Bài thuyết trình Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 19, Bài 10: Quan niệm về đạo đức
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đạo đức là gì, nắm được quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi của lịch sử.
- Sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật.
- Nhận biết được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.
- Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức trong xã hội ngày nay.
- Có ý thức điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 19, Bài 10: Quan niệm về đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THUYẾT MINH SẢN PHẨM I. MỤC TIÊU: Trong chương trình Giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay nhìn chung tất cả các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại và khoa học ứng dụng. Đặc biệt với bộ môn Giáo Dục Công Dân lớp 10, giúp các em biết tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội. Có tình cảm, niềm tin đối với các quan điểm đạo đức đúng đắn, dám phê phán các thái độ, hành vi lệch lạc. Quyết tâm học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân Theo các yêu cầu đạo đức xã hội.Xuất phát từ mục tiêu đó cùng với nhu cầu tự học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra bài soạn Elearning: “Quan niệm về đạo đức”. Slide 1: Giới thiệu tên bài, người thực hiện, địa chỉ. Slide 2: Video giới thiệu bài Slide 3: Tên bài giảng Tiết 19 bài 10: Quan niệm về đạo đức Slide 4: Mục đích, yêu cầu học sinh cần đạt được. Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt những mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ đạo đức là gì, nắm được quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi của lịch sử. - Sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật. - Nhận biết được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử. - Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh 3. Thái độ: - Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức trong xã hội ngày nay. - Có ý thức điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới. Slide 5:Cấu trúc bài học. - Khái niệm đạo đức. - Phân biệt đạo đức với pháp luật, phong tục tập quán . - Vai trò của đạo đức với cá nhân gia đình xã hội Slide 6: Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Quan niệm nào sau đây là đúng khi nói về người có đạo đức ?. A. Cá nhân chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của xã hội. B.Cá nhân phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích chung của xã hội và của tập thể . C Lợi ích của tập thể và xã hội phải được điều chỉnh sao cho phù hợp voeis lợi ích cá nhân. D. Tất cả các quan niệm trên đều sai. Đáp án: B Slide 7: Quan niệm về đạo đức a.Đạo đức là gì?. HS xem video Slide 8: Đạo đức Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội. Slide 9: Quy tắc, chuẩn mực, hành vi. * Quy tắc là những quy định mà mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó. *Chuẩn mực là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội Chuẩn mực là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội * * Hành vi là những phản ứng, cách xử sự biểu hiện ra bên ngoài của con người trong một hoàn cảnh nhất định. Slide 10: Những tấm gương tiêu biểu trong cuộc sống Slide 11:Quan niệm đạo đức biến đổi trong xã hội phong kiến và xã hội ở nước ta hiện nay. * XHPK “Chữ “Trung” - Trung với vua: “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung” - Chế độ hôn nhân ở nước ta trong xã hội phong kiến: “Trai năm thê bảy thiếp”. * XHCN: - Trung với nước, với nhân dân - Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay: “Một vợ một chồng bình đẳng”. Slide 12:. Quan niệm đạo đức biến đổi trong xã hội *Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, vì vậy nó chịu sự tác động, chi phối của tồn tại xã hội cho nên: - Đạo đức mang tính giai cấp sâu sắc. -Quan niệm đạo đức luôn biến đổi theo lịch sử. -Đạo đức mang tính dân tộc. Slide 13: Một số chẩn mực đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. Slide 14: Bài tập Bài tập1: Những hành vi nào sau đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức: A. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt B.Giúp đỡ người tàn tật đi qua đường C.Giúp đỡ, ủng hộ người nghèo D. Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo E. Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bạn bè F. Tất cả các hành vi trên Đáp án: F Slide 15: b.Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Slide 16: Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người. *Giống nhau: Đều điều chỉnh hành vi của con người. * Khác nhau: Sự điều chỉnh của pháp luật là điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Slide 17:Giới thiệu Luật giao thông đường bộ. Mội số quy định của luật giao thông đường bộ. Slide 18: Phong tục tập quán Việt Nam. Học sinh xem vi deo Slide 19: Bảng khái quát đạo đức. Phương thức điều chỉnh. Nội dung Ví dụ Đạo đức. Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra : -Tự giác thực hiện. -Nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt. -Lễ phép chào hỏi người lớn. -Con cái có hiếu với cha mẹ. -Anh chị em hòa thuận thương yêu nhau. Pháp luật Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định: -Bắt buộc thực hiện. -Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước. -Khi tham gia giao thấy đèn đỏ dừng lại. -Kinh doanh phải nộp thuế. Phong tục tập quán ( Học sinh xem sách giáo Khoa-Trang 64) Slide 20: Bài tập tương tác củng cố lại kiếm thức. Bài 2: Nối một ý của cột 1 với một ý của cột 2,để có khẳng định đúng: Cột 1 Cột 2 1.Thương người như thể thương thân A.Đạo đức. 2.Đất có lề, quê có thói B. Pháp luật 3.Cầm cân nảy mực C. Phong tục tập quán. 4.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 5.Phép vua thua lệ làng Đáp án 1 A 2 C 3 B 4 A 5 C Slide 21: Vai trò của đạo đức với cá nhân, gia đình, xã hội Slide 22: Vai trò của đạo đức với cá nhân. *Góp phần hoàn thiện nhân cách *Giáo dục lòng nhân ái, vị tha *Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích Slide 23: Vai trò của đạo đức với gia đình. Học sinh xem video. Slide 24: Vai trò của đạo đức với gia đình. *Đạo đức là nền tảng hạnh phúc gia đình *Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc *Tạo sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình *Tạo sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình Slide 25: Vai trò của đạo đức với xã hội *Đạo đức là nền tảng, cơ sở của một xã hội phát triển bền vững. *Học tập và làm theo đạo đức HỒ CHÍ MINH. Slide 26: Bài tập tương tác củng cố lại kiếm thức. Bài tập 3: Đối với cá nhân, đạo đức góp phần: A.Tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc B. Phát triển vững chắc gia đình C.Ổn định gia đình D.Hoàn thiện nhân cách con người Đáp án: D Slide 27: Bài tập tương tác củng cố lại kiếm thức. Bài tập 4: Đối với gia đình, đạo đức góp phần: A.Chuẩn mực đạo đức B.Hạnh phúc, sự ổn định và phát triển vững chắc. C.Có trật tự nề nếp. D.Kính trên nhường dưới. Đáp án: B Slide 28: Tổng kết điểm. Slide 29: Sơ đồ tư duy. Slide 30: Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn về nhà: -Học sinh nắm được đạo đức, vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình, xã hội. -Học sinh học theo sơ đồ tư duy tư duy. - Làm các bài tập: 2; 3, SGK- trang 66. - Xem trước bài 11,tiết 1: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức. Slide 31: video lời hay ý đẹp về đạo đức. Slide 32: lời cảm ơn. Slide 30: Nguồn tư liệu tham khảo.
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_giao_duc_cong_dan_lop_10_tiet_19_bai_10_qua.doc