Bài giảng Ngữ văn 10 - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)

I.Tìm hiểu chung

1.Tác giả:

Thân Nhân Trung(1418-1499)

-Tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng.

-Đỗ Tiến sĩ năm 1469

-Là người nổi tiếng văn chương, được phong làm phó nguyên súy hội tao đàn.

 

pptx 16 trang ngocvu90 3230
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng quý thầy cô và các em đến với tiết học ngày hôm nayKiểm tra bài cũ*Luận đề chính nghĩa của bài “Đại cáo bình ngô” có những nội dung gì?Trình bày chi tiết từng nội dung ấy?Tư tưởngKhẳng định chủ quyềnVăn miếu quốc tử giámHàng bia tiến sĩHiền tài là nguyên khí của quốc gia-Thân Nhân Trung-I.Tìm hiểu chung1.Tác giả:Thân Nhân Trung(1418-1499)-Tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng.-Đỗ Tiến sĩ năm 1469-Là người nổi tiếng văn chương, được phong làm phó nguyên súy hội tao đàn.A. Thể loại-Thuộc dạng văn nghị luận-Theo thể kí (là thể văn ghi chép những chuyện trọng đại, tên tuổi, sự nghiệp của người có đức để lưu truyền lại cho đời sau.2.Tác phẩmB. Hoàn cảnh sáng tác- Bài văn bia được khắc năm 1484: kể về việc Lê Thái Tổ dựng nước 1428, danh sách 13 tiến sĩ đã đỗ khoa Nhâm Tuất.C. Xuất xứ- Bài kí là 1 trong 82 bài văn bia ở văn Miếu( Hà Nội) do Thân Nhân Trung soạn năm 1484.-> Có vai trò quan trọng như một lời nói chung cho 82 tấm bia tiến sĩ ở văn miếu1. Vai trò của hiền tài đối với quốc giaII.Đọc hiểu văn bản-Hiền tài:Người tài cao, học rộng, có đạo đức-Nguyên khí: Chất khí ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật-Tác giả lập luận:”Nguyên khí thịnh, thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu”->Tác giả so sánh sự đối lập để cho ta thấy rõ ra một chân lý hiển nhiên, không thể nào khác được, chính là “Sự sống còn và phát triển của một quốc gia không thể thiếu người hiền tài”->Đây là quan điểm quan trọng, đúng đắn và tiến bộ của tác giả2. Ý nghĩa việc khắc bia tiến sĩA.Thái độ của đấng minh vương đối với người hiền tài- Trọng đãi hiền tài: Cho khoa danh, tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ -Nhưng việc làm trên vẫn không lưu danh được đến đời sau>>>Cần lập bia đá để vinh danh.B.Ý nghĩa của việc lập bia đá-Lưu danh hiền tài đến muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của “thánh minh”.-Để kẻ sĩ trông vào những gư­ơng hiền tài được lưu danh mà “phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Việc lưu danh bia đá không những để nêu gư­ơng mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, cống hiến cho đất n­ước.-Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: ý xấu được ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm điều răn, người thiện xem đó mà cố gắng “ Kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng”III. Tổng kết1.Nội dung-Nói lên tầm quan trọng của hiền tài, hiền tài có vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia.2. Nghệ thuật -Tác phẩm có kết cấu mạch lạc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và mang đậm tính thời sự Sơ đồ tư duyIV. Củng cốCH1:Quan hệ lập luận giữa nguyên khí thịnh và thế nước mạnh trong vế câu: nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh là quan hệ nào?A. Điều kiện-Kết quảB.Nguyên nhân- Kết quảC.Kết quả-nguyên nhânD.Kết quả-điều kiệnCH2:Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?a. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.b. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.c. Đỗ tiến sĩ năm 1469. d. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)3.Hai chữ Hiền tài được dành riêng để chỉ?a. Người tài cao, học rộng và có đạo đứcb. Người vừa có tài vừa có đức. c. Người hiền lành và có tài.d. Người tài có đạo đức. V. Dặn dòHọc sinh về học lại bài cũ, nhất là về nội dung và nghệ thuật Tự hệ thống lại kiến thức của bài học ( bằng Sơ đồ tư duy )Soạn bài mới “ Chuyện chức phán sự đền tản viên”- Nguyễn DữCảm ơn quý thầy cô đã đến tham dự buổi dự giờ cùng với lớp 10A3

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_hien_tai_la_nguyen_khi_cua_quoc_gia_tha.pptx