Kế hoạch bài dạy Toán 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp - Năm học 2022-2023 - Châu Huyền Linh

Kế hoạch bài dạy Toán 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp - Năm học 2022-2023 - Châu Huyền Linh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

–Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học (Y1), bao gồm: mệnh đề phủ định (Y2); mệnh đề đảo (Y3); mệnh đề tương đương (Y4); mệnh đề có chứa kí hiệu ,  (Y5); điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ (Y6).

– Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản (Y7).

2. Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận Toán học (1); Năng lực giao tiếp Toán học (2); Năng lực giải quyết vấn đề Toán học (3).

(1): Biết xác định một phát biểu có là mệnh đề, phủ định mệnh đề.

(2): Phát biểu lại mệnh đề sử dụng điều kiện cần, điều kiện đủ.

(3): Phủ định một mệnh đề; xét tính đúng sai của mệnh đề có chứa kí hiệu , .

3. Phẩm chất: Chăm chỉ xem bài trước ở nhà. Trách nhiệm nêu các câu hỏi về vấn đề chưa hiểu.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 

docx 120 trang Phan Thành 05/07/2023 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp - Năm học 2022-2023 - Châu Huyền Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Tiết :
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: MỆNH ĐỀ
Thời gian thực hiện: 3 tiết (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
–Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học (Y1), bao gồm: mệnh đề phủ định (Y2); mệnh đề đảo (Y3); mệnh đề tương đương (Y4); mệnh đề có chứa kí hiệu ", $ (Y5); điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ (Y6).
– Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản (Y7).
2. Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận Toán học (1); Năng lực giao tiếp Toán học (2); Năng lực giải quyết vấn đề Toán học (3).
(1): Biết xác định một phát biểu có là mệnh đề, phủ định mệnh đề.
(2): Phát biểu lại mệnh đề sử dụng điều kiện cần, điều kiện đủ.
(3): Phủ định một mệnh đề; xét tính đúng sai của mệnh đề có chứa kí hiệu ", $.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ xem bài trước ở nhà. Trách nhiệm nêu các câu hỏi về vấn đề chưa hiểu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- KHBD, SGK.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài tập xác định tính đúng sai của phát biểu: để củng cố khái niệm mệnh đề.
- Bài tập củng cố cuối chủ đề; bài tập rèn thêm khi về nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. HĐ khởi động
- Mục tiêu: Dẫn nhập vào bài học
- Nội dung: Ý kiến của các em về phát biểu “Tất cả loài chim đều biết bay.” 
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS nào cho rằng sai phải đưa ra ví dụ chứng minh.
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu phát biểu và gọi học sinh trả lời (Phải có 2 câu trả lời khác nhau)
+ Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời theo cá nhân. Trường hợp cho rằng phát biểu sai thì phải cho ví dụ minh họa. HS nêu một số loài chim nhưng không biết bay sau đó GV chiếu hình ảnh minh họa về một số loài chim.
+ Báo cáo kết quả: Cá nhân nêu ý kiến. Phát biểu trên sai vì có những loài chim không biết bay như đà điểu, chim cánh cụt,.... 
Từ đó GV tổng kết “Phát biểu trên có từ “Tất cả” nghĩa là hết thảy các loài chim nên nếu phát biểu trên đúng thì tất cả các loài đều chim phải biết bay nhưng thực tế có những loài được gọi, xếp vào loài chim nhưng không biết bay. Vậy phát biểu trên là sai. Những phát biểu có tính chất hoặc đúng hoặc sai được gọi là mệnh đề. Vậy mệnh đề là gì? Nó có những tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vấn đề đó.”
HĐ 1. Hình thành khái niệm “Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến” (7 phút)
A. Mệnh đề
1. Mục tiêu: Y1, Y7, (1)
2. Tổ chức HĐ: 
a) GV chuyển giao nhiệm vụ: Đọc các câu phát biểu và yêu cầu HS xác định tính đúng sai của mỗi câu:
P: " Việt Nam thuộc Châu Á”.	Q: “2 + 3 = 6”	R: “n chia hết cho 4”
b) HS thực hiện nhiệm vụ: thảo luận với bạn cùng bàn hoặc tự bản thân đưa ra nhận xét.
c) HS báo cáo kết quả: HS xung phong phát biểu ý kiến.
3. Sản phẩm học tập: P đúng, Q sai và R không xác định được tính đúng sai của nó, phản biện cho phát biểu R: với thì n chia hết cho 4, với thì n không chia hết cho 4.
4. Đánh giá: Qua câu trả lời của hs và cách hs lập luận để xác định R không phải là mệnh đề.GV giới thiệu các câu P và Q được gọi là mệnh đề, R không là mệnh đề. Đồng thời chốt kiến thức:
Mệnh đề là 1 câu khẳng định hoặc chỉ đúng, hoặc chỉ sai.
Mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Đặt tên mệnh đề bằng chữ cái in hoa, nội dung mệnh đề bỏ vào cặp ngoặc kép. (Hướng dẫn hs)
B. Mệnh đề chứa biến
Mục tiêu
Tổ chức HĐ
Sản phẩm học tập
PA ĐG
Y1, Y7, (1),
GV từ mđ R dẫn vào nội dung mới
HS trả lời theo cá nhân, thảo luận với bạn cùng bàn
HS nhận ra câu bên không phải là mệnh đề.
Qua câu trả lời của hs, gv biết được mức độ hs hiểu bài
Chuyển giao nhiệm vụ
TH nhiệm vụ
Báo cáo kết quả
Xét câu: “n chia hết cho 4”. Tìm vài giá trị của n để câu trên là mệnh đề đúng, là mệnh đề sai?
Kiểm tra với một số giá trị n cụ thể
Với n là bội của 4 thì phát biểu đúng và n không là bội của 4 thì phát biểu là sai.
GV: Câu phát biểu này là mệnh đề chứa biến. Một câu khẳng định chứa 1 hay nhiều biến mà giá trị đúng, sai của nó phụ thuộc vào giá trị cụ thể của các biến đó gọi là mệnh đề chứa biến.
Nâng Cao: Kết quả phép chia một số bất kì cho 4 có thể xãy ra các trường hợp nào?
Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9? Số nguyên tố là số như thế nào?
Đánh giá hoạt động này bằng BẢNG KIỂM vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học. 
NỘI DUNG
YÊU CẦU
XÁC NHẬN
Có 
Không 
Mệnh đề
(1)
Biết xác định được tính đúng – sai của phát biểu.
Biết đưa ra lí luận minh chứng phát biểu R không xác định được tính đúng hay sai.
Mệnh đề chứa biến (1)
Đưa ra ví dụ cho giá trị n minh chứng trường hợp phát biểu đó đúng – sai.
Nhận ra được một số như thế nào thì chia hết cho 4 và phát biểu đó là mệnh đề chứa biến.
Nâng cao (2)
Nhận ra được một số như thế nào thì chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố
Nhớ, phát biểu lại được các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
Luyện tập cho HĐ thông qua Phiếu học tập (Slide trình chiếu)
Tùy theo tốc độ học sinh hiểu bài mà GV đưa ra số lượng câu luyện tập. Các câu tô màu được đưa lên đầu.
Xét tính Đ-S của các phát biểu sau. Cho biết phát biểu nào là mệnh đề, phát biểu nào là mệnh đề chứa biến.
Nội dung các phát biểu
Đ-S
MĐ chứa biến
Bạn có thích học toán không?
Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có 1 cạnh bằng nhau.
Một tam giác là vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng 2 góc kia.
Trongđường tròn hai dây bằng nhau căng 2 cung bằng nhau
.
.
n là số nguyên lẻ là số lẻ.
ABCD là hình chữ nhật .
ABCD là hình bình hành .
x chia hết cho 6 x chia hết cho 2 và 3.
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Nếu một tam giác có một góc thì tam giác đó là tam giác vuông.
Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3.
Nếu thì .
17 là số nguyên tố.
Số là số hữu tỉ.
Dơi không phải là loài chim.
Số 12 chia hết cho 3.
Hà Nội là thủ đô của Thái Lan.
Việt nam là một nước thuộc châu Á.
Hôm nay trời đẹp quá!
HĐ 2. Phủ định của một mệnh đề (5 phút)
Mục tiêu
Tổ chức HĐ
Sản phẩm học tập
Phương án đánh giá
Y2 Y7, (1)
Nêu vấn đề: Ánh cho rằng P: “San hô là thực vật.”. Bạn Bông phản đối với ý kiến này và nói “San hô không phải là thực vật.” 
“San hô không phải là thực vật”; “San hô là động vật.”
Câu trả lời của học sinh, lí luận để đưa ra câu trả lời.
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả
Theo em ai nói đúng? Câu nói của Bông và Ánh khác nhau chỗ nào?
Cá nhân nêu ý kiến trên hiểu biết hoặc trao đổi thêm với bạn cùng bàn.
Cá nhân BC: Bông nói đúng.Bông thêm từ “không phải” vào trước từ “là” 
GV chốt kiến thức: Để bác bỏ, phủ nhận ý kiến P: “San hô là thực vật” ta thêm vào hoặc bớt ra từ “không”, “không phải” trước vị ngữ của P.
P là phát biểu sai nên là mệnh đề. Phát biểu của Bông là đúng nên là mệnh đề. Mệnh đề này phủ định lại mệnh đề P, kí hiệu là .
Điền vào dấu ... trong phát biểu: Q đúng thì... và ngược lại đúng thì Q....
GV chiếu câu hỏi
HS trả lời theo cá nhân hoặc trao đổi với bạn cùng bàn
Q đúng thì sai
 đúng thì Q sai
Nâng Cao: Phủ định các phát biểu sau và xét tính đúng sai của nó: “Cá voi là loài cá.”, “ là số hữu tỉ.”, “ là số vô tỉ.”, “Hiệu hai cạnh của tam giác nhỏ hơn cạnh còn lại.”
Qua câu trả lời của HS, GV nhận được phản hồi mức độ tiếp thu bài, từ đó có hướng hỗ trợ trong trường hợp học sinh chưa rõ.
HĐ 3. Mệnh đề kéo theo (7 phút)
Mục tiêu
Tổ chức HĐ
Sản phẩm học tập
Phương án đánh giá
Y6 Y7, (2)
GV chiếu hình vẽ tam giác vuông, nêu 2 phát biểu P, Q, yêu cầu HS thực hiện yêu cầu.
Nếu tam giác ABC là tam giác vuông tại A thì tam giác ABC có 
Qua câu trả lời của HS
Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng việc cho HS thực hiện phát biểu “Tam giác ABC cân có một góc bằng là tam giác đều.” dạng điều kiện cần, đk đủ.
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả
Cá nhân phát biểu
Cá nhân trả lời
XP trả lời
GV chốt: Cho mệnh đề P, Q, ta gọi phát biểu dạng “Nếu P thì Q” là mệnh đề kéo theo. Kí hiệu . Một số cách phát biểu khác của mệnh đề : P suy ra Q; P kéo theo Q. 
(Tại sao đủ, tại sao cần, giả sử đúng);
Mệnh đề chỉ sai khi GT đúng và KL sai. (lí giải tính đúng sai qua thực tế thầy Đức có nói “Nếu anh trúng số, anh sẽ mua nhẫn kim cương cho em.”)
Cho mệnh đề “Tam giác ABC cân có một góc bằng là tam giác đều.” Phát biểu mđ dạng điều kiện cần, đk đủ.
Cá nhân trả lời
XP trả lời
Nâng Cao: Phát biểu các mệnh đề “”; “Trong một tam giác, đường trung tuyến ứng với một cạnh mà bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó là tam giác vuông.” dạng điều kiện đủ, điều kiện cần. Xét tính đúng sai của mệnh đề.
Đánh giá cuối nội dung học qua hình thức BÀI TẬP, tại lớp học (2 câu), về nhà (các câu còn lại) (tùy theo đặc điểm tình hình của lớp mà yêu cầu số lượng).
Tiêu chí đánh đánh giá
Xác định đúng thứ tự mđ P, mđ Q.
NL GQVĐ
Phát biểu đúng các mệnh đề theo yêu cầu về cấu trúc, thứ tự.
Biết bổ sung để hoàn chỉnh câu trong mỗi mđ thành phần.
NL GTTH
Phát biểu trôi chảy, hoàn chỉnh mđ theo yêu cầu.
Phát biểu các mệnh đề sau bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện cần”, “điều kiện đủ”.
a) Nếu một số tự nhiên có chữ số tận cùng là chữ số 5 thì nó chia hết cho 5.
b) Nếu thì một trong hai số và là số dương.
c) Nếu một số tự nhiên chia hết cho 9 thì nó chia hết cho 3.
d) Nếu và cùng chia hết cho thì chia hết cho .
e) Nếu thì .
f) Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau.
g) Nếu một tứ giác là hình bình hành thì nó có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
h) Nếu thì .
i) Nếu một hình thoi có hai đường chéo bằng nhau thì nó là hình vuông.
HĐ 4. Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương (5 phút)
Mục tiêu
Tổ chức HĐ
Sản phẩm học tập
Phương án đánh giá
Y3 Y4 Y7
(2)
HS đã phát biểu mệnh đề “Tam giác ABC cân có một góc bằng là tam giác đều.” dạng đk cần và đk đủ trong HĐ trước.
YC HS phát biểu mệnh đề trong đó : “Tam giác ABC cân có một góc bằng ” và : “Tam giác ABC là tam giác đều” 
Nếu tam giác ABC là tam giác đều thì tam giác ABC cân và có một góc bằng . 
SP của HS
Giới thiệu phát biểu “Tam giác đều là tam giác cân có một góc bằng .” là mệnh đề đảo của mđ trên.
Nhận xét tính đúng sai của hai mệnh đề vừa phát biểu?
HS nhận ra cả hai mđ đều đúng.
Nhận ra tính chất này đã được học từ cấp 2. ĐG qua SP
Biết được 2 mđ đều đúng.
ĐG mức độ nhớ bài
Mệnh đề là mệnh đề đảo của mệnh đề .
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả
Nêu yêu câu hỏi, Gọi 2 hs TL
Thảo luận trong cùng bàn
Cá nhân
GV chốt: Nếu mệnh đề và mệnh đề đều đúng (sai) ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương, kí hiệu đọc là “Q tương đương P”; “P là điều kiện cần và đủ để có Q”; “P nếu và chỉ nếu Q”; “P khi và chỉ khi Q”. 
Luyện tập GV nêu bài tập và yêu cầu làm câu b 
Để giúp HS nhận ra” 
Đánh giá cuối nội dung từ bài luyện tập trên, qua câu trả lời của HS, GV nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, từ đó HD thêm.
HĐ 5. Kí hiệu ", $ (7 phút)
Mục tiêu
Tổ chức HĐ
Sản phẩm học tập
Phương án đánh giá
Y5 Y7
(2)
(3)
Nhắc lại đầu bài ta có câu phát biểu “Tất cả các loài chim đều biết bay.”. Cụm từ “Tất cả” trong toán học được biểu thị bằng kí hiệu và phát biểu sai vì có một số loài chim không biết bay. Giới thiệu qua nội dung mới.
Mệnh đề A: “Bình phương của mọi số thực đều không âm.” có thể viết như sau “”, kí hiệu đọc là “với mọi” . Hỏi hs tính Đ-S của A?
Yêu cầu hs thực hành với mệnh đề B: “Mọi số nguyên cộng 1 đều lớn hơn chính nó” . XĐ tính Đ-S của mđ B.
A là mđ Đ.
B: “
” là mđ đúng
Hs biết làm tương tự VD; biết chuyển ngôn ngữ giao tiếp thành ngôn ngữ toán.
ĐG sp học tập.
Mệnh đề C: “Có một số nguyên mà bình phương của nó bằng chính nó.” Có thể viết lại như sau “”, kí hiệu $ đọc là “tồn tại”, “có”, “có một”, “tồn tại ít nhất một”.
Yêu cầu hs áp dụng với mệnh đề D: “Có một số chia hết cho 2 và 6 nhưng không chia hết cho 12”. XĐ tính Đ-S của mđ D.
Cho VD.
Xét tính Đ-S của mđ D.
D: “
” là mđ đúng
VD số 6 chia hết cho cả 2 và 6 nhưng không chia hết cho 12
ĐG qua câu trả lời của hs.
ĐG mức độ hiểu sâu và rộng qua việc tìm ra VD.
GV giới thiệu mệnh đề phủ định của A và C là và . Phát biểu hai mệnh đề này thành lời.
Phủ định mđ B và D. Xét tính Đ-S của ,.
sai, sai.
HS biết chuyển ngôn ngữ toán thành ngôn ngữ giao tiếp cho trôi chảy.
GV chốt: Mệnh đề “” SAI khi chỉ ra được một phần tử để SAI.
	Mệnh đề “” ĐÚNG khi chỉ ra được một phần tử để ĐÚNG.
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả
HS thảo luận với bạn cùng bàn.
Gọi hs trả lời câu hỏi, yêu cầu và hs khác nhận xét.
Viết ra kết quả, trao đổi với bạn, XP trả lời.
: “Tồn tại số thực mà bình phương của nó là số âm”.
: “Với mọi số nguyên bình phương của nó đều khác chính nó”.
Cá nhân bc sp
Tập thể còn lại theo dõi và bổ sung để hoàn chỉnh kiến thức.
Đánh giá cuối nội dung học qua hình thức BÀI TẬP, tại lớp học (2 câu), về nhà (các câu còn lại) (tùy theo đặc điểm tình hình của lớp mà yêu cầu số lượng).
Tiêu chí đánh đánh giá cho Bài tập
Hiểu, đọc được cách các kí hiệu toán học.
NL GTTH
Dùng ngôn ngữ thông thường để diễn tả mệnh đề toán học.
Xác định đúng tính chất Đ-S của mỗi mđ.
NL GQVĐ
Lập được mđ phủ định, tìm được VD để chứng minh tính Đ-S của mđ.
Các mục NC là phần mở rộng, nâng cao cho những lớp, học sinh có năng lực học giỏi toán rèn thêm khi về nhà.
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ THEO HÌNH THỨC
BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Thời gian làm bài: 15 phút. Địa điểm làm bài: tại lớp. Đối tượng: cả lớp.
Nếu hs được dùng điện thoại thì dùng Nearpod, Khoot để tổ chức kiểm tra.
Câu 1.Câu nào sau đây là một mệnh đề?
A. Bạn học trường nào?	B. Số 12 là số chẵn.	C. Hoa hồng đẹp quá!	D. Học Toán rất vui!
Câu 2.Câu nào sau đây là một mệnh đề?
A. 151 là số chẵn phải không?	B. Số 27 là số lẻ.	C. là số chẵn.	D..
Câu 3. Câu nào sau đây là mệnh đề?
(I) ; 	(II) ; 	(III) .
A. Chỉ (I) và (II)	B. Chỉ (I) và (III)	C. Chỉ (II) và (III)	D. Cả (I), (II) và (III)
Câu 4. Tìm để mệnh đề chứa biến : “ là số tự nhiên thỏa mãn” đúng.
A.	B.	C.	D.
Câu 5. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?
A.	B.	C.	D.
Câu 6. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A.	B.	C.	D.
Câu 7. Với giá trị nào của biến sau đây, mệnh đề chứa biến : “” là mệnh đề đúng?
A.	B.	C.	D.
Câu 8. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
A. Một tam giác là vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại.
B. Một tam giác đều khi và chỉ khi nó có 2 đường trung tuyến bằng nhau và 1 góc bằng .
C. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau.
D. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi nó có 3 góc vuông.
Câu 9. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo sai?
A. Tam giác ABC cân thì tam giác đó có 2 cạnh bằng nhau.
B. Số tự nhiên chia hết cho 6 thì chia hết cho 2 và 3.
C. Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì AB song song với CD.
D. Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì .
Câu 10. Cho hai mệnh đềA và B. Xét các câu sau:
(I) Nếu A đúng và B đúng thì mệnh đề đúng.	
(II) Nếu A đúng và B sai thì mệnh đề đúng.
(III) Nếu A sai và B đúng thì mệnh đề đúng.
(IV) Nếu A sai và B sai thì mệnh đề đúng.
Trong các câu trên, câu nào sai?
A. (I)	B. (II)	C. (III)	D. (IV)
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
B
D
C
C
C
D
C
C
B
RÚT KINH NGHIỆM
	Duyệt của BGH
Duyệt của tổ chuyên môn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP
@&?
Thời gian thực hiện: 2 tiết.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nhận biết các khái niệm cơ bản về tập hợp.
- Thực hiện các phép toán trên tập hợp và vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tiễn.
- Sử dụng biểu đồ Ven để biểu diễn tập hợp và các phép toán trên tập hợp.
2. Năng lực:Năng lực tư duy và lập luận Toán học; Năng lực giao tiếp Toán học; Năng lực giải quyết vấn đề Toán học.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tập hợp, qua đó giải quyết được các bài toán thực tiễn về tập hợp và hình thành kiến thức nền cho một số kiến thức khác.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bài tập hợp.
- Trung thực trong hoạt động động nhóm và giải quyết vấn đề.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- KHBD, SGK.
- Máy chiếu, tranh ảnh.
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Dẫn nhập vào bài học, tạo hứng thú cho học sinh.
- Nội dung: 
- Sản phẩm: Có 2 thành viên vắng mặt trong cả hai chuyên đề.
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu hình vẽ kèm câu hỏi, gọi học sinh trả lời.
+ Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời.
+ Báo cáo kết quả: GV gọi một đến hai HS trả lời. 
+ Nhận xét, đánh giá: Chốt lại kết quả, dẫn dắt vào bài.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. KHÁI NIỆM TẬP HỢP
a)Mục tiêu: 
- Hiểu được khái niệm tập hợp, biết quan hệ phần tử thuộc hoặc không thuộc một tập hợp.
- Biết cách xác định một tập hợp bằng cách liệt kê phần tử, nêu tính chất đặc trưng các phần tử và biết dùng biểu đồ Ven để minh họa tập hợp.
- Hiểu được khái niệm và ký hiệu của tập rỗng.
b) Nội dung: GV yêu cầu trả lời câu hỏi trong phiếu học tập đã cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
H1: Hãy nêu cách cho tập hợp, nêu khái niệm tập hợp rỗng và kí hiệu?
H2: Hãy nêu khái niệm tập hợp con? Cho ví dụ minh họa?
H3: Hãy nêu khái niệm hai tập hợp bằng nhau?
Sơn và Thu viết tập hợp các số chính phương nhỏ hơn 100 như sau:
Sơn: 
Thu: là số chính phương; 
Hỏi bạn nào viết đúng?
c) Sản phẩm:
1. Các khái niệm cơ bản về tập hợp
TL1: Cách xác định tập hợp (Có 2 cách)
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp đó. 
Cách 2: Nêu tính chất đặc trưng các phần tử 
Tập hợp không chứa phần tử nào gọi là tập rỗng, ký hiệu . 
TL2: Tập là tập hợp con của tập nếu mọi phần tử của đều thuộc Ký hiệu .
Ví dụ
 thì .
TL3:Hai tập hợp và được gọi là bằng nhau nếu và . Ký hiệu 
Sơn và Thu đều viết đúng
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
- GV trình chiếu phiếu học tập đã giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi theo nhóm.
Thực hiện
 - HS trả lời
 Nhận xét và trả lời các câu hỏi vấn đáp của giáo viên
Báo cáo thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả theo nhóm 
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo 
- Chốt kiến thức về vác cách xách định tập hợp,biểu đồ Ven, khái niệm tập hợp rỗng, số phần tử của tập hợp, tập hợp con, quy ước tập rỗng là con của mọi tập hợp , hai tập hợp bằng nhau.
Hoạt động Luyện tập các khái niệm cơ bản về tập hợp
a)Mục tiêu:Học sinh nắm được các khái niệm cơ bản về tập hợp.
b)Nội dung:
Cho tập hợp . Xét các mệnh đề sau đây:
: “”.
: “”.
: “”.
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng
	A. đúng.	B. đúng.	C. đúng.	D. đúng
Cho tập hợp gồm các số tự nhiên có một chữ số và chia hết cho 3. Khi đó tập hợp viết theo cách liệt kê các phần tử của tập hợp là:
	A. 	B.	
	C.và 	D. và .
Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập rỗng?
A. .	B. .
C. .	D. 
Cho . Khi đó:
	A. 	B.	C.	D.
Cho. Trong các khẳng định sau, khẳng địng nào sai?
A. 	B. 	C. 	D. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d)Tổ chức hoạt động:
Bước1:Chuyển giao
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu trắc nghiệm thông qua trò chơi “ Chọn ô số may mắn”, từ kết quả của hoạt động đưa ra chú ý.
Giáo viên nêu luật chơi và tổ chức chức cho học sinh chơi: Trò chơi có 6 ô số, 5 ô ứng với 5 câu hỏi, và một ô may mắn. Chọn 6 bạn tham gia trò chơi, mỗi bạn chọn ngẫu nhiên 1 ô, câu hỏi tương ứng sẽ hiện ra, cả lớp cùng thực hiện, sau 1 phút nếu người chơi không có câu trả lời đúng thì học sinh khác được quyền trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nắm được luật chơi và tham gia tích cực.
Trong trường hợp học sinh trả lời đúng thì giải thích nhanh vì sao, trong trường hợp học sinh trả lời sai thì giáo viên chú ý chỉnh sửa.
Hoạt động 2.2. Các tập hợp số
A. Các tập hợp số
a) Mục tiêu: Nắm được mối quan hệ giữa các tập hợp số.
 Nắm được các tập con thường dùng của R.
b) Nội dung: . 
H1: Nêu các tập hợp số đã học và nêu mối quan hệ giữa chúng?
 Minh họa bằng biểu đồ Ven.
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
- GV trình chiếu hình câu hỏi.
Thực hiện
 - HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ
 - Nhận xét và trả lời các câu hỏi vấn đáp của giáo viên
Báo cáo thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
 - Chốt kiến thức về các tập hợp số và mối quan hệ giữa chúng.
B. Các tập con thường dùng của R
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được tên gọi, kí hiệu khoảng, đoạn, nửa khoảng và biểu diễn chúng trên trục số.
b. Nội dung: Học sinh làm trên phiếu học tập.
GHÉP MỘT HÀNG Ở CỘT 1 VÀ MỘT HÀNG Ở CỘT 2 ĐỂ ĐƯỢC MỆNH ĐỀ ĐÚNG
Cột 1
Cột 2
Đáp án
1.c
c. Sản phẩm: Bảng đáp án.
d. Tổ chức thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ : 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhẩmtính chất trong SGK, ghi nhớ và thực hiện bài tập củng cố: ghép các ý ở cột thứ nhất với các ý ở cột thứ 2 để được mệnh đề đúng, ghi đáp án theo mẫu vào giấy. Hai cặp nhanh nhất sẽ lên bảng viết đáp án vào vị trí đã quy định. Hết giờ, các cặp khác dừng hoạt động và nhận xét kết quả.
+Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh đọc SGK và ghi nhớ
Học sinhhoạt động cặp tìm đáp án, giáo viên quan sát.
Giáo viên và học sinh kiểm tra và chuẩn hoá kết quả.
+ Báo cáo, thảo luận
+. Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện hoạt động (dựa trên yêu cầu về sản phẩm học tập cần hoàn thành): Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động của học sinh, động viên khuyến khích cặp đôi đạt kết quả đúng.
C. Luyện tập cho hoạt động B
a. Mục tiêu:Nắm được kiến thức về khoảng, đoạn, nửa khoảng.
b.. Nội dung: 
CH: Viết các tập hợp sau dưới dạng các khoảng, đoạn, nửa khoảng trong rồi biểu diễn trên trục số:
c. Sản phẩm: Bài tập đã có đầy đủ lời giải.
TL: 
	.
d.Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao: Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân giải bài tập (3p) sau đó làm việc theo nhóm (2 phút) để thống nhất lời giải, sau đó cử ra một học sinh đại diện trình bày lại lời giải ra phiếu chung của nhóm, yêu cầunhóm nào nhanh nhất thì mang bài lên bảng để trình chiếu và yêu cầu hs của nhóm đó thuyết trình giải thích, hết giờ các nhóm khác chuyển bài để chấm chéotheo biểu điểm giáo viên cung cấp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên,
Giáo viên quan sát và hỗ trợ, nếu học sinh được hỏi chưa có câu trả lời thì phải gợi ý hỗ trợ luôn.
Hết giờ các nhóm khác chuyển bài để chấm chéo, học sinh các nhóm còn lại theo dõi góp ý, chỉnh sửa bài trên bảng . 
Sau khi chấm chéo xong giáo viên nhận xét về quá trình làm việc và thái độ làm việc của các nhóm, khuyến khích hoặc nhắc nhở các nhóm, có thể thêm điểm khuyến khích với các nhóm hoạt động tích cực.
Trường hợp có nhóm làm sai nhiều thì yêu cầu trình chiếu bài của nhóm đó, và yêu cầu nhóm chấm giải thích vì sao trừ điểm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS đại diện trình bày lại lời giải.
Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
Bước 4: Kết luận:
GV nhận xét, đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng trong các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.3. Các phép toán trên tập hợp
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm và xác định phép toán giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
b) Nội dung: . 
CH1: Trong tình huống mở đầu, gọi A là tập hợp những thành viên tham gia Chuyên đề 1, B là tập hợp những thành viên tham gia Chuyên đề 2.
Hãy xác định tập hợp X gồm những thành viên tham gia cả hai chuyên 1 và 2.
Hãy xác định tập hợp Y gồm những thành viên tham gia chuyên đề 1 hoặc chuyên đề 2.
Hãy xác định tập hợp Z gồm những thành viên chỉ tham gia chuyên đề 1 mà không tham gia chuyên đề 2.
CH2: Cho hai tập hợp , , 
Hãy xác định các tập hợp 
; ; ; .
Tìm phần bù của E trong D.
CH3: Cho hai tập hợp , .
Biểu diễn tập hợp ; trên trục số.
; ; .
Tìm phần bù của M trong .
c. Sản phẩm:
TL1: Câu trả lời của HS.
Chốt kiến thức về giao, hợp, hiệu của 2 tập hợp.
a. Giao của hai tập hợp
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của hai tập hợp A và B. Ký hiệu: A Ç B.
Vậy A Ç B = {x| x Î A và x Î B}.
b. Hợp của hai tập hợp
Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của hai tập hợp A và B. Ký hiệu: A È B
Vậy: A È B = {x| x Î A hoặc x Î B}
c. Hiệu của hai tập hợp
 Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B được gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu: A \ B
 Vậy: A \ B = {x| x Î A và x B}.
Khi thì được gọi là phần bù của B trong A. Kí hiệu 	
Vậy {x| x Î A và x B}.
TL2: Câu trả lời của HS.
TL3: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức hoạt động:
CH2:
Chuyển giao
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân giải bài tập (5p)
Thực hiện
- HS thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
- GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn HSthực hiện CH2.
Báo cáo thảo luận
- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày.
- HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
CH3:
Chuyển giao
- Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm.
Thực hiện
- HS thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
- GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhómthực hiện CH3.
Báo cáo thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Các HS theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
(Lồng vào quá trình học).
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a)Mục tiêu: Giải quyết một số bài toán vận dụng kiến thức về tập hợp trong thực tế 
b) Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP 
+ Vận dụng 1. Mỗi học sinh của lớp đều biết chơi cờ tướng hoặc cờ vua, biết rằng có em biết chơi cờ tướng, em biết chơi cờ vua, em biết chơi cả hai. Hỏi lớp có bao nhiêu em chỉ biết chơi cờ tướng, bao nhiêu em chỉ biết chơi cờ vua? Sĩ số lớp là bao nhiêu?
+ Vận dụng 2. Lớp 10B có học sinh, trong đó có học sinh thích học môn Ngữ văn, học sinh thích học môn Toán, học sinh thích học môn Lịch sử, học sinh không thích môn học nào, học sinh thích cả ba môn. Hỏi số học sinh chỉ thích một môn trong ba môn trên là bao nhiêu?
c) Sản phẩm: Sản phẩm trình bày của 4 nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 2, yêu cầu HS làm vận dụng 1, vận dụng 2 chuẩn bị ở nhà.
HS:Nhận nhiệm vụ,
Thực hiện
HS thực hiện nhiệm vụ .
Chú ý: Việc tìm kết quả tích phân có thể sử dụng máy tính cầm tay
Báo cáo thảo luận
HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
 Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh. Chốt công thức tính số phần tử của hợp hai tập hợp.
- Hướng dẫn HS về nhà tự xây dựng tổng quan kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
*Hướng dẫn làm bài
+ Vận dụng 1
Ta có biểu đồ VEN như sau:
Dựa vào biểu đồ VEN ta suy ra 
+) Số học sinh chỉ biết chơi cờ tướng là: .
+) Số học sinh chỉ biết chơi cờ vua là: .
+) Sĩ số lớp là: .
+ Vận dụng 2
Ta vẽ biểu đồ VEN như sau:
Gọi lần lượt là số học sinh chỉ thích các môn Ngữ văn, Lịch sử, Toán
	 là số học sinh chỉ thích hai môn Ngữ văn và Toán.
	 là số học sinh chỉ thích hai môn Lịch sử và Toán
	 là số học sinh chỉ thích hai môn Ngữ văn và Lịch sử.
Số học sinh thích ít nhất một trong ba môn là .
Dựa vào biểu đồ VEN ta có hệ phương trình sau: 
Cộng vế theo vế của ba phương trình lại ta được phương trình:
.
Kết hợp với phương trình thứ ta được .
Vậy số học sinh học sinh chỉ thích một môn trong ba môn trên là.
CHƯƠNG II: BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
BÀI 3: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Biết biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.
- Vận dụng kiến thức về bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận Toán học: xuyên suốt bài học
- Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực tự mô hình hóa Toán học: Thông qua các bài toán thực tiễn (bài toán tình huống mở đầu vé xem phim, bài toán chi phí thuê xe )
- Năng lực giao tiếp Toán học: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. 
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - Kiến thức về bất phương trình bậc nhất và cách vẽ đường thẳng có dạng . 
 - Máy chiếu.
 - Bảng phụ, phấn, thước kẻ.
 - Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
a) Mục tiêu: Tiếp cận với bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản để hình thành kiến thức mới.
b) Nội dung:GV hướng dẫn, tổ chức học sinh tìm tòi các kiến thức mới liên quan bài học.
H1- Giáo viên giới thiệu bài toán thực tế có liên quan đến sự tối ưu để khơi gợi cho học sinh sự tò mò, khám phá vấn đề.
H2- Giáo viên hướng dẫn lời giải phần đầu cho học sinh để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình bâc nhất hai ẩn, cũng như tìm

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_10_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_1_me.docx