Bài thuyết trình Giáo dục công dân Lớp 10 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng - Nguyễn Minh Trí
Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập.
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào
2.1. Trình bày bài giảng:
- Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn
- Trình bày rõ rang, mạch lạc.
- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
- Đính kèm âm thanh.
- Có video ghi giáo viên giảng bài.
- Hình ảnh, video clips minh họa cho nội dung của bài giảng.
- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ thao tác, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
3. Tóm tắt bài giảng:
Bải giảng được xây dựng dạy trọng một tiết học, cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh về nội dung bài học. Sau đây là kết cấu chính của bài giảng được trình bày cụ thể ở bảng dưới đây.
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 BÀI 5 CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG I. THÔNG TIN CÁ NHÂN: - Tác giả nhóm giáo viên: Nguyễn Minh Trí. - Điện thoại: 01665851761. - Email:nmtri.cltt@cantho.edu.vn - Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, số 19 CMT8, phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. - Tên sản phẩm: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. - Tên môn (lĩnh vực): môn Giáo Dục Công Dân 10. - Tên trường:Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, số 19 CMT8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. II. PHẦN THUYẾT MINH: 1. Lý do chọn phần mềm: Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là, áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để người học tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC . Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Ispring 8 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Ispring 8 để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Ispring 8 giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Ispring 8 đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến... Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào 2.1. Trình bày bài giảng: - Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn - Trình bày rõ rang, mạch lạc. - Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. - Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. 2.2. Kĩ năng Multimedia: - Đính kèm âm thanh. - Có video ghi giáo viên giảng bài. - Hình ảnh, video clips minh họa cho nội dung của bài giảng. - Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ thao tác, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). 3. Tóm tắt bài giảng: Bải giảng được xây dựng dạy trọng một tiết học, cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh về nội dung bài học. Sau đây là kết cấu chính của bài giảng được trình bày cụ thể ở bảng dưới đây. STT NỘI DUNG TRÌNH CHIẾU MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ Slide 1 Thông tin chủ đề và thông tin người thực hiện. Slide 2 Giới thiệu về bài học. Slide 3 Kết cấu của nội dung bài học. Slide 4 Câu hỏi thảo luận nhóm về chất. Slide 5 Các thuộc tính của muối và đường. Slide6 Những điểm đặc trưng của Việt Nam. Slide 7 Các thuộc tính cơ bản của muối, đường và điểm đặc trưng của Việt Nam. Slide 8 Một số thuộc tính cơ bản của các chất. Slide 9 Khái niệm về chất của sự vật, hiện tượng. Slide 10 Tìm hiểu khái niệm về lượng. Slide 11 Ví dụ về lượng của các sự vật, hiện tượng. Slide 12 Ví dụ về chất và lượng của học sinh. Slide 13 Sự thống nhất giữa chất và lượng Slide 14 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. Slide 15 Tìm hiểu về độ và điểm nút. Slide 16 Sự thống nhất giữa lượng và chất. Slide 17 Liện hệ giữa độ và điểm nút trong học tập của bản thân học sinh. Slide 18 Cách thức biến đổi của chất. Slide 19 Bảng câu hỏi củng cố nội dung bài. Slide 20 Đáp án câu hỏi củng cố nội dung bài học. Slide 21 Bài học liên hệ bản thân sau khi nghiên cứu nội dung của bài học. Slide 22 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức. Slide 23 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức. Slide 24 Đoạn phim câu chuyện có công mài sắt, có ngày nên kim. Slide 25 Câu hỏi kiểm tra kiến thức Slide 26 Danh mục tài liệu tham khảo. III. KẾT LUẬN: Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E - Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân trọng cảm ơn! Cần Thơ, tháng 10 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Minh Trí
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_giao_duc_cong_dan_lop_10_cach_thuc_van_dong.docx