi, ông không quan sát thấy mầm bệnh và nuôi trên môi trường thạch không thấy khuẩn lạc. Ông cho rằng mầm bệnh là một loại vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn. Năm 1898 người ta gọi vi sinh vật gây bệnh khảm thuốc lá là virut (nghĩa là mầm bệnh). 9 Từ đó thuật ngữ virut được ra đời và Ivanopxki được ví như cha đẻ của ngành virut học. 10 Sau khi thu được dịch lọc ông đem quan sát trên kính hiển vi không quan sát thấy virut. Điều này chứng tỏ virut có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn và không thể quan sát dưới kính hiển vi quang học mà chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử. 11 Kích thước các bậc cấu trúc trong thế giới sống.Virut có kích thước nhỏ vào khoảng 10-100nm. 12 Sau khi thu được dịch lọc ông đem nuôi cấy trên môi trường nhân tạo (môi trường nuôi cấy vi khuẩn) thì không thấy khuẩn lạc. Điều này chứng tỏ virut chưa có cấu tạo tế bào và không có khả năng sống độc lập mà phải kí sinh nội báo bắt buộc: Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống; ngoài tế bào chủ chúng lại như một thể vô sinh. Do vậy ta không thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn 13 Vậy qua nghiên cứu thí nghiệm của D.I.Ivanopsxki ta có thể rút ra các đặc điểm của virut. Kích thước rất nhỏ ,trung bình 10 – 100 nm, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử. Kí sinh nội bào bắt buộc.Do vậy khi nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ. Chưa có cấu tạo tế bào: chỉ gồm hai phần là vỏ prôtêin và lõi axit nucleic. 14 II. Cấu tạo: Tất cả virut bao gồm hai phần cơ bản: lõi là axit nucleic (tức là hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài. Phức hợp axit nucleic và vỏ prôtêin gọi là nuclêôcapsit. 15 Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị hình thái prôtêin gọi là capsôme kích thước của virut càng lớn thì số lượng capsôme càng nhiều .Vỏ mang các thành phần kháng nguyên và có tác dụng bảo vệ axit nucleic. 16 Lõi axit nucleic của virut chính là bộ gen của chúng. Virut chỉ chứa phân tử AND hoặc ARN. ARN của virut có thể là mạch đơn hay mạch kép. Ta cùng đi tìm hiểu chứng năng của lõi axit nucleic thông qua thí nghiệm của Franken và Conrat . 17 Năm 1957, Franken và Conrat lấy hai chủng virut A và chủng B cùng là virut gây bệnh khảm thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Ông tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng A và B. sau đó lấy axit nucleic của chủng A trộn với protein của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để thành virut lai . Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virut chủng A. Với kiến thức của mình, em hãy cho biết tại sao virut phân lập được là virut chủng A? Bởi vì virut lai mang hệ gen của chủng A, mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định. 18 Qua thí nghiệm trên ta thấy lõi axit nucleic có chức năng mang thông tin di truyền quy định đặc điểm của virut. 19 Ngoài ra một số virut có thêm vỏ bao ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. Trên mặt vỏ ngoài có nhiều gai glicôprôtêin. 20 Vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin có chức năng bảo vệ. Gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. 21 Hình ảnh của một số virut trần : virut bại liệt, virut khảm thuốc lá.. Virut có ỏ ngoài: Virut sởi, virut viêm gan B.. 22 Tại sao virut chưa được coi là một cơ thể sống giống như các sinh vật khác? Vì virut chưa có cấu tạo TB nên chưa được gọi là một cơ thể sống mà chỉ được coi là 1 dạng sống đặc biệt gọi là hạt virut hay còn gọi là virion. 23 Điều kì diệu của virut. Khi ở ngoài tế bào chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh. Có thể tách ARN (hệ gen) ra khỏi vỏ capsit để được hai chất riêng như là các hợp chất hóa học.Khi trộn hai thành phần này với nhau, chúng lại trở thành hạt virut hoàn chỉnh. Khi nhiễm virut hoàn chỉnh vào cây, chúng lại biểu hiện như thể sống, có thể nhân lên, tạo ra thế hệ virut mới mang đầy đủ đặc điểm của virut ban đầu. Vậy, Em hãy cho biết virut là thể sống hay thể vô sinh? Cô gợi ý nhé: Nếu là thể sống tại sao có thể tách ra và kết hợp lại được, thậm chí một số virut có thể kết tinh được? Nếu là thể vô sinh tại sao có thể tạo ra các thế hệ mới mang đặc điểm di truyền của virut ban đầu? Với gợi ý của cô như trên, chắc là các em đã có câu trả lời phải không? 24 So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ có hoặc không vào bảng sau đây: 25 Bài tập trắc nghiệm 26 Bài tập trắc nghiệm 27 Bài tập trắc nghiệm 28 III. Hình thái virut Em hãy quan sát một số loại virut sau 29 Ta thấy virut có ba dạng cấu trúc: Cấu trúc xoắn Cấu trúc khối Cấu trúc hỗn hợp. 30 1.Cấu trúc xoắn: Qua quan sát hình ta thấy: cấu trúc xoắn có capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có dạng hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut dại) nhưng cũng có loại hình cấu như virut cúm, virut sởi. 31 Một số virut có cấu trúc xoắn: virut cúm, virut khảm thuốc lá, virut sởi, virut dại. 32 2.Cấu trúc khối: Qua quan sát hình ta thấy: cấu trúc khối có capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều như virut bại liệt. Ngoài ra có virut HIV là virut có vỏ ngoài. 33 3.Cấu trúc hỗn hợp: Xét đại diện Phago (virut kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là thể thực khuẩn), ta thấy có cấu tạo giống con nòng nọc . Đầu có cấu trúc khối chứa axit nucleic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. Cuối của trụ đuôi có đĩa gốc là một hình 6 cạnh có một lỗ ở giữa , nơi trụ đuôi có thể xuyên qua. Đĩa gốc có sáu gai từ đó mọc ra sáu sợi lông đuôi mảnh và dài có chứa các thụ thể giúp Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ. Nhìn chung cấu trúc các loại phago đều giống phago T2, nhưng có thể khác ít nhiều ở từng loại khác nhau. 34 IV: Phân loại: Người ta có thể chia virut dựa vào các tiêu chí sau: Axit nucleic là AND hay ARN, mạch đơn hay mạch kép. Cấu trúc vỏ capsit : Có cấu trúc xoắn, khối hay hỗn hợp. Vỏ ngoài: virut có hay không có vỏ ngoài Vật chủ kí sinh: Virut kí sinh ở người, động vật; virut kí sinh ở vi sinh vật, virut kí sinh ở động vật 35 Sơ đồ tư duy cấu trúc các loại virut 36 Bài tập trắc nghiệm 37 Bài tập trắc nghiệm 38 Các loại bệnh do virut gây ra. Bệnh HIV/ AIDS,Bệnh Sars , Bệnh cúm H1N1 Bệnh ebola, bệnh H5N1, bệnh đậu mùa. 39 Video virut zika 40 Video biện pháp phòng chống virut zika 41 Bên cạnh những hậu quả gây bệnh nặng nề cho con người, virut đã mang đến cho con người những lợi ích khi sử dụng virut làm công cụ trong sản xuất các chế phẩm y học và nông nghiệp. Dùng phago X để sản xuất interferon, là một protein đặc hiệu do nhiều tế bòa tiết ra có khả năng chỗng virut , chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch . Sử dụng virut thuộc nhóm Baculo để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, có đặc điểm không gây độc cho con người , động vật và côn trùng có ích. Các em sẽ nghiên cứu những ứng dụng của virut kĩ hơn trong các bài sau. 42 Tài liệu tham khảo 41 Cảm ơn
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_sinh_hoc_lop_10_bai_29_cau_truc_cac_loai_vi.docx