Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Độc tiểu thanh kí

Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Độc tiểu thanh kí

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ Tố Như(素如), hiệu Thanh Hiên(清軒)

- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

- Sinh trưởng trong một đại gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan

cha là Nguyễn Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức tể tướng,

 mẹ là bà Trần Thị Tần quê thuộc xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh ngày nay

- Năm 1813- 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820

ông được vua Minh Mạng lại cử làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ 2

nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế

 

pptx 18 trang ngocvu90 4330
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Độc tiểu thanh kí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
welcom to our teamtổ 4ĐỘC TIỂU THANH KÍI. Tác giả, tác phẩm1. Tác giả- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ Tố Như(素如), hiệu Thanh Hiên(清軒) - Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh- Sinh trưởng trong một đại gia đình quý tộc, nhiều đời làm quancha là Nguyễn Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức tể tướng, mẹ là bà Trần Thị Tần quê thuộc xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh ngày nay- Năm 1813- 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820ông được vua Minh Mạng lại cử làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ 2 nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một đại thi hào dân tộc- Các tác phẩm của ông có cảm xúc và mang đến những suy nghĩ về kiếp người,số phận con người tài hoa bạc mệnhI. Tác giả, tác phẩm2. Tác phẩm* Giới thiệu về nàng Tiểu Thanh- Phùng Tiểu Thanh (1594-1612) - một cô gái người Trung Quốc là vợ lẽ của Phùng Sinh vì cùng họ với chồng nên tránh nhắc tới họ, gọi tên chữ là Tiểu Thanh- Nàng là một cô gái có tài và có sắc, vốn thông minh từ nhỏ, thông hiểu nhiều môn nghệ thuậtnhư thi ca âm nhạc. - Năm 16 tuổi nàng về làm thiếp của Phùng SinhChàng là một công tử hào phóng, ba hoa, sốc nổi ngây ngô kém phong độ. Vợ cả lại là người hay ghennàng luôn cố hạ mình xong vẫn không giải nổi hờn ghen- Nàng phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây HồVì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi mất ở tuổi 18- Lúc lâm chung, ... nàng để lại 9 bài thơ tuyệt cú, một bài cổ thi, một bài từ, một bài tuyệt cútổng cộng là 12 bài thơ và từ. Đó là nỗi uất ức, đaukhổ được gửi vào những bài thơ, nhưng đã bị người vợ cả đốt , may mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta đặt tên nólà “Phần dư”I. Tác giả, tác phẩm2. Tác phẩm* Hoàn cảnh sáng tác- Có 2 ý kiến cho rằng:+ Tác phẩm được sáng tác khi Nguyễn Du chưa đi sứ khi ông đọc những bài thơ của Tiểu Thanh, xúc động và sáng tác + Tác phẩm được sáng tác khi Nguyễn Du đi sứ thăm mộ Tiểu Thanh thương xót cho cảnh ngộ và sáng tác * Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luậtDịch thơTây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.Son phấn có thần chôn vẫn hận,Văn chương không mệnh đốt còn vương.Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,Cái án phong lưu khách tự mang.Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,Người đời ai khóc Tố Như chăng ?* Bố cục: 4 phầnhai câu đềgiới thiệu bối cảnh và cảm xúc nhà thơhai câu thựctả thực cuộc đời số phận của Tiểu Thanhhai câu luậnnhững suy nghĩ triết lí về cuộc đời con ngườihai câu kếtnỗi niềm tâm sự của nhà thơII. Phân tích tác phẩm1. Giới thiệu bối cảnh và cảm xúc nhà thơ Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khưĐộc điếu song tiền nhất chỉ thư(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.)- Không gian: Tây Hồ( hồ Hàng Châu) - một địa danh có thật ở Trung Quốc, cạnh núi Cô Sơn tỉnh Chiết Giang Trung Quốchoa- Hình ảnh vườn hoa bên Tây Hồ là sự tưởng tượng của Nguyễn Du không có ý nghĩa tả thực- Cảnh đẹp( xưa) > Sự thay đổi khốc liệt, dữ dội- Mượn sự biến thiên của không gian, cảnh vật để nói về sự thay đổi cuộc đời con người- Độc điếu: một mình viếng - Nhất chỉ thư: một tập sách( dư cảo)=> Một người cô đơn viếng một hồn cô đơn=> Nghệ thuật đối lập: nỗi niềm ngậm ngùi trước cái đẹp bị vùi dập phũ phàng và sự đồng cảm của hai tâm hồn cô đơn,II. Phân tích tác phẩm2. Tả thực cuộc đời số phận của Tiểu Thanh Chi phấn hữu thần liên tử hậuVăn chương vô mệnh lụy phần dư(Son phấn có thần chôn vẫn hận,Văn chương không mệnh đốt còn vương.)- Nghệ thuật ẩn dụ:- Son phấn: sắc đẹp- Văn chương: tài năng=> Đặc tả sắc đẹp và tài hoa của Tiểu Thanh- Nghệ thuật nhân hóa, đối lập:+ Son phần có thần(hồn)- hận( xót xa)+ Văn chương không mệnh(số mệnh)- vương (phần dư)=> Số phận văn chương gắn liền với số phận của con người: Sự oan khốc, sự bạc bẽo sự đoản mệnh của một tài hoa=> Cái tài, cái mệnh không có số mệnh mà vẫn bị liên lụy, vẫn bị vùi dập- Cuộc đời thật phi nghĩa, xã hội ( XHPK) thật bất công, ngang trái khiến cái đẹp cái tài bị vùi dập phũ phàng và tấm lòng xót xa thương cảm của nhà thơ đối với người phụ nữ tài hoaII. Phân tích tác phẩm3. Những suy ngẫm triết lí của nhà thơ về cuộc đời và con ngườiCổ kim hận sự thiên nan vấnPhong vận kỳ oan ngã tự cư(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,Cái án phong lưu khách tự mang.)- Nỗi hờn: hận những phi lí, oan uất từ xưa đến nay- Trời khôn hỏi: khó hỏi trời_ Bắt công không giải quyết được _ Càng hận, càng xót xa hơn=> Bi kịch muôn đời- Thanh điệu: 4 thanh trắc cổ- hận- sự- vấn: thể hiện sự chất chứa nhiều oan ức- Kì oan: nỗi oan lạ lùng của những con người tài sắc phong lưu- Ngã tự cư: tự đặt mình vào- Tác giả đặt mình là người cùng hội, cùng thuyền với Tiểu Thanh, viết về Tiểu Thanh cũng là viết về mình- Âm hưởng câu thơ nặng nề, phép đối: thể hiện mối đồng cảm sâu sắc của tác giả giữa những người bất hạnh trong xã hội phong kiếnII. Phân tích tác phẩm4. Nỗi niềm tâm sự của nhà thơBất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như?(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)- 300 năm lẻ nữa:=> Thời gian dự cảm-> tâm trạng của tác giả làm nhức nhối tâm can người đọc- Đại từ phiếm chỉ”ai”:=> Chỉ sự cô đơn của tác giả mong tìm được người đồng cảm hậu thế- Khóc( khấp)=> Khóc Tố Như: khóc cho một người nghệ sĩ tài hoa, khóc cho một trí thức bất lực trước thực tại, khóc cho một nhà nhân đạo chủ nghĩa- Câu hỏi tu từ:=> Câu hỏi xoáy sâu vào sự cô đơn của tác giả. Câu hỏi mang tầm thời đại. Nó là lời tố cáo sâu sắc, kín đáo cái xã hội phong kiến đương thời. Nó là khát vọng mong tìm được sự đồng cảm, tìm được tiếng nói tri ân=> Cái tôi tự đau, tự thương, khóc cho người xưa(quá khứ)- khóc cho mình(hiện tại)- khóc cho người sau(tương lai). Đó chính là nỗi buồn sâu lắng về cuộc đời, là triết lí sâu sắc về kiếp người“ Đó là tiếng giữa đời, tiếng họp bạn, tiếng hi vọng, câu tự hỏi và câu tự trả lời, những suy nghĩ bời bời xót xa tự khóc mình.”Nhà thơ Xuân Diệu“Tiếng thơ ai động đất trờiNghe như non nước vọng lời nghìn thu.Nghìn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”Nhà thơ Tố HữuMộng Liên Đường Chủ Nhân (1820) theo bản dịch của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, bình luận: "...Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột... Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy".III. Tổng kết1. Nội dung- Bài thơ là nỗi thương cảm sâu sắc đối với những người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là giá trị nhân văn cao cảvà sâu sắc2. Nghệ thuật- “Độc Tiểu Thanh kí” là bài thơ Đường luật mẫu mực . Bài thơ hàm xúc, ý tại ngôn ngoại, có nhiều dư ba. Cảm xúc nhân văn chứa chan trên từng nét bútCâu hỏi trắc nghiệmCâu 1: Thể thơ của bài “ ĐọcTiểu Thanh Kí” giống với bài thơ nào dưới đây?a. Tụng giá hoàn kinh sư b. Bánh trôi nước c. Nỗi lòng d. Cáo tật thị chúngCâu 2: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?a. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khưb. Độc điếu song tiền nhất chỉ thưc. Chi phấn hữu thần liên tử hậud. Văn chương vô mệnh lụy phần dưCâu 3: Tiểu Thanh là cô gái xinh đẹp, nhiều tài năng, người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.a. Đúng b. SaiCâu 4: Tiểu Thanh chết ở độ tuổi nào?a. Tuổi 16.b. Tuổi 18.c. Tuổi 20.d. Tuổi 22.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_tieu_thanh_ki.pptx