Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

 

ppt 41 trang ngocvu90 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XIN CHÀO CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN HỌC SINH LỚP 10A110A1 – THPT HƯỚNG HÓA – NĂM HỌC 2020 - 2021NHÀNTHỰC HIỆN: TỔ 4TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA- Nguyễn Bỉnh Khiêm -Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu, đến cội cây ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.NHÀN- Nguyễn Bỉnh Khiêm - NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đềHS đọc 2 câu đềMột mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Cách dùng số từ và danh từ trong câu 1 có gì đặc biệt?NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề- Câu 1:+ Danh từ: Mai, cuốc, cần câu. + Số từ “một” (số ít) lặp lại ba lần. → Sự chuẩn bị cho công việc lao động giản dị đã được sẵn sàng.- Câu 2: Dù có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thẩn thơ với cuộc đời, lối sống ấy.Em cảm nhận gì về câu thơ thứ 2 “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào?NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề- Nhịp 2/2/3Nhận xét nghệ thuật và cách ngắt nhịp trong 2 câu thơ?- Nghệ thuật: Liệt kê, điệp từ “một”, so sánh giữa ta với người.- Câu 1: Sự chuẩn bị cho công việc lao động giản dị.- Câu 2: Dù có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thẩn thơ với cuộc đời, lối sống ấy.? Em nhận xét gì về NBK qua 2 câu đầu này?→ Sự chuẩn bị đón nhận cuộc sống nhàn như một lão nông tri điền.Em nhận xét gì về cách “thơ thẩn” của tác giả? “Thơ thẩn”, theo em có phải một thú vui không?Thơ thẩn theo tác giả là không vướng bận điều gì, không lo việc nước, việc đời. Đó là thú vui dân dã của một lão nông tri điền.(Ảnh minh họa)Khái quát quan niệm sống “nhàn” của tác giả qua hai câu đầu?NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề Nhàn thể hiện sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.- Câu 1:+ Danh từ: Mai, cuốc, cần câu. + Số từ “một” (số ít) lặp lại ba lần. → Sự chuẩn bị cho công việc lao động giản dị.- Câu 2: Dù có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thẩn thơ với cuộc đời, lối sống ấy.NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thựcHS đọc 2 câu thực Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao.Nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu này là gì? Em nhận xét gì về giá trị của biện pháp nghệ thuật đó?NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thựcNghệ thuật đối lập: Ta > <(Tự do)(Ràng buộc)DạiKhônKhônDại Nói ngược, mỉaKhẳng định lối sống xa nơi quyền quý, tìm nơi sống thoải mái, nhàn tản, giữ nhân cách.Thái độ mỉa mai cách sống tham lam danh vọng, phú quý.NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thực- Nghệ thuật đối lập, cách ngắt nhịp 2/5 cùng với điệp từ đã diễn tả sự đối lập giữa nhân cách và danh lợi giữa NBK và người đời.NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thực Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.- Nghệ thuật đối lập, cách ngắt nhịp 2/5 cùng với điệp từ đã diễn tả sự đối lập giữa nhân cách và danh lợi giữa NBK và người đời.? Qua 2 câu này em cảm nhận gì về con người NBK?- Nhấn mạnh nhân cách NBK: Về với thiên nhiên, sống thoát khỏi vòng danh lợi để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.Quan niệm nhàn của tác giả thông qua 2 câu này là gì?NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thực3. Hai câu luậnHS đọc 2 câu luận Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.(Măng trúc)(Giá)(Hồ sen)(Ao)Em nhận xét gì về bức tranh tứ bình này?NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thực3. Hai câu luận Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.- Thời gian bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông → Thể hiện sự chủ động của con người trước thời gian .- Các sản vật: “măng trúc”, “giá”: - Sinh hoạt: “tắm hồ sen”, “tắm ao”: - Nghệ thuật: Liệt kê 4 mùa, điệp từ : “ăn” và “tắm”→ Cuộc sống nơi thôn dã đã đầy đủ, sung túc, không cần phải nhọc công tìm kiếm, tranh đấu.Nghệ thuật được dùng trong 2 câu này là gì? Em cảm nhận được gì ở lão nông tri điền Nguyễn Bỉnh Khiêm?Tác giả thể hiện quan niệm “nhàn” như thế nào qua 2 câu này?Em nhận xét gì về cách ăn uống, sinh hoạt của con người ngày nay?Cầu kì, kiểu cách.NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thực3. Hai câu luận4. Hai câu kếtHS đọc 2 câu kết.Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.Em nhận xét gì về việc uống rượu của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Qua đó tác giả muốn gửi triết lí gì?NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thực3. Hai câu luận4. Hai câu kết- Đến cội cây uống rượu: Nhớ đến tích xưa- Triết lí: Danh vọng, tiền tài chỉ là hư vô, phù phiếm.→ Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.- Mượn tích Thuần Vu Phần để cảnh tỉnh bản thân đừng ham danh lợi.Em cảm nhận gì về phong thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm?Qua bài thơ, em nhận xét gì về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?Quan niệm “nhàn” của tác giả thể hiện qua 2 câu này là gì?☼ NBK là người trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao, có một bản lĩnh lớn lao, một tình yêu thiên sâu sắc .NHÀN – Nguyễn Bỉnh KhiêmI. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hai câu đề2. Hai câu thực3. Hai câu luận4. Hai câu kếtIII. Tổng kết:Nghê thuật- Bài thơ sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu- Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là "ta dại" còn "người khôn"Bạn hãy tổng kết chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?2) Nội dung- Bài thơ là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa dời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.- Đặt trong hoàn cảnh khi mà xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.Nhắc lại quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ? - Nhàn thể hiện sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.- Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.- Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.- Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.Từ bài thơ Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, các bạn rút ra bài học gì?Ta nên có một lối sống thanh cao để tâm hồn luôn trong sáng. Khi tâm hồn được nhẹ nhàng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Và bản thân chúng ta phải là những con người có tâm thế chủ động đi tìm cái lỗi sống nhàn cho chính mình.CÂU HỎI LUYỆN TẬPa. Bạch Vân cư sĩb. Trạng Trìnhc. Tuyết Giang Phu Tửd. Cả a,b,c đều đúng.Những tên gọi, danh hiệu nào nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm?d2. Vì sao Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn? Ông đã già không còn minh mẫn nữa.b. Bị gian thần hãm hại buộc về quê.c. Can gián vua không được nên xin về ở ẩn.d. Cả a,b,c đều đúng.3. Quan niệm “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua 2 câu đầu như thế nào? Phong thái ung dung.b. Tâm hồn thảnh thơi, vô sự trong lòng.c. Vui với thú điền viên dân dã.d. Cả a,b,c đều đúng.4. Em nhận xét gì về cách nói “dại”, “khôn” trong câu 3,4? Khẳng định mình khờ dại không biết gì.b. Người thì biết tất cả.c. Cách nói ngược thể hiện quan niệm “lánh đục tìm trong” của tác giả.d. Cả a,b đều đúng.5. Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Nơi không có người, không gian hoàn toàn yên tĩnhb. Nơi ít người, không gian tương đối tĩnh lặng.c. Chốn thanh bình, không ganh đua người hại người.d. Cả a,b đều đúng.6. Tại sao tác giả lại đến cội cây uống rượu? Cảnh tỉnh bản thân đừng ham danh lợi.b. Cội cây mát, thích hợp uống rượu.c. Cô đơn, không người bầu bạn.d. Cả a,b đều đúng.7. Em nhận xét gì về cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua 2 câu 5,6? Cuộc sống quê mùa, khổ cực.b. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao.c. Sống hòa hợp với tự nhiên.d. Cả a,b đều đúng.8. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách gì ở Nguyễn Bỉnh Khiêm? Chuộng cuộc sống dân dã, hòa hợp với tự nhiên.b. Coi thường danh lợi, giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ.c. Nhìn về quá khứ để cảnh tỉnh bản thân.d. Cả a,b đều đúng.-Học thuộc lòng bài thơHọc bàiSoạn bài mới: Đọc Tiểu Thanh kíDặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_nhan_nguyen_binh_khiem.ppt