Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 21, 22: Tấm Cám

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 21, 22: Tấm Cám

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoa hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng của.

 (Đất Nước, Trích trường ca

Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)

 

ppt 18 trang ngocvu90 4860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 21, 22: Tấm Cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21-22: TẤM CÁMTruyện cổ tíchTa lớn lên bằng niềm tin rất thậtBiết bao nhiêu hạnh phúc có trên đờiDẫu phải khi cay đắng dập vùiRằng cô Tấm cũng về làm hoa hậuCây khế chua có đại bàng đến đậuChim ăn rồi trả ngon ngọt cho taĐất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoaHoa của đất, người trồng cây dựng của.	(Đất Nước, Trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)Cấu trúc bài họcTiểu dẫnĐọc hiểu văn bảnTổng kếtI. Tiểu dẫn:1.Khái niệm “Truyện cổ tích”: Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.2. Phân loại truyện cổ tích và đặc điểm của cổ tích thần kì - Truyện cổ tích được chia làm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt. - Cổ tích thần kì: + Đặc trưng: có sự tham gia của các yếu tố thần kì. + Nội dung: Thể hiện ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc gia đình về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của con người. - Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Thế nào là truyện cổ tích? Truyện cổ tích được chia làm mấy loại? Em biết gì về cổ tích thần kì? Tấm Cám thuộc loại nào? Kiểm tra việc đọc ở nhàCái yếm đỏQuả thịCá bốngBụtHoàng hậuGiàyCámKhung cửiVàng anhGiỏ tépII. Đoc - hiểu văn bản1. Đọc – Tóm tắt cốt truyệnTóm tắt ngắn gọn truyện cổ tích Tấm Cám ?I. Tiểu dẫn TấmMẹ con Cám *. Khi Tấm còn ở nhà- Ăn trắng mặc trơn- Mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với dì ghẻ.- Làm lụng vất vả- Bắt được giỏ tép đầy- Nuôi cá bống- Muốn đi xem hội- Thử giày- Được làm hoàng hậu- Dì ghẻ cay nghiệt, Cám được mẹ nuông chiều.- Cám lừa trút giỏ tép để được yếm đỏ- Lừa bắt cá bống làm thịt - Trộn thóc vào gạo bắt Tấm nhặt- Khinh miệt- Ngạc nhiên, hằn họcTẤMMẸ CON CÁM Xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám “ khi Tấm còn ở nhà ” được thể hiện qua những chi tiết nào ? Mâu thuẫn gia đình: hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ, con chồng.II. Đoc - hiểu văn bản:Đọc- Tóm tắt nội dungPhân tích nội dung: a. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám:=> Triết lí “Ở hiền gặp lành”II. Đoc - hiểu văn bản:1. Đọc-Tóm tắt nội dung:2. Phân tích nội dung: a. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám:	*. Khi Tấm còn ở nhà:	- Cách giải quyết mâu thuẫn:	+ Tấm chỉ biết “bưng mặt khóc hu hu”, “òa lên khóc”, “ngồi khóc một mình”, “nức nở khóc”-> Nhường nhịn, chịu thua thiệt->phản ứng thụ động	+ Bụt xuất hiện giúp đỡ: Cô gái mồ côi nghèo khổ trở thành hoàng hậuTác giả dân gian đã giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?TấmMẹ con CámMâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau giữa thiện và ác trong xã hội-mâu thuẫn xã hội - Trèo cau- Hoá thành chim vàng anh- Thành cây xoan đào- Thành khung cửi- Thành cây thị - quả thị- Trở lại làm người, sống hạnh phúc - Đẵn gốc cây cau giết Tấm - Giết chim vàng anh - Chặt cây xoan đào - Đốt khung cửi - Bị trừng trị đích đángXung đột ở chặng này (kể từ lúc Tấm đã vào cung) được thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám ở chặng này?II. Đoc - hiểu văn bản:1. Đọc- Tóm tắt nội dung2. Phân tích nội dung: a. Mâu thuẫn,giữa Tấm và mẹ con Cám:	*. Khi Tấm còn ở nhà:	*. Khi Tấm đã vào cung:- Cách giải quyết mâu thuẫn: Tấm chủ động, biến hoá nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau sau đó trở thành người trừng trị mẹ con Cám.=> Đây là mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ nhưng trên hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn nàyđược tác giả dân gian giải quyết theo hướng thiện thắng ácb. Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm- Những lần biến hóa: Chim vàng anh-> Cây xoan đào-> Khung cửi-> Quả thị->Dù bị mẹ con Cám tìm cách tiêu diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các hình thức khác nhau; càng về sau Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, hạnh phúc. - Qua những lần biến hóa dân gian muốn khẳng định. + Cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng. +Cái thiện chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắngc. Ý nghĩa việc trả thù của Tấm: - Là hành động thiện trừng trị cái ác. - Nó phù hợp với quan niệm ở “hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” của nhân dânIII. Tổng kết1. Ý nghĩa văn bản:Truyện Tấm Cám ca ngợi sức sống bất diệt, sức trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.2. Nghệ thuật- Xây dựng những mâu thuẫn những xung đột ngày càng gay gắt.- Xây dựng nhân vật theo hai hướng đối lập cùng tồn tại song phát triển.- có nhiều yếu tố thần kì.- Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.Củng cố :Kể lại truyện cổ tích Tấm CámBài học rút ra từ câu chuyện Tấm Cám?Dặn dò :Chuẩn bị bài mới.Tìm truyện cổ tích tương tự về Tấm Cám ?Con Lừa	Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.	Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_tiet_21_22_tam_cam.ppt