Bài giảng Giáo dục công dân 10 - Bài: Mô hình kinh tế hợp tác xã - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Hằng Nga

Bài giảng Giáo dục công dân 10 - Bài: Mô hình kinh tế hợp tác xã - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Hằng Nga

Các bạn hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Thông tin 1: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Khoản 1 điều 3, luật hợp tác xã năm 2012

Các bạn căn cứ vào thông tin 1 để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã. Theo các bạn, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành như thế nào? Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì?

 

pptx 19 trang Phan Thành 05/07/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 10 - Bài: Mô hình kinh tế hợp tác xã - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Hằng Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng tất cả các bạn tập thể lớp 10A7 và cô giáo đã đến với buổi thuyết trình môn GDCD 10 ngày hôm nay! 
Nhóm tổ số 2 
Người tổ chức: Hoàng Việt Anh – Tổ trưởng 
Giới thiệu các thành viên trong tổ 2 
1. Hoàng Việt Anh (tổ trưởng) – Tạo file PowerPoint, chuyển bài chiếu 
2. Nguyễn Hoàng Long – Cung cấp hình ảnh 
3. Nguyễn Phương Thảo – Thuyết trình 
4. Lã Thùy Dương – Cung cấp thông tin bổ sung 
5. Trần Phương Thảo – Cung cấp câu hỏi và trả lời 
6. Nguyễn Hoài Linh – Chỉnh sửa lỗi sai 
7. Nguyễn Thu Hiền – Chỉnh sửa lỗi sai 
8. Lê Nguyễn Mai Linh 
9. Nguyễn Ngọc Hà 
10. Hoàng Hà Linh 
11. Trần Trung Kiên 
12. Nguyễn Lan Anh 
13. Đoàn Thanh Thủy 
Hỗ trợ và theo dõi 
Bài học ngày hôm nay Chủ đề 4: §7: S ản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh 
Tóm tắt nội dung bài học 
Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mỗi mô hình 
Mô hình kinh tế hợp tác xã 
1. Thông tin 1 
2. Thông tin 2 
3. Tình huống 
Let’s start! 
Mô hình kinh tế hợp tác xã 
Các bạn hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi 
Thông tin 1: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. 
Khoản 1 điều 3, luật hợp tác xã năm 2012 
Các bạn căn cứ vào thông tin 1 để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã. Theo các bạn, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành như thế nào? Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì? 
Trả lời câu hỏi 
- Chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã là tập thể . 
- Mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành trên tinh thần tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
- Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên : T ạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. 
Các bạn hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi 
Thông tin 2: Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xuất hiện mô hình kinh tế hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với cách sản xuất kinh doanh mới Bình Thuận hiện có khoảng 180 hợp tác xã, được hình thành một cách tự nguyện giữa các xã viên với hơn 47800 thành viên. Các hợp tác xã vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn góp phần tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội, tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập. Tiêu biểu là hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh , huyện Tánh Linh trồng nấm linh ch i , n ấ m rơm và sản xuất phân hữu cơ; tại hợp tác xã Bình Minh , huyện Bắc Bình trồng dưa lưới trong nhà màng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ứng dụng khoa học – công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,... 
Theo , 07/12/2019 
Các bạn cho biết những lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2 . Các bạn liệt kê các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã mà các bạn biết. 
Nguồn ảnh: 
Trả lời câu hỏi 
- Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2 là hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh huyện Tánh Linh trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ; tại hợp tác xã Bình Minh, huyện Bắc Bình trồng dưa lưới trong nhà màng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ứng dụng khoa học – công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,... 
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã là hợp tác xã nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Rạng Đông có trụ sở ở thị trấn Đắc Tô , huyện Đắc Tô , chuyên sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực như trồng cà phê, cao su, rau sạch, trồng cây ăn quả. 
Các bạn hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi 
Tình huống: Gia đình Lan là hộ chuyên canh rau ở vùng ngoại thành. Do sản xuất với quy mô nhỏ và bố mẹ Lan phải tự tiêu thụ nên thu nhập thấp, không ổn định. Những năm gần đây, ở quê Lan xuất hiện mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp chuyên cung cấp rau, thịt an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho các xã viên. Nhiều hộ gia đình xung quanh nhà Lan đã tham gia hợp tác xã, được cán bộ hỗ trợ về kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh và hợp tác xã đứng ra thu mua sản phẩm. Gia đình Lan băn khoăn không biết có nên tham gia hợp tác xã hay không. 
Các bạn đọc tình huống trê n và đưa ra ý kiến của mình để giúp gia đình Lan lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp. 
Trả lời câu hỏi 
- Ý kiến: Gia đình Lan nên tham gia hợp tác xã để nhận được sự giúp đỡ từ các thành viên trong hợp tác xã về nguồn tiêu thụ, thị trường, công nghệ trồng rau cũng như nguồn vốn. Từ đó có thể phát triển việc kinh doanh của gia đình, nâng cao chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 
Những kết luận được rút ra 
Câu hỏi: Dựa vào các câu hỏi được trả lời ở các thông tin và tình huống ở phần trên, các bạn hãy cho biết: Mô hình hợp tác xã là gì? Đặc điểm của nó là gì? 
Trả lời: 
- Mô hình hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên. 
- Đặc điểm: Là hình thức tổ chức kinh tế thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, vừa thể hiện tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. 
Những ưu – nhược điểm của hợp tác xã 
1. Ưu điểm của hợp tác xã 
- Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao. 
- Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã. 
- Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã. 
→ Có thể thấy hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đặc biệt, là đại diện cho hình thái kinh tế tập thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế của đất nước. 
2. Nhược điểm của hợp tác xã 
- Cũng do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã góp. 
- Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã. 
- Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác. 
Những người tổ chức hợp tác xã 
1. Đại hội thành viên 
- Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. 
+ Đại hội thành viên thường niên phải được họp trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do hội đồng quản trị triệu tập. 
+ Đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập theo quy định. 
- Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên hợp tác xã được quy định tại đ iều 32 l uật h ợp tác xã năm 2012 và đ iều lệ của h ợp tác xã . 
2. Hội đồng quản trị 
- L à cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 3 người, tối đa là 15 người. 
- Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tác xã do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm. 
- Kỳ họp: Hội đồng quản trị hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của điều lệ nhưng ít nhất 3 tháng 1 lần do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị được chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập. 
- Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất tổng số thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã. 
- Quyền hạn và nhiệm vụ của h ội đồng quản trị được quy định tại đ iều 36 l uật h ợp tác xã năm 2012 và đ iều lệ của h ợp tác xã. 
3. Chủ tịch hội đồng quản trị 
- Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và có quyền hạn, nghĩa vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị. 
- Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thành viên trừ trường hợp l uật h ợp tác xã năm 2012 hoặc điều lệ có quy định khác. 
- Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao. 
- Ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ . 
- Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của l uật h ợp tác xã năm 2012 và điều lệ. 
4. Giám đốc (tổng giám đốc) 
- Là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã g iám đốc (tổng giám đốc) có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây: 
+ Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã . 
+ Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị . 
+ Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị. 
+ Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính h à ng năm . 
+ Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định . 
+ Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị . 
+ Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã. 
- Trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định nêu trên còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị. 
5. Ban k iểm soá t 
- C ó từ 30 thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định. Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ. 
- Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 7 người. 
- Nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị. 
- Quyền hạn, nhiệm vụ của b an kiểm soát hoặc kiểm soát viên được quy định tại khoản 4 đ iều 39 l uật h ợp tác xã năm 2012. 
Bài thuyết trình của nhóm chúng mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi! 
😘😄👏 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_10_bai_mo_hinh_kinh_te_hop_tac_x.pptx