Bài giảng Ngữ văn 10 - Tuần 21: Khái quát về lịch sử tiếng Việt

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tuần 21: Khái quát về lịch sử tiếng Việt

1. Tiếng việt trong thời kì dựng nước.

 a- Nguồn gốc và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt.

- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa đậm nét.

- Tiếng Việt thuộc dòng Môn –Khmer, họ Nam Á; có quan hệ họ hàng với tiếng Mường, Khmer, Ba-na, Cơ-tu và quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán.

 

ppt 30 trang ngocvu90 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tuần 21: Khái quát về lịch sử tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------------KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TIẾNG VIỆTI. Lịch sử phát triển của tiếng Việt- Là tiếng nói của dân tộc Việt.- Là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam, được sử dụng trong các lĩnh vực.1. Tiếng việt trong thời kì dựng nước. a- Nguồn gốc và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt.- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa đậm nét. - Tiếng Việt thuộc dòng Môn –Khmer, họ Nam Á; có quan hệ họ hàng với tiếng Mường, Khmer, Ba-na, Cơ-tu và quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán.Em hãy cho biết tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu? Và thuộc họ ngôn ngữ nào? Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt?b) Đặc điểm- Chưa có thanh điệu.- Trong hệ thống âm đầu, còn có các phụ âm ghép như: pl, kl, tl..- Trong hệ thống âm cuối, còn có các âm cuối như: - s, - h, -l .- Từ được hạn định đặt trước, từ hạn định đặt sau. -> Tiếng Việt sớm được hình thành và có cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển.2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộcTrong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc tiếng Việt như thế nào? - Tiếng Việt bị chèn ép nặng nề nhưng với sức sống mãnh liệt, tiếng Việt được tồn tại và không ngừng phát triển.Kho từ vựng tiếng Việt ngày càng phong phú hơn nhờ vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán theo chiều hướng chủ đạo là Việt hóa, lập ra hệ thống từ Hán Việt Ví dụ + Vay mượn trọn vẹn từ Hán, chỉ Việt hóa âm đọc, giữ nguyên ý nghĩa và kết cấu: tâm, tài, đức, mệnh,... + Rút gọn từ Hán. - Cử nhân cử (cụ cử); - Tú tài tú (cậu tú); + Đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố - Gìn giữ giữ gìn + Đổi nghĩa hoặc thu hẹp hay mở rộng nghĩa của từ Hán: Thủ đoạn (Hán): cơ mưu, tài lược, công cụ, cách thức. -> Tiếng Việt: Thủ đoạn- chỉ hành vi mờ ám, độc ác.-> TV đã phát triển mạnh mẽ, vẫn giữ vững được bản sắc.3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ- Tiếng Việt có điều kiện phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú, tinh tế uyển chuyển. Chữ Nôm ra đời để ghi lại tiếng nói của dân tộc -> TV ngày càng khẳng định những ưu thế của mình trong sáng tác thơ văn.--------4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.- Tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép, ngôn ngữ chính thống lúc này là tiếng Pháp nhưng TV tiếp tục đấu tranh với tiếng Pháp để tồn tại và phát triển.- Tiếp nhận chữ quốc ngữ, và ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây, văn xuôi tiếng Việt đã hình thành và phát triển, cách diễn đạt mạch lạc, trong sáng hơn. Trong thời kì Pháp thuộc tiếng Việt có sự thay đổi như thế nào?Trong tiếng Việt, bắt đầu xuất hiện một số thuật ngữ khoa học vay mượn cả tiếng Hán và tiếng Pháp. -> TV ngày càng phong phú, đa dạng, tinh tế hơn.VD:- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây ( chủ yếu qua tiếng Pháp). + Ví dụ: acide axit.- Vay mượn thuật ngữ khoa học – kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc. + Ví dụ: sinh quyển, môi sinh- Đặt thuật ngữ thuần Việt  + Ví dụ: Vùng trời ( không phận )5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay- Tiếng Việt giữ vị trí độc tôn, trở thành ngôn ngữ quốc gia chính thống, bình đẳng với các ngôn ngữ khác trên thế giới, được dùng trong mọi lĩnh vực và có điều kiện phát triển mạnh.II. CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆTKhái niệm: chữ viết là một hệ thống kí hiệu bằng đường nét dùng để ghi lại ngôn ngữ.Chữ viết tiếng ViệtChữ Nôm được hình thành từ bao giờ? Được cấu tạo theo nguyên tắc nào? Chữ Nôm được hình thành khoảng VIII – IX, được sử dụng từ X ->XII. Đây là chữ ghi âm, được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán. Cấu tạo: - Mượn nguyên chữ Hán làm chữ Nôm.- Mượn các yếu tố có sẵn của chữ Hán đem ghép để tạo chữ Nôm.a. Chữ Nômb. Chữ quốc ngữ- Ra đời từ TK XVII, được cấu tạo dựa trên các mẫu tự La-tinh, là chữ ghi âm.- Chữ quốc ngữ rất đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc, cần phải chú ý đến qui tắc chính tả.*CÂU HỎI CỦNG CỐChọn đáp án đúng nhấtCâu 1: Các cách xây dựng thuật ngữ Tiếng Việt? a. Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây. b. Vay mượn thuật ngữ khoa học – kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc. c. Đặt thuật ngữ thuần Việt. d. Tất cả các phương án trên.Câu 2: Lịch sử phát triển của Tiếng Việt gồm mấy thời kì ? a. 3 b. 4 c. 5 d. 6Câu 3: Ưu điểm của chữ Quốc ngữ? A.Dễ đọc, dễ hiểu, dễ sử dụng B. Có sự thống nhất khá cao giữa âm và chữ C. Là một phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú D. Cả A và B đều đúngCâu 3: Ưu điểm của chữ Quốc ngữ? A.Dễ đọc, dễ hiểu, dễ sử dụng B. Có sự thống nhất khá cao giữa âm và chữ C. Là một phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú D. Cả A và B đều đúngCâu 4: Nguyên tắc cấu tạo của chữ Nôm?A. Là thứ chữ đơn giản về hình thức kết cấuB. Sử dụng các chữ cái Latinh vốn đã thông dụng trên toàn thế giớiC. Là một hệ thống chữ viết ghi âm , dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người ViệtHướng dẫn tự học *Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_tuan_21_khai_quat_ve_lich_su_tieng_viet.ppt