Bài giảng Ngữ văn 10 - Tóm tắt văn bản tự sự

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tóm tắt văn bản tự sự

HOA HỒNG TẶNG MẸ (1)

 Anh thanh niên dừng lại tại tiệm bán hoa để gửi điện hoa tặng cho mẹ nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi tại sao nó khóc.

– Cháu muốn mua một bông hồng để tặng cho mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đô la.

Anh mỉm cười và nói với nó:

– Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

 Anh liền mua cho cô bé và đặt một đoá hồng để tặng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

– Dạ, chú cho cháu đi nhờ tới nhà mẹ cháu.

 Rồi nó chỉ đường cho anh lái tới một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói :

– Đây là nhà của mẹ cháu.

 Nói xong nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300 km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

 

pptx 29 trang ngocvu90 12660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Ngữ vănCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10A4GV: Hoàng Thị Thu HuyềnTrường THPT Trần Hưng Đạo – Hưng YênĐỌC 2 VĂN BẢN SAU & CHO BIẾT:Về các thể loại được sử dụng?Về nội dung các văn bản?KIỂM TRA BÀI CŨHOA HỒNG TẶNG MẸ (1) Anh thanh niên dừng lại tại tiệm bán hoa để gửi điện hoa tặng cho mẹ nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi tại sao nó khóc.– Cháu muốn mua một bông hồng để tặng cho mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đô la.Anh mỉm cười và nói với nó:– Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một đoá hồng để tặng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:– Dạ, chú cho cháu đi nhờ tới nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái tới một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói :– Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300 km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.NGẮM TRĂNG (2)Trong tù không rượu cũng không hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.(Hồ Chí Minh)Về thể loại: - Văn bản 1: Truyện- Văn bản 2: Thơ Về nội dung:Văn bản 1: Cuộc sống ngắn ngủi. Cần dành nhiều thời gian khi bạn có thể yêu thương và chăm sóc những người thân của bạn vì không có gì quan trọng hơn gia đình.- Văn bản 2: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong hoàn cảnh tù đầy.? Trong 2 văn bản trên văn bản nào có thể tóm tắt được? Vì sao?TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ* Ôn tập kiến thứcCâu 1: Tóm tắt văn bản tự sự là gì?A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọnB. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọnC. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọnD. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bảnCâu 2: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần chú ý điều gì?A. Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắtB. Phải đan xen được cảm xúc cá nhânC. Không được phép trích dẫn lại lời văn của tác giả hay câu nói trực tiếp của nhân vật trong văn bảnD. Cả A, B, C đều đúngDACâu 3: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần đảm bảo các yếu tố nào?A. Nhân vật quan trọngB. Sự việc tiêu biểuC. Yếu tố thời gian, địa điểm diễn ra sự việcD. Câu A, B đúngCâu 4. Sắp xếp trình tự tóm tắt một văn bản tự sự sao cho hợp lí?Xác định nội dung chính cần tóm tắtĐọc kĩ tác phẩm cần tóm tắtViết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mìnhSắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp líB A D C* Ôn tập kiến thứcDCâu 5 : Tóm tắt văn bản không nhằm mục đích gì?A. Để làm phong phú thêm nội dung và nghệ thuật của văn bản.B. Để nắm được những nét cơ bản về nội dung của văn bản.C. Để rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.D. Để sử dụng làm dẫn chứng trong những tình huống hợp lí.Câu 6. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?A. Nhân vật văn học là hình tượng con người (cũng có thể là loài vật, cây cỏ được nhân cách hóa) được miêu tả trong văn bản văn học.B. Nhân vật văn học thường có tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, lời nói, hành động, tình cảm, suy nghĩ .C. Nhân vật chính trong tác phẩm tự sự thường chỉ xuất hiện ở phần đầu của tác phẩm.D. Mỗi nhân vật văn học thường có quan hệ với các nhân vật khác.* Ôn tập kiến thứcACTÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ	 Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân lạ thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một cậu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiVăn bản trên tóm tắt theo nhân vật nào? Tác phẩm nào?Văn bản trên cho biết những sự việc nào xảy ra với nhân vật?Ý nghĩa của câu chuyện?I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH1. Tác phẩm, nhân vật: Thánh Gióng2. Ra đời kì lạ; tiếng nói đầu tiên là thể hiện khát vọng giết giặc cứu nước; đánh thắng giặc xong liền bay về trời.	 Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân lạ thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một cậu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.3. Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết thắng với kẻ thù.VBTTCho biết thế nào là nhân vật chính?Vai trò của nhân vật chính trong văn bản tự sự?NHÂN VẬT CHÍNHNhân vật chính là nhân vật xuất hiện liên tục từ đầu đến cuối văn bản. Có vai trò trung tâm trong việc tạo ra mối quan hệ giữa nhân vật ấy với nhân vật khác và với các sự kiện trong văn bản. Nhờ vậy bộc lộ được tư tưởng chủ đề, quan niệm của tác giả.NHÂN VẬT CHÍNH? Khái niệm, mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính? KHÁI NIỆMMỤC ĐÍCHYÊU CẦUTóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. - Nắm vững tính cách, số phận nhân vật. - Đi sâu tìm hiểu, đánh giá tác phẩm. - Làm dẫn chứng.- Trung thành với văn bản gốc.I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNHII. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH1. Ngữ liệu	Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (SGK – 40 42)b. Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương (Nhóm 1; 3).c. Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu (Nhóm 2; 4).2. Phân tích ngữ liệua. Nhân vật chính của truyện: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ.b. Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương VươngGợi ý:Lai lịch nhân vật.Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.Quan hệ của An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện.Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.b. Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị ChâuGợi ý:Lai lịch nhân vật.Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.Quan hệ của Mị Châu với các nhân vật khác trong truyện.Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.NHÓM 1; 3NHÓM 2; 4THẢO LUẬN CẶP ĐÔIAN DƯƠNG VƯƠNG;MỊ CHÂULai lịch nhân vậtCác hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyệnQuan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác trong truyệnViết văn bản tóm tắt thành lời văn của mìnhPHIẾU HỌC TẬP1. An Dương Vương xây Loa Thành cứ đắp xong lại đổ.2. Rùa Vàng giúp đỡ mới xây xong thành. 3. Rùa Vàng còn tặng An Dương Vương chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần chống giặc ngoại xâm.4. Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị đánh bại.5. Triệu Đà lập mưu cầu hôn Mị Châu – con gái của An Dương Vương - cho con trai của mình là Trọng Thuỷ.6. Trọng Thuỷ lợi dụng sự cả tin của Mị Châu để xem và đánh tráo lẫy nỏ thần mang về nước cho cha.7. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc.8. An Dương Vương thua trận bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam.9. Cùng đường, nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được thần cho biết: “ Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó”.10. Hiểu nguồn cơn, vua rút kiếm chém Mị Châu sau đó cầm sừng tê đi xuống biển.An Dương Vương- Lai lịch:Họ Thục,tên Phán- Hành động: Xây thành Cổ Loa, chế tạo nỏ thần- Mối quan hệMị Châu - Lai lịch: Con gái An Dương Vương - Hành động- Mối quan hệ1. Mị Châu là con gái của An Dương Vương.2. Sau khi vua cha xây được thành và có lẫy nỏ thần, Mị Châu được gả cho Trọng Thuỷ - con trai của Triệu Đà, người đã cử binh sang xâm lược Âu Lạc và bị An Dương Vương đánh bại.3. Tin yêu chồng và mất cảnh giác, Mị Châu bị Trọng Thuỷ đánh tráo lẫy nỏ thần.4. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc và đánh bại An Dương Vương.5. Mị Châu theo cha chạy trốn, vừa chạy vừa rắc lông ngỗng chỉ đường cho chồng.6. Rùa Vàng hiện lên và báo cho nhà vua biết Mị Châu chính là giặc.7. Mị Châu bị vua cha chém chết, máu chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu đúng như lời khấn nguyện “một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ hoá thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính Đọc văn bản để xác định nhân vật chính Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. Dùng lời văn của mình kể tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc (có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu trong văn bản gốc).* Ghi nhớ (SGK - 121)Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất: Nhân vật chính là?Nhân vật xuất hiện từ đầu tác phẩmB. Nhân vật mà nhà văn yêu thíchC. Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩmD. Nhân vật có uy tín, vị trí và ảnh hưởng đến tất cả các nhân vật khác trong câu chuyệnCBài tập trắc nghiệmCâu 8 : Dòng nào nêu đúng và đủ các nhân vật có thể dựa vào đó để tóm tắt truyện Tấm Cám ?A. Tấm và CámB. Tấm, Cám và dì ghẻC. Tấm, Cám và vuaD. Tấm, Cám và bà lão hàng nướcBCâu 10 : Loại nhân vật nào không thể là nhân vật chính trong tác phẩm văn học?A. Nhân vật chính diệnB. Nhân vật phản diệnC. Nhân vật phụD. Nhân vật điển hìnhCâu 9 : Nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?A. Là hình tượng con người được miêu tả trong tác phẩm.B. Là con người hoặc sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm.C. Là nhân vật chính và nhân vật chính diện trong tác phẩm.D. Là tất cả các đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. DCCâu 11 : Hãy sắp xếp các sự kiện sau trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về theo một thứ tự phù hợp:1 – Pê-nê-lốp bảo nhũ mẫu Ơ-ri-clê khiêng chiếc giường ra khỏi phòng.2 – Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác nhưng nhằm thông báo cho Uy-lít-xơ về sự thử thách đối với chàng.3 – Khi nghe Uy-lít-xơ nói về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp vô cùng sung sướng và hạnh phúc nhận ra người chồng yêu quý của mình.4 – Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp không tin.A. 4 – 2 – 1 – 3B. 4 – 2 – 3 – 1C. 4 – 3 – 2 – 1D. 4 – 1 – 3 – 2AĐoạn tóm tắt dưới đây thuộc tác phẩm nào và tóm tắt dựa theo nhân vật nào?	Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.	Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.	Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.A. Từ Thức gặp tiên, nhân vật Từ ThứcB. Sự tích Hồ Gươm, nhân vật Lê LợiC. Sự tích Hồ Gươm, nhân vật Rùa VàngD. Sự tích Hồ Gươm, nhân vật Lê ThậnLUYỆN TẬPBBài tập 1 ( SGK – 121 122)Bản tóm tắt (1)Bản tóm tắt (2)Cách tóm tắtTóm tắt toàn bộ câu chuyệnLựa chọn tóm tắt một số sự việc, chi tiết tiêu biểu (Sự nhầm lẫn “bố thật” và “bố giả” dẫn đến cái chết cho vợ )Mục đíchGiúp người đọc hiểu và nhớ nội dung câu chuyệnDùng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến (Câu chuyện lẽ ra chấm hết .)LUYỆN TẬPTóm tắt truyện dựa theo nhân vật Trọng ThủyGợi ý:Lai lịch nhân vật.Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.Quan hệ của Trọng Thủy với các nhân vật khác trong truyện.Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.Bài tập 2 ( SGK – 122)LUYỆN TẬPGợi ý:1. Trọng Thuỷ là con trai Triệu Đà, được cha cầu hôn con gái ADV là Mị Châu (sau khi thất bại ở cuộc xâm lược Âu Lạc lần thứ nhất). 2. Trở thành chồng Mị Châu, Trọng Thuỷ tìm cách dụ dỗ MC cho xem nỏ thần, ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vào để mang về nước, nói dối là về thăm cha. 3. Khi chia tay, TT hỏi MC về cách thức tìm nhau nếu hai nước có chiến tranh. 4. MC đáp sẽ rứt lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu. 5. Về nước, TT cùng cha đánh Âu Lạc, cha con MC thất bại chạy trốn. 6. TT theo dấu lông ngỗng đuổi đến nơi chỉ thấy xác MC bên bờ biển bèn ôm xác về táng ở Loa Thành. Thương tiếc vợ, khi đi tắm tưởng MC ở dưới giếng liền lao đầu xuống giếng mà chết.Bài tập 2 ( SGK – 122)Tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật TấmLUYỆN TẬPBài tập 3 ( SGK – 122)Gợi ý:Lai lịch nhân vật.Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện.Quan hệ của Tấm với các nhân vật khác trong truyện.Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_tom_tat_van_ban_tu_su.pptx