Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Phượng - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Phượng - Trường THPT Nguyễn Trãi

Vụ I: Chọn những cá thể mang các tính trạng đúng theo yêu cầu đặt ra từ ruộng giống gốc (1).

Vụ II, III: Trộn hạt của tất cả cá thể đã chọn ở vụ I đê gieo trồng và so sánh với các giống đối chứng (3) và giống gốc (1).

 

pptx 23 trang Phan Thành 05/07/2023 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Phượng - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI 
MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 
GV: Chu Thị Thanh Nhàn 
BÀI 10: PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 
Làm thế nào để từ các giống ngô địa phương (A) tạo ra được các giống ngô (B); (C); (D), (E) trong hình 10.1? 
KHỞI ĐỘNG 
BÀI 10: PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
 Một số khái niệm trong chọn và tạo giống cây trồng 
 Một số phương pháp chọn giống cây trồng 
 Một số phương pháp tạo giống cây trồng 
1. Một số khái niệm trong chọn và tạo giống cây trồng 
Tạo giống cây trồng là cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào. 
Chọn giống cây trồng là chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người. 
Vật liệu khởi đầu là những cây dại hay cây trồng được sử dụng để tạo ra giống mới bằng những phương pháp chọn tạo giống thích hợp. 
Vật liệu khởi đầu đa dạng, phong phú sẽ thuận lợi cho chọn tạo giống. 
Giống gốc là giống ban đầu trước khi được chọn lọc. 
Giống đối chứng là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương. 
Giống ưu thế lai là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng. 
2. Một số phương pháp chọn giống cây trồng 
Phương pháp chọn lọc hỗn hợp 
Vụ I: Chọn những cá thể mang các tính trạng đúng theo yêu cầu đặt ra từ ruộng giống gốc (1). 
Vụ II, III: Trộn hạt của tất cả cá thể đã chọn ở vụ I đê gieo trồng và so sánh với các giống đối chứng (3) và giống gốc (1). 
Ưu điểm 
Nhược điểm 
Nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện. 
Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc. 
Phương pháp chọn lọc cá thể 
Vụ I: Chọn và để riêng những cá thể mang các tình trạng theo yêu cầu đặt ra từ ruộng giống gốc (1). 
Vụ II trở đi: Gieo trồng riêng rẻ cá thể đã chọn mục I và tiếp tục chọn đến khi đạt mục tiêu chọn giống; có thể hỗn hợp các cá thể hoặc để riêng. Tiến hành so sánh giống chọn lọc (2) với các giống đối chứng (3) và giống gốc (1) ở vụ sau. 
Ưu điểm: Tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống. 
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và diện tích đất. 
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc giống cây trồng 
Cách tiến hành 
Loại giống nhiễm bệnh 
Chọn giống chuỗi có năng suất và chất lượng cao Giám định bệnh Chọn làm cây mẹ Tách thân cây con Tách đỉnh sinh trưởng Nhân nhanh và nuôi thành cây giống hoàn chỉnh. 
Ưu điểm: Rút ngắn thời gian chọn được giống cây trồng sạch bệnh. 
Nhược điểm: Chi phí cao. 
3. Một số phương pháp tạo giống cây trồng 
Nhóm 1 . Tìm hiểu tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính. 
Nhóm 2 . Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen. 
Nhóm 3. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể. 
Nhóm 4. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen. 
Lai hữu tính 
Lai hữu tính là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo ra các con lai mang nhiều tính trạng tốt của bố mẹ 
Trong lại hữu tính, hiện tượng con lai F1 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ được gọi là ưu thế lai. Nhờ vậy, nhiều giống cây trồng năng suất rất cao đã được tạo ra. 
Ưu điểm: Dễ thực hiện, đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao. 
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn tính trạng không mong muốn. 
Đột biến gen 
Dùng một tác nhân như tia phóng xạ, chất hoá học,... tác động làm thay đổi cấu trúc hoá học của DNA trong tế bào của lá, hạt, mô gây ra đột biến gen, kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mang các tính trạng đột biến có tính bền vững và có thể di truyền cho các đời sau 
Ưu điểm: Tạo ra nguồn biến dị rất phong phú và nhanh tạo ra giống mới. 
Nhược điểm: Tỉ lệ biến dị có lợi thấp (khoảng 1/10.000). 
Đa bội thể 
Những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể đơn bội (từ 3n trở lên) được gọi là đa bội thể. 
Các tác nhân ảnh hưởng mạnh tạo nên đa bội thể như thay đổi nhiệt độ đột ngột, tác động của hoá chất như cochicine. 
Ưu điểm: Có thể tạo ra giống cây trồng có năng suất cao, sức sống cao, tính thích ứng rộng, có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi. 
Nhược điểm: Tỷ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính. 
Chuyển gen 
Sử dụng kĩ thuật kết hợp một gen hay một số gen của loài này vào gen của loài khác bằng cách chuyên DNA tái tổ hợp vào công cụ chuyển gen và đưa đến tế bào. 
Ưu điểm: Nhanh đạt được mục đích chọn giống. 
Nhược điểm: Kĩ thuật cao và thiết bị phức tạp. 
Câu 1 : Quan sát hình 10.3 và cho biết vì sao cần so sánh giống chọn loc (2) với giống gốc (1) và giống đối chứng (3)? 
LUYỆN TẬP 
Cần so sánh giống chọn lọc (2) với giống gốc (1) và giống đối chứng (3) để đạt mục tiêu chọn giống. 
Trả lời 
Câu 2 : Hãy giải thích vì sao giống dưa hấu tam bội (3n) trong hình 10.10 không có hạt? 
Trả lời 
Do cây không sinh sản hữu tính, nên được ứng dụng tạo ra các loại quả không hạt 
Vì sao cây trồng biến đổi gen bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở nhiều quốc gia? 
VẬN DỤNG 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 10 
- Hoàn thành bài tập được giao 
- Xem trước nội dung bài 11 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_10_bai_10_bien_phap_cai_tao_va_su_dung_d.pptx