Bài giảng Ngữ văn 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

•Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585).

•Hiệu Bạch Vân cư sĩ, học trò suy tôn là Tuyết giang phu tử.

•44 tuổi: thi đỗ, làm quan 8 năm, dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần, không được chấp thuận à cáo quan về quê.

•Tuy ở ẩn nhưng thường tham vấn cho nhà Mạc, được phong chức Trình Quốc công (Trạng Trình).

 

ppt 34 trang ngocvu90 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀN(Nguyễn Bỉnh Khiêm)I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả:Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585).Hiệu Bạch Vân cư sĩ, học trò suy tôn là Tuyết giang phu tử.44 tuổi: thi đỗ, làm quan 8 năm, dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần, không được chấp thuận cáo quan về quê.Tuy ở ẩn nhưng thường tham vấn cho nhà Mạc, được phong chức Trình Quốc công (Trạng Trình).I. TÌM HIỂU CHUNGTác giả:Thơ ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều xấu xa trong xã hội.Tác phẩm chính: Bạch Vân am thi tập (chữ Hán), Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm).I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm:Xuất xứ: là bài thơ Nôm số 73 trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.Nhan đề “Nhàn” do người đời sau đặt.Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN	 NHÀNMột mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.(Nguyễn Bỉnh Khiêm)Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN	Chữ “nhàn” trong từ điển tiếng Việt được giải thích là: “có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến”. Đọc bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh (chị) thấy, với tác giả như thế nào là nhàn? + Hai câu thơ đầu cho biết thú nhàn của nhà thơ là gì? + Trong hai câu thơ 5, 6, cái nhàn được phát hiện ở những phương diện nào? + Các câu 3, 4 và 7, 8 biểu hiện khía cạnh nào của chữ nhàn?II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNNiềm vui với công việc lao động của một lão nông nơi thôn quê (câu 1, 2)Niềm vui với cách ăn uống, sinh hoạt dân dã, thanh đạm, mùa nào thức ấy (câu 5, 6)Thái độ dứt khoát tránh xa nơi quyền quý, xem thường danh lợi (câu 3, 4 và 7, 8)II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN	Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là kiểu nhàn hưởng lạc, nhàn lười biếng vì không quan tâm sự đời. 1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:Một mai, một cuốc, một cần câuĐiệp số từ “một”Liệt kê những nông cụNhịp thơ 2/2/3 chậm rãi mọi thứ sẵn sàng, con người cũng sẵn sàng, tư thế ung dung, nhàn nhã1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:	Thơ thẩn dầu ai vui thú nàoThơ thẩn: trạng thái thảnh thơi, trong lòng không gợn mưu toan, ham muốn.“dầu ai”, “thú nào”: ngầm ý đối lập giữa thú nhàn bản thân đã chọn và những cách sống khác của người đời. Sự tự tin vào bản thân1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:	Thu ăn măng trúc, đông ăn giá	Xuân tắm hồ sen, hạ tắm aoBộ tranh tứ bình “xuân, hạ, thu, đông”Liệt kê các thói quen sinh hoạt bình thường, dân dã các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy: hòa hợp với tự nhiên.1. “Nhàn” – Bức chân dung cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:Một “lão nông tri điền” vui vầy, thuần hậu chất phác với cuộc sống đạm bạc mà vẫn thanh cao. “Nhàn” là sống hòa hợp với tự nhiên, vui với cuộc sống dân dã, giản dị, thanh đạm.2. “Nhàn” – Bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm2. “Nhàn” – Bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm	Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,	Người khôn, người đến chốn lao xao.Cách nói ngược nghĩa, sự đối lập giữa dại và khôn, ta và người, nơi vắng vẻ và chốn lao xaoBiểu tượng: + nơi vắng vẻ nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn	 + chốn lao xao chốn cửa quyền, đường làm quan, danh lợi	Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống	Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.Điển tích “giấc hòe”Nhịp ngắt 1/3/3, 2/5Nhìn xem: tư thế đứng cao hơn, ngắm nhìn thế sự triết lí ở đời: công danh, của cải chỉ là giấc chiêm bao thoảng qua, nhân cách của con người mới là điều còn mãi.2. “Nhàn” – Bức chân dung nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh KhiêmMột nhân cách thanh cao, đối lập với danh lợi như nước với lửa, dứt khoát tránh xa nơi quyền quý.Một bức chân dung trí tuệ sáng suốt, uyên thâm, vô cùng tỉnh táo, thấu hiểu quy luật cuộc đời. “Nhàn” còn là triết lý sống phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.	Như vậy, sau khi tìm hiểu bài thơ, theo anh (chị), với Nguyễn Bỉnh Khiêm, bản chất của lối sống “nhàn” là gì?	Từ cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bạn cho rằng: Nhàn chẳng qua là do hoàn cảnh đem đến, sau khi từ chức, ông được rỗi việc quan nên có cảm giác nhàn. Ý kiến của anh (chị)?	Anh (chị) hãy tổng kết những nét đặc sắc nghệ thuật và nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ.III. TỔNG KẾTIII. TỔNG KẾTNghệ thuật:Sử dụng phép đối, điển tíchNgôn từ mộc mạc, tự nhiên mà có ý vị, giàu chất triết lýIII. TỔNG KẾT2. Nội dung:	Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.CỦNG CỐBài thơ "Nhàn" trích từ tập thơ nào?a. Bạch Vân am thi tập b. Bạch Vân quốc ngữ thi d. Các phương án (A,B,C) đều sai c. Quốc âm thi tập Nơi “vắng vẻ” là nơi như thế nào?1234Nơi thưa thớt không có người ởNơi thiên nhiên rất khắc nghiệtNơi không có sự sốngNơi tự làm mà ăn, không phụ thuộc vào sự ưu đãi của thiên nhiênCách hiểu đúng về quan niệm sống nhàn ở bài thơ trên là gì?010203Không vất vả, cực nhọc Xa lánh nơi quyền quí để giữ cốt cách thanh caoKhông quan tâm tới xã hôi04Chỉ sống riêng cho mìnhCâu thơ "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"nói về cuộc sống như thế nào?d. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúngc. Cuộc sống bình thường, tự nhiênb. Cuộc sống vinh hoa phú quía. Cuộc sống khổ cực, tự nhiên, đạm bạcTHANK YOU

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_nhan_nguyen_binh_khiem.ppt