Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 10 - Tiết 30, Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVII

Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 10 - Tiết 30, Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVII

*Về kiến thức

- Nắm được những thành tựu văn hóa của nhân dân Đại Việt trong các thế kỷ XVI-XVIII.

*Về tư tưởng:

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc

- Có ý thức trân trọng và giữ gìn những di sản văn hóa

*Về kĩ năng và năng lực hình thành:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức

- Hình thành năng lực tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa

các sự kiện, hiện tượng lịch sử; nhận xét đánh giá.

 

docx 10 trang Hồng Thoan 24/10/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 10 - Tiết 30, Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên mục
Kiến thức cơ bản
Lời thuyết minh
Lời giới thiệu

Mặc dù trong các thế kỉ XVI _ XVIII xuất hiện những cuộc chiến tranh phong kiến, đất nước bị chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài,nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thì nền văn hóa nước ta cũng có những bước phát triển mới, phong phú và đa dạng. Vậy sự phát triển của nền văn hóa được biểu hiện như thế nào? Văn hóa Việt Nam thời kì này có điểm gì mới? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 24.

Mục tiêu bài học
*Về kiến thức
- Nắm được những thành tựu văn hóa của nhân dân Đại Việt trong các thế kỷ XVI-XVIII.
*Về tư tưởng:
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc
- Có ý thức trân trọng và giữ gìn những di sản văn hóa
*Về kĩ năng và năng lực hình thành:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức
- Hình thành năng lực tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa 
các sự kiện, hiện tượng lịch sử; nhận xét đánh giá.
*Về kiến thức
- Nắm được những thành tựu văn hóa của nhân dân Đại Việt trong các thế kỷ XVI-XVIII.
*Về tư tưởng:
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc
- Có ý thức trân trọng và giữ gìn những di sản văn hóa
*Về kĩ năng và năng lực hình thành:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức
- Hình thành năng lực tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa 
các sự kiện, hiện tượng lịch sử; nhận xét đánh giá.

Nội dung kiến thức cần nắm
Nội dung kiến thức cần nắm:
Về tư tưởng, tôn giáo
Phát triển giáo dục và văn học
Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật
Nội dung kiến thức cần nắm:
1.	Về tư tưởng, tôn giáo
2.	Phát triển giáo dục và văn học
3.	Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật
I.Về tư tưởng, tôn giáo
* Nho giáo
I. Về tư tưởng, tôn giáo:
* Nho giáo:
Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước
Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử, 
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Ở thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước mặc dù các chính quyền Lê Trịnh Nguyễn tìm mọi cách củng cố. Sở dĩ có tình trạng trên bởi sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển.Mặc khác, thời kì này xã hội có nhiều biến động lớn với các những chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho ý thức hệ nho giáo ngày càng suy đồi, tôn ti trật tự xã hội không còn như ở thế kỉ XV. Bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối ngày càng sâu sắc. Đúng như trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói:
Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử, 
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
I.Về tư tưởng, tôn giáo
*Phật giáo, đạo giáo
* Phật giáo, đạo giáo:
Có điều kiện khôi phuc vị trí của mình nhưng không được như dưới thời Lí – Trần.

* Về Phật giáo, Đạo giáo: Trong khi Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục lại nhưng không được như dưới thời Lý – Trần: Chùa quán được xây dựng thêm, nhiều vị chúa quan tâm xây dựng, sửa sang các ngôi chùa lớn. Nhân dân, quan chức cũng đóng góp tiền của, ruộng đất, sửa sang chùa chiền, đúc chuông, tô tượng. Các công trình kiến trúc Phật giáo thời kì này rất phát triển như: Chùa Thiên Mụ (Huế), các vị La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây) 
I.Về tư tưởng, tôn giáo
*thiên chúa giáo
* Thiên chúa giáo
-Được du nhập và trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước.
-Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh cũng được sáng tạo.

*Thiên chúa giáo:
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Nhà thờ thiên chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi. Đạo thiên chúa được du nhập và trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước.Các nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi, giáo dân ngày càng đông ở cả hai Đàng. Đến cuối thế kỉ XVIII, số người theo đạo Thiên Chúa giáo ở nước ta đã lên đến 90.000 người.
- Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên chúa giáo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh cũng được sáng tạo..
Alexandre de Rhôdes – Một giáo sĩ người Pháp, trên cơ sở thành tựu của các giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó đã cho in cuốn Từ Điển Việt-Bồ-La tinh, đặt cơ sở cho sự ra đời chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, bấy giờ chữ Quốc ngữ chỉ được dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo mà không được phổ biến rộng rãi trong xã hội

I.Về tư tưởng, tôn giáo:
* Tín ngưỡng truyền thống
* Tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp : được phát huy
- Bên cạnh sự du nhập các tôn giáo bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta: Như tục thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

2. Giáo dục
2. Giáo dục:
- Nhà Mạc: Tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức các kì thi Hương, thi Hội để tuyển chọn nhân tài.
- Khi đất nước bị chia cắt:
+ Đàng Ngoài nhà nước Lê Trịnh cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo chế độ thời Lê sơ.
+ Đàng Trong đến năm 1646 mớ mở khoa thi đầu tiên.
-Thời Quang Trung: Lo chấn chỉnh giáo dục, cho dịch sách từ chữ Hán ra chữ Nôm để học sinh học, đưa văn thơ Nôm vào nội dung thi cử.
- Hạn chế: Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên không được chú ý.

II. Phát triển giáo dục và văn học
1. Giáo dục
- Nhà Mạc: Tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức các kì thi Hương, thi Hội để tuyển chọn nhân tài.
- Khi đất nước bị chia cắt:
+ Đàng Ngoài nhà nước Lê Trịnh cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo chế độ thời Lê sơ.
+ Đàng Trong đến năm 1646 mớ mở khoa thi đầu tiên.
-Thời Quang Trung: Lo chấn chỉnh giáo dục, cho dịch sách từ chữ Hán ra chữ Nôm để học sinh học, đưa văn thơ Nôm vào nội dung thi cử. ông giao cho Nguyễn Thiếp lập viện Sùng chính chuyên lo việc giáo dục và dịch sách. Sùng chính thư viện là một cơ quan giáo dục Trung ương đáng ra phải đặt ở Kinh đô Phú Xuân, nhưng để tỏ lòng tôn kính Tiên Sinh Phu tử La Sơn nên vua Quang Trung đã cho xây dựng ở Nam Hoa, nơi cụ ở ẩn.. Nền nhà Sùng chính thư viện hiện còn lưu tại núi Bùi Phong ngày nay.

Nhận xét giáo dục
Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên không được chú ý.
Nhận xét: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, các triều đại phong kiến hầu hết vẫn đều quan tâm tới giáo dục, giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. 
- Tuy nhiên, nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên không được chú ý, không được đưa vào khoa cử. Chính điều đó đã không góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước thời kì này.

2. Văn học

- Thời kì này, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê sơ. Sở dĩ chữ Hán mất dần ưu thế và không phát triển mạnh như giai đoạn trước là do sự suy thoái của Nho giáo. Giáo lí nho học trở nên sáo rỗng, lạc hậu, không phù hợp nên dẫn tới nền văn học chữ Hán cũng suy giảm theo.
-Chữ Nôm dần được dùng nhiều để sáng tác văn học.Chữ Nôm được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán, đây là một thành tựu văn hóa dân tộc to lớn của nhân dân Việt Nam. Thời kì n ày, Chữ Nôm có điều kiện phát triển, xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan 



Có rất nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm thời kì này, có thể kể đến như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc Một số tác phẩm được đưa vào trong chương trình văn học lớp 10 như đoạn trích trong Chinh phụ ngâm các em được học:
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!
(Đoạn trích trong văn học 10 – Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)


Trong lúc văn học chính thống có phần suy thoái thì trong nhân dân hình thành và phát triển trào lưu văn học dân gian mạnh mẽ với hàng loạt các sáng tác ca dao, tục ngữ, nói lên tâm tư nguyện vọng của người dân về cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương, vừa phản ánh phong tục tập quán hay đặc điểm của quê hương
-Văn học dân gian cũng phát triển àm cho kho tàng văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân Việt Nam đương thời.



III. Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật
Nghệ thuật
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển với các công trình có giá trị như tháp từ nhân, Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) 
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được tạc vào giữa thế kỉ XVII. Trải qua gần bốn thế kỉ, bức tượng vẫn còn nguyên vẹn và được lưu giữ tại chùa Bút Tháp. Bức tượng cao 3,7 m với 1000 tay, 1000 mắt. Phật Bà có khuôn mặt đẹp, đầu đội mũ hoa sen, phía trên là 8 đầu nhỏ xếp thành 3 tầng, cao vút lên như ngọn tháp.. Hai cánh tay Phật chắp trước ngực, các cánh tay khác tỏa ra như ánh hào quang của mặt trời rực rỡ. Phần dưới là chiếc bệ vuông có 4 quỷ đội Mặt bệ là lớp sóng có cua, ốc bơi lội;giữa nổi lên đầu rồng giơ hai tay đội tòa sen và tương phật.
 Qua bức tượng và những nét chạm trổ, người ta không chỉ thấy tài năng điêu khắc gỗ của nghệ thuật dân gian Việt Nam mà còn thấy được vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, hòa nhập với thiên nhiên, mang đậm tính truyền thống. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo quốc tế tại Ấn Độ năm 1957.



Video chùa Tây phương


- Nghệ thuật dân gian hình thành. Trên các vì kèo ở những ngôi đình làng, các nghệ nhân khắc lên những cảnh sinh hoạt hàng ngày, phản ánh cuộc sống của người dân thường.



- Nghệ thuật sân khấu phát triển cả ở đàng trong, đàng ngoài. Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo. Bên cạnh đó phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát giặm, hò, vè , lí si lượn 


Video hát soong cô của dân tộc sán dìu


2.Khoa học kĩ thuật:
Số công trình nghiên cứu khoa học tăng lên. Về sử học, bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước, có nhiều bộ lịch sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đaị Việt thông sử, phủ biên tạp lục, đại việt sử kí tiền biên và đặc biệt là bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục.
Về địa lí có tập bản đồ Thiên nam tứ chí lộ đồ thư.
Về quân sự có tập Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
Về triết học có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
Về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

 

Về kĩ thuật: Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo một số thành tựu kĩ thuật như đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy 
Ngoài ra,vào các thế kỉ XVII – XVIII, một số 
thành tựu kĩ thuật phương Tây đã du nhập vào 
nước ta thông qua con đường ngoại thương và truyền đạo, nhưng do nhiều hạn chế nên không có điều kiện phát triển.


Nhận xét : 
Mặc dù tình hình chính trị có nhiều biến động, song văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVIII vẫn phát triển, phong phú và đa dạng.
Xuất hiện nhiều điểm mới trong văn hóa thời kì này

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_lich_su_lop_10_tiet_30_bai_24_tinh_hinh_van.docx