Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng _ Lí Bạch

Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng _ Lí Bạch

I. Tìm hiểu chung

1. Vài nét về thơ Đường

-Thơ Đường( Đường thi) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ VII- X (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài.

- Một số đặc điểm:

+ Thể thơ: Đường luật, cổ phong:(trong đó Đường luật có: bát cú, tuyệt cú, bài luật.)

 

pptx 26 trang ngocvu90 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Tại lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng _ Lí Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚPALLPPT.com _ Free PowerPoint Templates, Diagrams and ChartsC.MÁC PH.ĂNGGHEN«TÌNH ĐỒNG CHÍ CỘNG SẢN» CAO CẢ, VĨ ĐẠISợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.ĐÔI BẠN “VĂN CHƯƠNG” LẦU HOÀNG HẠCHơn nhau 12 tuổi – tri âm, tri kỉLÍ BẠCH – MẠNH HẠO NHIÊN Đọc văn:TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG _Lí Bạch_I. Tìm hiểu chung1. Vài nét về thơ ĐườngThơ Đường( Đường thi) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ VII- X (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài.- Một số đặc điểm:+ Thể thơ: Đường luật, cổ phong:(trong đó Đường luật có: bát cú, tuyệt cú, bài luật.)+ Có quy định chặt chẽ về niêm luật + Ngôn ngữ đơn giản nhưng rất tinh luyện, có khả năng diễn đạt vô cùng tinh tế và phong phú. + Hàm súc, cô đọng: không nói hết ý :ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời), ngôn tận nhi ý bất tận (lời hết mà ý chưa hết)... THƠ ĐƯỜNGMột số nhà thơ tiêu biểu www.free-powerpoint-templates-design.comĐỖ PHỦ VƯƠNG DUYVƯƠNG XƯƠNG LINHLÍ BẠCHTHÔI HIỆUTrò chơi: Nhanh mắt nhanh tayCùng xem video - sau đó ghi nhớ và viết lại các sự kiện, dấu mốc lịch sử xoay quanh cuộc đời của thi tiên Lí Bạch?Đội nào ghi nhớ được nhiều nhất, đội đó giành chiến thắng!2. Tác giả- Lí Bạch (701- 762), quê ở Cam Túc- Trung Quốc.- Là người hào phóng, thích giao lưu bạn bè và ngao du thưởng ngoạn phong cảnh.- Để lại hơn 1000 bài thơ.- Phong cách: lãng mạn, bay bổng, tinh tế, tự nhiên, giàu sáng tạo.=>Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại, được mệnh danh là thi tiên.2. Tác phẩma.Hoàn cảnh sáng tác Năm 728, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên- người bạn tri âm, tri kỉ của mình từ lầu Hoàng Hạc đi Quảng Lăng.b. Nhan đề: Địa danh lầu Hoàng Hạc: + Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. + Danh lam thắng cảnh nổi tiếng. + Truyền thuyết Phí Văn Vi cỡi hạc vàng bay về trời.Các em nhấp vào hình nghe bài hát Địa danh Dương Châu: đô thị phồn hoa bậc nhất đời Đường. Mạnh Hạo Nhiên (689-740) + Nhà thơ lớn đời Đường. + Người bạn văn chương thân thiết của Lí Bạch.« Vạn lạng vàng không mua nổi tình bạn- Người âm khó tri, người tri khó âmNgười tri âm ngàn năm có một»c. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.d. Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn biệt. + Hai câu cuối: Tâm trạng của người đưa tiễn.故 人 西 辭 黃 鶴 樓 煙 花 三 月 下 陽 州 孤 帆 遠 影 碧 空 盡 惟 見 長 江 天 際 流 Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâuYên hoa tam nguyệt há Dương ChâuCô phàm viễn ảnh bích không tậnDuy kiến Trường Giang thiên tế lưu黃 鶴 樓 送 孟 浩 然 之 廣 陵HOÀNG HẠC LÂUTỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNGPhiên âm: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.Dịch thơ: Bạn từ lầu Hạc lên đường, Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng. Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. ( Ngô Tất Tố dịch)Dịch nghĩa: Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây,. Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếcChỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.II. Đọc – hiểu văn bảnHai câu thơ đầu : «Khung cảnh đưa tiễn» So sánh phần phiên âm với dịch thơ: Bản dịch thơ: + Thiếu, chưa sát nghĩa: Cố nhân: bạn cũ. Tây từ: từ biệt ở phía tây Tam nguyệt: tháng BaPhiên âm:«Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu»Dịch thơ:«Bạn từ lầu Hạc lên đườngGiữa mùa hoa khói Dương Châu xuôi dòng»Hoạt động nhóm:Các em hãy tìm những từ ngữ miêu tả không gian, thời gian và con người trong cảnh chia tay ? Nhận xét về khung cảnh ấy?NHÓM 1NHÓM 2NHÓM 3NHÓM 4KHÔNG GIANTHỜI GIANCON NGƯỜIĐiểm xuất phát: Hoàng Hạc lâuĐiểm đến: Dương Châu«Yên hoa tam nguyệt»: tháng ba- cuối xuân – mùa hoa khói.«Cố nhân»: Người bạn cũ, tri âm tri kỉ.=> Khoáng đạt, mỹ lệ, xa xôi=> thơ mộng, bồi hồi, xao xuyến, buồn thương...tình bạn gần gũi, thân thiết từ lâu...Con ngườiKhông gianThời gianThống nhất ở cái đẹpCuộc chia tay, tiễn biệt.( tâm trạng buồn)Cảnh đẹp, tình bạn đẹp mà phải chia li.Nỗi buồn li biệt càng trở nên thấm thía.2. Hai câu cuối: « Nỗi lòng của nhà thơ» So sánh phần phiên âm với dịch thơ:+ Cô phàm (nguyên tác): cánh buồm lẻ loi, cô đơn.+ Bích không tận: màu xanh biếc bao la rợn ngợp.+ Trường Giang: tên con sông.→ Bản dịch thơ chưa sát nghĩa, làm mất sắc màu của không gian chia tay.Phiên âm:«Cô phàm viễn ảnh bích không tậnDuy kiến Trường Giang thiên tế lưu»Dịch thơ:«Bóng buồm đã khuất bầu khôngTrông theo chỉ thấy dòng sông bên trời»PHIẾU HỌC TẬPSông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông đó hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy « cánh buồm lẻ loi»? Hãy chỉ ra tâm trạng và nỗi lòng của nhà thơ ?Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dung trong hai câu thơ và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó?+ Bóng buồm lẻ loi phía xa khoảng không xanh biếcQuá trình dịch chuyển của con thuyền cũng là quá trình trông theo vời vợi của người đưa tiễn: con thuyền đã mất hút mà người đưa tiễn vẫn đứng chơ vơ trên lầu Hoàng Hạc.Trong cảnh có tình, trong cái tĩnh có cái động.- Đối lập:dòng Trường Giang chảy ngang trời.Nghệ thuật dùng cái có để nói cái không và ngược lại: sự hiện hữu của dòng sông, bầu trờisự mất hút của bóng buồmsự hiện hữu của người đưa tiễn(Cái có)(Cái không)(Cái có)(Cái mất)(Cái còn)cánh buồm mất hút vào khoảng không Gợi cảm nhận về 2 dòng sông: dòng Trường Giang chảy ngang trời và dòng sông nỗi nhớ bạn đang chảy mãi không thôi trong tâm tư nhà thơ.III. Tổng kết.- Nội dung: Tình cảm thắm thiết, nỗi buồn trong sáng của một thi nhân có tâm hồn rộng mở trong buổi đưa tiễn bạn. Qua đó ca ngợi tình bạn trong sáng, chân thành. Nghệ thuật: + Hàm súc, cô đọng ý tại ngôn ngoại.+ Bút pháp: vịnh cảnh ngụ tình, đối lập.IV. Luyện tập1. Bài tập 2 ( SGK/144) Các nhà thơ Đường rất trân trọng tình bạn. Em hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống hôm nay?

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_doc_van_tai_lau_hoang_hac_tien_manh_hao.pptx